Tiêu Diêu Du

Chương 67: Bốn bức tường Tửu – Sắc – Tài - Khí




Chương 096: Có nên tự cung không?
êm trước khi xét xử Cát Tường, người đầy tớ tận tụy của nhân dân Lợi Châu Nhậm Oán Nhậm lão gia suốt đêm không ngủ, đèn trong thư phòng bật sáng cả đêm.
Mặt trời đã lên nhưng trong thư phòng ánh đèn vẫn sáng.
“Trà nhạt uống nóng tốt cho người”, đây là câu cửa miệng của Nhậm Thái thú, nhưng đêm nay, Nhậm Thái thú lại uống trà đặc cả đêm.
Bình minh ló rạng, hai gia nhân trực canh ngoài cửa thấy đã đến giờ rửa mặt, nhưng không biết có phải Thái thú đại nhân còn đang bận hay không nên cũng không dám gọi, lưỡng lự đứng ở ngoài.
- Người đâu! Người đâu…
Trong phòng phát ra tiếng gọi yếu ớt của Nhậm Thái thú. Hai gia nhân giật mình kinh hãi, vội vàng đẩy cửa vào. Đèn vẫn sáng, chiếu rọi gương mặt trắng bệch của Nhậm Thái thú, nhăn nhó như mặt quỷ. Nhậm Thái thú đầu tóc bù xù, hai mắt đỏ ngầu, nhíu mày ôm ngực, dường như rất đau đớn.
Hai gia nhân thất kinh, vội vàng chạy đến:
- Lão gia, người bị làm sao vậy?
- Lão gia, có phải người bị đau không, để tiểu nhân đi gọi thầy thuốc.
Nhậm Thái thú uể oải nói:
- Mời… mời cái đầu ngươi ấy, đi, mang… mang điểm tâm đến cho ta.
Tên gia nhân lúc này mới thấy Nhậm Thái thú trên trán ướt sũng, mồ hôi đầm đìa, kêu lên:
- Lão gia, người chảy nhiều mồ hôi quá.
Nhậm Thái thú không nhịn được nữa, tát cho tên gia nhân một cái:
- Khốn kiếp, ngươi còn không đi, ta cắt tiết ngươi bây giờ.
Tên gia nhân sợ tái mặt, vội vàng chạy đi. Một lúc sau mang điểm tâm đến, cả bữa sáng cũng mang lên theo. Bốn món nguội, một bát cháo, còn một đĩa bánh hấp, Nhậm Thái thú ăn ngấu nghiến, loáng cái hết hơn một nửa, sắc mặt mới hồng hào hơn được một chút.
Hóa ra Nhậm Thái thú bị “say trà”.
Lá trà có cà phê in, uống nhiều trà đặc có thể tỉnh táo mà cũng rất dễ say, tim đập nhanh, xót ruột… cho nên những người bị bệnh tim rất dễ phát bệnh. Nhậm Thái thú quá mập, trong người mang đủ thứ bệnh, đã thức cả đêm lại còn uống trà đặc cho nên mới thành ra như thế này. Lão ta đã rất nhiều năm không thức khuya thế này rồi, từ hồi mới bước chân vào quan trường, ngồi viết tấu chương cho Hoàng thượng mới thức đêm soi từng câu từng chữ. Nhưng đêm qua thì khác, đêm qua, tất cả tin tức Nhậm Thái thú sai người đi thu thập được đền đã trình lên làm lão ta cảm thấy căng thẳng. Cả cái Lợi Châu này bề ngoài trông có vẻ bình yên mà bên trong thì như mạch nước ngầm mãnh liệt chỉ trực trào ra cuốn phăng mọi thứ.
Liễu Hạ Huy can đảm hơn người, cương nghị quyết đoán ngang nhiên khiêu chiến với lão ta. Sau khi tin này được lan truyền khắp hang cùng ngõ hẻm, Liễu Hạ Huy thấy đằng nào người ta cũng biết rồi, liền công khai khiêu chiến: nhất định phải hạ bệ Nhậm Thái thú. Cái dũng khí và quyết tâm đó, giống như một ả nhân tình sau bao năm chịu nhiều ấm ức đã quyết định đường đường chính chính đòi lại vị trí của mình. Hai người họ cùng tham gia kỳ thi khoa bảng, Liễu Hạ Huy còn xếp thứ tự cao hơn lão ta, nhưng từ khi bước chân vào quan trường, luôn bị lão ta chèn ép, rồi khi tới Lợi Châu nhận chức, lại trở thành bộ hạ của lão ta.
Con giun xéo mãi cũng quằn, chó cùng thì dứt giậu, Tư mã Lợi Châu Liễu Hạ Huy đã nổ súng khiêu chiến với Nhậm Thái thú rồi.
Nhậm Oán đã sớm biết Liễu Hạ Huy muốn ra tay với lão, lúc đó điều lão ta lo lắng nhất đó là Võ Sĩ Hoạch và Liễu Hạ Huy liên thủ với nhau. Nhưng lão ta với Võ Sĩ Hoạch chỉ là mâu thuẫn nhỏ, không đến mức một mất một còn, hơn nữa, Võ Sĩ Hoạch sắp là người ra đi rồi, đâu nhất thiết phải gây thêm thị phi làm gì, Nhậm Thái thú lại thấy không có khả năng đó. Thật ra việc Võ Sĩ Hoạch sắp chuyển sang nơi khác làm quan, người ngoài không hề hay biết, thậm chí bọn người làm việc trong phủ Đô đốc cũng không biết, kể cả quan lớn như Nhậm Oán, có tay chân trong triều đình, thật ra cũng không nắm rõ thông tin. Ngoại trừ người nhà họ Võ ra, chỉ có Liễu Hạ Huy là đã sớm thu thập được tin này, đồng thời khéo léo tiết lộ cho Nhậm Oán. Kết quả, việc Nhậm Thái thú lo lắng chưa xảy ra thì lại có việc khác đã phát sinh rồi, quan trấn thú Phùng Trình đột nhiên đứng ra trợ uy, phô trương thanh thế cho Liễu Hạ Huy.
