Tiêu Diêu Du

Chương 357: Nhà trọ Quy Lai




Chương 520: Quỷ Môn quan.
Thị trấn Hoa Âm, tại nơi này nhà trọ còn chưa phổ biến, bởi vì đây là nơi xung yếu giao thông bắc nam, cũng chỉ có một nhà trọ.
Tống lão thực đánh xe cõng Tô Hữu Đạo vào nhà trọ, yêu cầu một căn phòng hảo hạng.
Ông ta hơi hối hận cho vụ làm ăn này. Tô Hữu Đạo có tiền nhiều, cũng đủ cho ông ta kiếm được tiền một năm ở thành Bồ Châu, cho nên ông ta mới vui vẻ nhận vụ làm ăn này, giao tiền cho vợ cất kỹ, vội vàng xe ngựa lên đường.
Nhưng ai biết vị Tô tiên sinh này lại bị ốm, hai ngày đầu còn đỡ, chỉ hơi mệt mỏi, ai ngờ trên đường đi, bệnh tình lại càng ngày càng nghiêm trọng. Tống lão thực bối rối, nếu Tô tiên sinh chết ở nửa đường, ông ta có miệng cũng không thể nói rõ được.
Tống lão thực lấy một xâu tiền trong túi của Tô tiên sinh, thuyết phục chưởng quầy nhà trọ đang không muốn cho người bệnh vào trọ đồng ý, cõng Tô Hữu Đạo vào phòng, lại vò đầu ngẫm nghĩ một chút, rồi đi vào huyện tìm đại phu.
Vị đại phu xem bệnh tình của Tô Hữu Đạo xong thì lắc đầu, nói y bệnh không rõ, chi bằng cứ tĩnh dưỡng cho tốt, nếu tiếp tục lên đường chỉ sợ sẽ đi đời nhà ma, sau đó kê ra một đống đơn thuốc.
Tống lão thực tiếp tục dùng tiền của Tô Hữu Đạo nhờ tiểu nhị trong điếm đi bốc thuốc theo đơn, lát sau trong phòng Tô Hữu Đạo đầy mùi thuốc đông y, mãi không tiêu tan.
Tô Hữu Đạo được Tống lão thực đút một bụng thuốc, lại tiếp tục hôn mê sâu. Tống lão thực quá mệt mỏi liền trải chăn đệm nằm dưới đất định nghỉ ngơi một chút, lại nghe được Tô Hữu Đạo vì sốt cao mê sảng không ngừng, cái gì Thái tử, Hoàng đế, từ từ mà vào, thắng lợi... nằm ở…
Tống lão thực quá sợ hãi, Tô tiên sinh này hiển nhiên sắp chết rồi, cho nên mới mê sảng nói năng lung tung như thế, y thật sự sắp chết rồi…
Tống lão thực rất thành thật, chưa từng kinh qua cái gì, gan cũng nhỏ, ông ta chỉ là một người đánh xe mà thôi. Vừa nghĩ tới người chết phải báo quan ti, phải đi quan phủ, phải đợi người nhà của Tô tiên sinh đến, còn phải trả lời các nghi vấn của họ, ông ta chỉ sợ không làm được.
Tống lão thực vì quá sợ hãi mà sực nhớ ra, bởi vì vấn đề chưởng quỹ không cho phép Tô tiên sinh vào ở mà nói dối, kết quả cuối cùng quên đăng ký quê quán, tính danh của y, lập tức thở phào nhẹ nhõm. Vì thế, ông ta miệng thì nói đi đón đại phu, nhưng lại vội vàng lấy xe ngựa của mình, lén bỏ đi.
Chưởng quỹ nhà trọ dậm chân mắng chửi đến tận trưa, mắng mệt rồi thì đi tìm phường chính đến làm chứng, chứng minh Hữu Đạo thực sự là người bệnh bị khách bỏ lại, chứ mình không hề liên quan đến, sau đó mới bịt mũi đẩy một tiểu nhị đến, xem Tô Hữu Đạo còn sống không.
Tống lão thực là người thành thật, cũng không lấy luôn túi tiền của Tô Hữu Đạo đi, trong túi tiền có mấy thỏi vàng bạc, đủ để trả tiền ở của y, cho nên chưởng quỹ không phải lo phải mất trắng tiền nghỉ, chỉ lo lắng vị Tô tiên sinh kia đang ở ngưỡng Quỷ Môn quan không cẩn thận đi đời nhà ma.
Quỷ Môn quan, là một trong tam quan ở eo sông Tam Môn.
