Thập Niên 60 Đại Nữ Xưởng Trưởng

Chương 414. Phiên ngoại 10

Chương 414. Phiên ngoại 10


Vào thời điểm này, một chiếc ô tô con có giá hơn 200.000 tệ đã là hàng siêu sang, đừng nói người bình thường, thậm chí nhiều đơn vị nhà xưởng cũng không mua nổi. Ba chiếc xe con cao cấp như vậy đột nhiên xuất hiện trong trường đại học, lập tức thu hút tầm mắt của mọi người.

Khi đó, Nguyễn Dao đang tự học trong thư viện, chủ nhiệm khoa mồ hôi nhễ nhại đích thân chạy đến tìm cô, yêu cầu cô đến phòng hiệu trưởng.

Nguyễn Dao nhìn chủ nhiệm khoa, còn tưởng rằng xảy ra chuyện lớn gì đó, nhưng chủ nhiệm khoa chạy vội quá, lời cũng chẳng nói rõ, chỉ bảo cô ấy khẩn trương đi theo.

Cô mang đầy lòng thắc mắc mà đến phòng làm việc của hiệu trưởng, vừa bước vào cửa đã thấy hai người đàn ông một già một trẻ đang ngóng trông ra cửa.

Hai người đàn ông trông giống nhau như đúc từ một khuôn, biểu cảm trên khuôn mặt cũng như copy paste vậy, sau nhìn thấy cô, cả hai đều đỏ vành mắt, kích động đến toàn thân run rẩy.

Nguyễn Dao vừa nhìn thấy vẻ ngoài của hai người, lại nhìn bộ dáng họ kích động như vậy, trong lòng đã mơ hồ đoán được điều gì.

Quả nhiên, ngay giây phút tiếp theo liền nghe thấy Hiệu trưởng Trương nói với cô: “Bạn học Nguyễn, hai đồng chí Nguyễn này là hoa kiều yêu nước. Họ đã thay mặt cho Tập đoàn Vinh Quang tại Hồng Kông quyên góp 500.000 tệ như một khoản trợ cấp giúp các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoàn thành việc học. Ngoài ra còn quyên góp 500.000 tệ cho trường đại học của chúng ta, lập ra “Quỹ học bổng Vinh Quang”.”

Một triệu, ở năm 1979 đây hoàn toàn không phải con số nhỏ.

Hơn nữa, quỹ trợ cấp có thể giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoàn thành việc học, nửa triệu học bổng kia cũng có thể tạo động lực để sinh viên học hành chăm chỉ hơn, suy cho cùng trong cái thời đại này, dù trong nhà không hẳn quá nghèo, cũng không quá dư dả, thì việc nhận được học bổng không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình mà còn là một niềm vinh dự và khẳng định.

“Xin cảm ơn hai vị Nguyễn tiên sinh, thay mặt cho giáo viên cùng sinh viên toàn trường, em xin được cảm ơn sự quyên góp hào phóng của hai người.”

Nguyễn Dao hướng về phía hai đồng chí Nguyễn một già một trẻ, cúi đầu cảm ơn.

Cha Nguyễn Khang kích động đến mức cả mặt đỏ bừng lên, tiến lên trước một bước đỡ Nguyễn Dao dậy, nhưng lại cảm thấy như vậy quá đường đột: “Không có gì, không cần khách sáo, với tư cách là người Trung Quốc, đây là điều chúng ta nên làm.”

Tuy rằng Nguyễn Gia Niên cũng rất kích động, nhưng vẫn tốt hơn cha anh ấy một chút: “Bạn học Nguyễn, ngoài việc quyên góp tiền, chuyến này chúng tôi đến đây còn vì một việc rất quan trọng khác, chuyện này liên quan đến cô.”

Nguyễn Dao sắc mặt vẫn bình tĩnh như cũ: “Mời anh nói.”

“Không biết bạn học Nguyễn đã bao giờ nghe nói về bệnh thấp tim chưa? Căn bệnh này có thể dẫn đến hẹp van hai lá, gây hen suyễn, ho ra máu và mất sức lao động. Năm đó, ở Trung Quốc chưa có thuốc chữa khỏi bệnh này. Mẹ tôi lúc đó đã mắc phải căn bệnh này, sau khi mẹ sinh ra em gái tôi thì các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, khi đó gia đình tôi mới biết có thể mổ hở van hai lá ở nước ngoài. Để kéo dài mạng sống, cả nhà tôi chỉ có thể ra nước ngoài cầu y, không may khi đó cả nhà đều lần lượt đổ bệnh, em gái lại chưa đầy nửa tuổi. người nhà tôi thực sự không còn sức để lo cho em, chỉ đành gửi em ấy ở nhà người quen, nhờ họ chăm sóc, định đợi sau khi tình hình ổn định rồi quay lại đón em, không nghĩ tới kế hoạch sau này theo không kịp thay đổi, đến tận năm nay mới có thể trở lại quê cũ.”

Nguyễn Gia Niên nói đến đoạn sau, giọng nghẹn lại vài lần. Lúc này nghe anh nói thì có vẻ nhẹ nhàng, nhưng tình hình thực tế hung hiểm và khó khăn gấp trăm lần, khi ấy bọn họ ra nước ngoài không chỉ vì phẫu thuật mà còn vì lý do khác.

Đến nơi đất khách quê người, mọi thứ phải bắt đầu lại từ đầu, lạ nước lạ cái, không rành tiếng họ, còn bị lừa mất hơn nửa số tiền mang theo, ông bà nội anh không chịu đựng nổi, hai năm sau liền qua đời, mẹ anh vì không còn cách nào trở về Trung Quốc, luôn cảm thấy hổ thẹn với em gái, dù sau đó ca phẫu thuật thành công, bà ấy vẫn đã ra đi vào mười năm trước.

Bây giờ trong nhà chỉ còn lại anh và cha anh, sau khi biết tình hình trong đất đã được cải thiện, họ lập tức liên hệ người ta nói muốn về nước, nhưng đến tận bây giờ mới thực sự được đặt chân lên mảnh đất đã chia xa hơn ba mươi năm này.

Sau khi trở về, họ phát hiện nhà họ Nguyễn người thì đã chết, người lại bị bắt đi lao động cải tạo, còn đứa em gái được gửi nuôi ở nhà họ Nguyễn đã chạy đến biên cương làm thanh niên tri thức. Vừa nghe thấy tin đó, trong lòng họ gần như bị cảm giác áy náy bao trùm.

Điều kiện nơi biên cương vô cùng khó khăn, thiếu thốn lương thực nước uống, nếu không bị bắt ép thì sao một bé gái như em ấy lại đến biên cương làm thanh niên tri thức cơ chứ?
Bạn cần đăng nhập để bình luận