Nhậm Oán nghĩ đi nghĩ lại, không biết mình đắc tội với Phùng trấn thú bao giờ? Hắn ta là một võ tướng, đi theo Liễu Hạ Huy làm cái gì? Nếu không phải Liễu Hạ Huy thê thiếp thành đàn thì Nhậm Oán đã nghi ngờ hai người đó có vấn đề rồi.
Liễu Hạ Huy, Phùng Trình đều có bè đảng riêng, một khi hai người này hành động, những người kia sẽ tiền hô hậu ủng, không dám công khai ra trợ chiến, nói chung là làm tốt đen cho họ. Nếu chỉ có hai đám tép riu này thì Nhậm Thái thú cũng không quá lo lắng. Các người có tay chân trong triều thì ta cũng có chống lưng trong đó, thậm chí chống lưng của ta còn lớn hơn của ngươi gấp mấy lần. Nếu không thế thì ông đây dựa vào cái gì để đè đầu cưỡi cổ ngươi suốt như vậy?
Tuy nhiên... Vào lúc quan trọng, Võ Sĩ Hoạch cũng ra mặt. Sức ảnh hưởng của Võ Sĩ Hoạch thì Liễu Hạ Huy không thể nào sánh bằng, hơn nữa, nếu ông ta chịu ra mặt thì sẽ có vô số người cho rằng Nhậm Thái thú nhất định phải sụp đổ, thế thì sẽ có càng nhiều kẻ dám đứng lên.
Nhậm Oán buồn bã nhận ra rằng, nếu lão ta chưa chết, cái bọn sinh vật bẩn thỉu kia sẽ lần lượt chui ra. Như bọn Võ Sĩ Hoạch, Liễu Hạ Huy, Phùng trấn thú thì không nói làm gì, đến như bọn tôm tép ngủ đông bấy lâu nay cũng dám đứng lên chống lại lão ta.
Có một lão nông bị quản gia phủ Thái thú cậy thế chiếm mất nửa mẫu ruộng, hôm qua bỗng nhiên đệ đơn tố cáo lên huyện nha. Đấy là một dấu hiệu nguy hiểm, nhìn mà như không biết, biết mà không cẩn thận, rất dễ bị nhận trái đắng sau này.
Nhậm Thái thú vắt óc suy nghĩ cả đêm, liền viết một phong thư cho cậu cả làm Thị lang bộ Lại ở kinh thành. Đầu tiên phải xử lý ổn thỏa trong triều đình trước, nhưng cho dù triều đình xử lý ổn thỏa đi chăng nữa, quan trọng là phải xem tình hình ở Lợi Châu này phát triển thế nào.
Quan lại trong triều, một là đẩy thuyền xuôi dòng, hai là chèo thuyền ngược dòng, cũng phải đoán gió nhìn mây, suy đi tính lại mới quyết định giang sơn được. Nhưng tình hình ở Lợi Châu này rốt cuộc nên giải quyết thế nào đây? Với tình hình trước mắt, Nhậm Thái thú phân tích cả đêm, cuối cùng đã đưa ra được ba phương án.
Một: đao đấu đao, súng đấu súng, một mất một còn. Nắm chắc giấy bán thân của Cát Tường trong tay Tô Lương Sinh với điều khoản có lợi, bất kể thế nào, cứ gán Cát Tường cho Tô Lương Sinh. Nhưng như thế, chẳng qua cũng chỉ là trả đũa vụ Lý Ngư hất thìa nước phân vào mồm lão ta, còn đối với bọn Võ Sĩ Hoạch, Liễu Hạ Huy thì chẳng có ý nghĩa gì.
Hai: tạm thời nhẫn nhịn, cầu hòa với đối phương, đi theo hướng này cũng không được. Nếu đổi lại là lão, ở trong tình thế bị bao vây tứ phía thế này, một khi đao đã rút ra thì không thể rút lại được. Bọn họ cũng không thể giao sinh mạng mình vào tay lão ta được thì dựa vào cái gì mà chấp thuận cầu hòa.
Nếu đã như vậy, chỉ có phương án thứ ba là chấp nhận được. Đối phương dùng vô số tội trạng để công kích lão ta nhưng chưa hề đưa ra trước bàn dân thiên hạ, vụ án Cát Tường này chính là bước đột phá của chúng, nếu không cho chúng cơ hội này thì sao?
Vụ án này nếu xử lí gọn gàng sạch sẽ, không có kẽ hở thì âm mưu của đối phương cũng hết cách tiến hành. Khi các loại tấu chương đến được tay Hoàng thượng mà không rõ nguyên do đầu cuối thế nào thì Hoàng thượng sẽ nghĩ sao? Tại sao những vị đại thần kia lại tập trung công kích một trọng thần trấn thủ một phương?
Thiên tâm khó đoán! Bọn họ đương nhiên cũng phải suy nghĩ. Nhưng nếu làm như vậy thì chẳng khác nào tự tay cắt “thằng em”. Về mặt lý trí, Nhậm Thái thú hiểu mình nên làm như vậy, nhưng về mặt tình cảm, ông ta không thể chấp nhận đường đường là một Thái thú, vậy mà để một tay Lý Ngư vô danh tiểu tốt làm mất mặt, lấn lướt hết lần này đến lần khác.
“Thằng em” Tô Lương Sinh này, có nên cắt hay không đây? Đó là cả một vấn đề.


Bạn cần đăng nhập để bình luận