Tương truyền khi Đại Vũ trị thủy đục Long Môn, mở Để Trụ, tạo thành ba đạo khe sông “Nhân môn", "Quỷ môn", "Thần môn". Tam Môn eo sông được gọi từ đây. Đoạn thủy vực ở đây cực kỳ hung hiểm, nghe nói chia đều mỗi lần qua ba thuyền thì sẽ chìm một chiếc.
Trên thực tế mặc dù không có khoa trương như vậy, nhưng muốn qua eo sông Tam Môn hung hiểm như nào có thể nghĩ.
Nhưng từ trước đến nay số thuyền vẫn chưa vì vậy mà giảm bớt.
Bởi vì chuyến thuyền đi chỉ cần thành công một lần thu hoạch sẽ rất dày, cũng đủ để chống đỡ mọi tổn thất do thuyền hủy người vong, mạng người không đáng giá một xu.
Hàng hóa, nhất là lương thực, thì thủy đạo chính là tuyến cung cấp trọng yếu.
Bởi vì Quan Trung tuy có bình nguyên, cũng giàu có và đông đúc nhưng dù sao nhỏ hẹp, dung lượng hữu hạn, một khi nhân khẩu bành trướng vượt qua khả năng chịu tải của nó, hoặc là gặp phải nạn hạn hán sinh ra thiếu lương thực, sẽ rất khó thỏa mãn được nhu cầu địa phương.
Mà càng thịnh thế, nhân khẩu càng nhiều, nhân khẩu càng nhiều, lương thực mà địa phương có thể cung cấp càng eo hẹp, nếu từ Ba Thục vận lương, cần vượt qua hai tòa núi lớn Tần Lĩnh và Ba Sơn, đơn giản như nào có thể nghĩ, cho nên thủy đạo trọng yếu hơn nhiều. Trên thực tế thời triều Tùy, Quan Trung khi là đô thành đất đai thiếu lương thực đã hiển hiện ra rồi. Tùy Văn Đế từng bởi vì Quan Trung không có lương thực mà chạy đến Lạc Dương ở tạm, Tùy Dương đế lại đem đô thành chuyển đến Lạc Dương, chính là giải quyết vấn đề này, chứ không phải Lạc Dương là nơi phồn hoa như các tiểu thuyết gia nói đến.
Quan Trung lúc này là trung tâm quyền lực của đế quốc khổng lồ, ngoại trừ quan lại nhân khẩu còn có quân đội trú đóng, tiêu hao lương thực càng nhiều, cho nên thương đạo này tuy rằng hung hiểm, nhưng cũng hết sức phồn thịnh. Thời đại Lý Thế Dân còn tốt, những đế vương sau này thường xuyên phải từ Trường An chạy tới Lạc Dương, chính là vì vấn đề lương thực.
Đến thời Cao Tông, Quan Trung gặp nạn đói, Cao Tông phái Thái Tử đóng giữ Trường An, bản thân mình thì dẫn đại đội nhân mã đến Lạc Dương tìm “lương thực”. Bởi tình huống khẩn cấp, xuất hành gấp gáp, nhân viên tùy tung của Hoàng đế không ngờ có người nửa đường đói chết, có thể thấy được tình trạng thiếu lương thực trầm trọng như nào.
Thảm nhất chính là thời kì Đường Đức Tông, kho lúa Quan Trung rỗng tuếch, cấm quân không có lương thực mà sắp làm phản. Đúng lúc mấu chốt thì có lương thực vận chuyển đến, Đức Tông Hoàng Đế mừng rỡ chạy đến Đông cung nói với Thái tử:
- Cha con ta được sống rồi!
Đường đường thiên tử, lại chỉ nghĩ cho bản thân, cho nên sau đó Trường An lại xuống dốc, không quan hệ đến gì khác, cũng chỉ bởi vì điều kiện và địa lý vận chuyển lúc đó đã không thể tiếp tục hỗ trợ đô thành.
Mà Quan Trung lúc này vẫn còn có thể, có cổ đạo Hoàng Hà vận chuyển cũng cơ bản đã thỏa mãn nhu cầu cung chấp cho đô thành. Cả đường đi, thuyền xuống đông lên tây nối liền không dứt, trải qua một vài vùng đầm lầy thì đã nhìn thấy thiên nga trắng từng đàn từng đàn bay tới tránh đông.
Quân sĩ trên thuyền có người rảnh rỗi lấy cung tên ra bắn chim, có điều thuyền dập dềnh trên sông, dù có bắn được chim nhưng không thể mang lên thuyền được.
