Xuyên Đến Năm Mất Mùa, Ta Trở Thành Mẹ Chồng Cực Phẩm

Chương 910: Du lịch thôn Đại Hà (2)

Nhóm thư sinh nhìn thấy cảnh đẹp bậc này nhịn không được ngâm thơ đối thơ, thậm chí còn có người bắt đầu vẽ tranh.
Một buổi sáng đã trôi qua như vậy, bên phía nhà ăn đã chuẩn bị xong cơm trưa phong phú từ sớm, bữa trưa nhóm người này đặt trước là yến tiệc hoa sen nghĩa là tất cả món ăn đều có liên quan đến hoa sen. Những món ăn này đều do Trình Loan Loan mô tả bằng miệng, Văn thị thử nghiệm rất nhiều lần mới làm ra được, hương vị vô cùng thơm ngon, nhóm thư sinh kia ăn ngấu nghiến sạch sẽ từng món một, thậm chí còn chưa thỏa mãn.
Buổi chiều bố trí một hoạt động khác là lên núi săn bắn.
Thợ săn Triệu đã khoanh vùng một khu vực, còn thả một vài con gà rừng, thỏ hoang vào trong khu vực đó, mục đích là làm cho nhóm thư sinh được vui chơi thỏa thích.
Mấy con gà rừng, thỏ hoang đó đều do nhà thợ săn Triệu nuôi, đã sớm ù lỳ chậm chạp, ngồi xổm tại chỗ không thèm động đậy.
Thư sinh nho nhã yếu ớt cầm cung tên bắn ra.
"Ta bắn trúng rồi."
"Ha ha ha, ta bắt được một con thỏ."
"Con gà rừng này do ta bắt được, của ta."
"...."
Có thể nói những thư sinh này chưa từng được vui sướng thoải mái như vậy.
Từ trên núi đi xuống, những con mồi bắt được sẽ có người trong thôn giúp đỡ xử lý, những thư sinh đó lại đi dạo chợ.
Trong khu chợ nho nhỏ, sản phẩm được buôn bán không đầy đủ lắm nhưng lại có rất nhiều món đồ chơi nhỏ xinh mà bọn họ chưa thấy bao giờ, ví dụ như đồ chạm khắc tre, hàng mây tre lá, tượng điêu khắc gỗ linh tinh.
"Chuồn chuồn tre này đẹp đấy, mang về cho muội muội ta."
"Cây trâm gỗ này thoạt nhìn không kém trâm ngọc là mấy, bao nhiêu tiền? Ta lấy."
"Chu huynh, một đại nam nhân như huynh mua trâm làm gì, có phải lén lút qua lại với tiểu thư nhà nào không?"
"Nói hươu nói vượn, ta mua tặng cho nương ta. Còn có chiếc khăn này cũng không tồi, lấy hai cái, nương và muội muội ta mỗi người một cái."
Các thôn dân quả thật không ngờ lại có người thật sự sẵn lòng mua mấy thứ đồ này, cả đám càng hăng say chào hàng.
"Nào nào nào, nước hoa sen, năm văn tiền một chén, số lượng không nhiều lắm, tới trước được trước."
Một giọng nói non nớt vang lên.
Mọi người nhìn qua, chỉ thấy hai tiểu nha đầu chưa tới mười tuổi hét to ở đầu đường, trước mặt các nàng bày một cái bàn, trên bàn đặt mấy cái chén, dưới đáy chén có thức uống, là màu hồng phấn, bên cạnh chén là một phiến lá sen to, còn có một đóa sen đang vươn mình, hai thứ để chung làm cho thức uống kia thoạt nhìn vừa mê người vừa ngon miệng.
Từng người một trong nhóm thư sinh sải bước qua:
"Cho một chén."
Người dọn quầy không phải ai khác mà chính là Đông Hoa và Thu Hoa.
Hai tháng trước khi Tào Oánh Oánh gả vào nhà đã chuẩn bị lễ gặp mặt cho hai nha đầu. Hai nha đầu dự tính giữ số tiền đó lại để buôn bán.
Hai người nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng quyết định nghiên cứu quyển sách dạy nấu ăn mà đại bá nương mang về từ Hồ Châu kia, trong đó có nhắc tới cách pha chế thức uống.
Vì để học được mà mỗi ngày hai người đều đi theo Nhị Vượng đọc sách nhận biết chữ, cuối cùng cũng có thể đọc hiểu quyển sách dạy nấu ăn kia. Nhưng lại phát hiện rất nhiều nguyên liệu vốn không có ở thôn Đại Hà, nếu muốn mua thì phải tiêu không ít tiền. Hai nha đầu đều tiếc nuối không muốn tiêu tiền, vì thế việc này bị gác lại ngày này qua ngày khác.
Nhưng bây giờ cơ hội kiếm tiền tốt như vậy bày ra trước mắt, hai nàng bàn bạc rồi tự mình nghiên cứu ra món nước hoa sen.
Thư sinh dẫn đầu mua một chén, nhấp một ngụm, không ngừng gật đầu:
"Thật ngọt, hương vị ngon đấy."
Hắn vừa nói như vậy, những người đi theo phía sau đều bỏ tiền mua.
Đông Hoa đã hỏi thăm trước, hôm nay tổng cộng có mười sáu người đến nên nàng cũng chuẩn bị xấp xỉ mười bảy, mười tám bát, bán hết toàn bộ, tổng cộng lời tám mươi văn tiền.
Hai nha đầu liếc nhìn nhau, trong mắt đều chứa sự phấn khởi, đây chính là việc làm ăn không cần vốn liếng, một ngày tám mươi văn, một tháng là hơn hai lượng bạc.
Hai người thu dọn gọn gàng mọi thứ rồi về nhà, mới vừa bước vào cổng nhà thì chợt nghe thấy tiếng gầm gừ của Triệu lão thái thái:
"Trời đánh, đường ta khóa trong ngăn tủ đã bị kẻ không biết xấu hổ nào trộm mất rồi...."
Bạn cần đăng nhập để bình luận