Sau khi Lý Ngư phát hiện ra tình trạng này thì giận tím mặt, bắt một quân sĩ phạt ba ngày không được ăn cơm, mà cung tiễn kia thì phạt tội tự ý lấy khí giới quân đội dùng chưa được cho phép mà đánh mỗi người hai mươi quân côn. Khi đó sinh thái đời sau không thể so sánh nổi, đời sau thiên nga trắng cũng chỉ có hơn vạn, mà lúc này chỉ sợ hơn mười vạn, bắn chết một vài con thật sự không coi vào đâu, cho nên các quân sĩ thấy Lý tổng quản giận giữ như thế thì nghĩ là hắn trị quân nghiêm khắc, chứ không ngờ trong xương cốt của hắn có dòng máu bảo vệ động vật quý rồi.
- Sắp qua eo sông Tam Môn rồi đúng không?
Lý Ngư giữ chặt áo phao cứu sinh tự chế mặc trong người, trong lòng lo sợ.
Một Hành quân Tư mã nói:
- Đúng ạ. Lý tổng quản, quân ta chiến hạm khổng lồ, cần phải qua Tam quan này, rất hung hiểm đó ạ. Hơn nữa đêm qua thượng du có mưa to, nước dâng lên gấp đôi rồi. Nếu chúng ta đợi, đợi cho nước rút bớt đi, có thể đảm bảo hung hiểm giảm bớt …
Lý Ngư nói:
- Nước lũ này bao lâu thì sẽ rút?
Hành quân Tư mã nói:
- Một ngày một đêm, đợi đến giờ này ngày mai hẳn sẽ trở về bình thường.
Lý Ngư lắc đầu:
- Không được. Lý Tích Đại tướng quân kị binh nhẹ xuất quan, tiến lên thần tốc, nếu chúng ta chờ hết một ngày, chỉ sợ sẽ đến sau họ. Giờ cũng không biết tình huống bên Tề vương như thế nào, không thể kéo dài được. Dặn dò xuống dưới, chuẩn bị xông qua tam quan, yêu cầu các tướng sĩ giữ vững tinh thần.
Hiệu lệnh của Lý Ngư vừa truyền xuống, cờ hiệu và tù và vang lên, trước sau các thuyền lập tức hành động, trên thuyền đều là thủy thủ quân sĩ để căng thẳng, Lý Ngư theo bản năng lại sờ sờ vào áo phao cứu sinh của mình. Nếu như là ca nô sắt thép đời sau, hắn không cần căng thẳng như này, nhưng thuyền của thời đại này, hắn thật sự không lo không được.
Thương thuyền phía sau đã bắt đầu chuẩn bị tiến vào eo sông Tam Môn, hàng hóa được buộc chặt, cố định lại cho chắc chắn, nhóm khách trên thuyền cũng trở lại khoang, đề phòng thuyền bị va chạm.
La Bá Đạo lại chạy tới để ý Khoáng Tước Nhi, y đã nhận định nàng là La phu nhân, sao không thể quan tâm cơ chứ.
- Tước Nhi, cô không cần lo lắng. La mỗ bát tự rất mạnh, cô chỉ cần ở bên cạnh ta đảm bảo là an toàn…
La Bá Đạo mới nói đến đây, thuyền và thuyền đối diện đi tới sượt qua nhau, sóng bắn vọt lên cao, thân tàu lắc lư mạnh, La Bá Đạo chân không vững kêu lên một tiếng ngã ra bên trái, cả người bay ra ngoài mép thuyền.
May mắn Tước Nhi xông lên, chân trụ vững, tay giơ ra nắm được cổ chân của La Bá Đạo.
La Bá Đạo mặt trắng bệch, luống cuống bò lại vào thuyền, cũng không dám đứng lên, ngồi tại chỗ lẩm bẩm:
- Ôi nguy hiểm quá, nguy hiểm quá! Lão La ta không biết bơi, nếu bị rơi xuống thì chết chắc rồi.
Khoáng Tước Nhi lúc này đã cởi giầy, đôi chân trắng như tuyết đứng vững vàng trên boong thuyền, tức giận quát:
- Mau cút về phòng đi, tìm vật cố định nào đó bám chắc lấy, không có việc gì thì đừng có đi ra.
- Ơ được được, nghe lời cô.
La Bá Đạo rất nghe lời nhưng không đứng lên mà dạng chân ra giống như con cua di chuyển về buồng của mình.
- Tên bại hoại này…
Khoáng Tước Nhi vừa bực mình vừa buồn cười, thuận miệng mắng một câu, nhưng không biết tại sao, trong lòng lại không hề căm ghét, mà còn rất thích thú.


Bạn cần đăng nhập để bình luận