Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 1109: Ông cậu mất liên lạc (5)

Chương 1109: Ông cậu mất liên lạc (5)
Trò chuyện một lúc, cô khát khô cổ họng, cô lấy từ trong không gian ra một ấm trà nhỏ uống một ngụm nước ấm.
Chu Minh Dũ ngạc nhiên hỏi: “Sau đó cậu vẫn không đến ư?”
Dù sao trong ký ức của anh cũng không có ông cậu này.
Mạc Như: “Không đến, nhưng…” Cô khựng lại giây lát: “Bác đoán, e là… nói không chừng…”
Chu Minh Dũ lập tức hiểu rồi, bao nhiêu năm không đến, chắc là người đã hy sinh rồi.
Mạc Như nói tiếp: “Sau chiến tranh chống Nhật thắng lợi, nội chiến liên miên, mẹ cũng nhờ mọi người nghe ngóng, nhất là sau giải phóng, bà cũng hỏi thăm nhiều người, thậm chí mẹ từng đến cục binh dịch huyện.”
“Cũng không nghe được gì phải không?”
Mạc Như lắc đầu: “Có nghe ngóng được rồi.”
“Vậy sao cậu còn chưa về?” Cho dù có làm cán bộ thì cũng phải về quê chứ, dù sao cũng là chị gái nương tựa lẫn nhau.
Mạc Như cười nói: “Anh đừng sốt ruột, bác nói là người ta đã nói với mẹ, cậu đang thực hiện nhiệm vụ nên không thể về nhà, bởi vì nhiệm vụ hạn chế nên không thể viết thư.”
Chu Minh Dũ suy nghĩ giây lát, nói nhỏ: “Em nói… có phải cậu đi làm gián điệp rồi không?”
Nếu không thì tại sao không viết thư liên lạc với người nhà? Các quân khu lớn cũng không có quy định này, cho dù thực hiện nhiệm vụ bí mật, chỉ cần không tiết lộ bít mật thì vẫn phải viết thư báo bình an cho gia đình chứ.
Mạc Như đương nhiên cũng không biết: “Bác gái cũng nói nhỏ, bảo chúng ta có nói cho người khác cũng đừng để mẹ nghe thấy.”
Chu Minh Dũ lặng lẽ phân tích, lý do cậu mất liên lạc, hoặc là đã hy sinh, hoặc là đi làm gián điệp, nếu không thì sẽ không như thế.
Mấy hôm sau, người bên nhà mẹ đẻ của Trương Thúy Hoa lại đến nhà.
Lần này, Mạc Như đang ở gian phòng phía nam, nhìn thấy một ông cụ khoảng bảy mươi tuổi, mặc dù lưng hơi gù nhưng tinh thần thì rất tốt.
Ngoài ra còn có một thanh niên mười bảy mười tám tuổi, người thanh niên có tướng mạo đứng đắn, ánh mắt trong veo, trông có vẻ thật thà chất phác của người nông thôn.
Mạc Như giúp Trương Thúy Hoa chào hỏi khác, pha trà, tiện thể cũng quang minh chính đại đứng nghe chuyện.
Ban đầu là nói về vấn đề muốn cho ông cậu nhà họ Trương nhận làm con thừa tự.
Một trong số đó là anh họ của Trương Thúy Hoa, một ông cụ gần bảy mươi, lau nước mắt bàn bạc với Trương Thúy Hoa: “Mấy năm rồi cũng chẳng thấy thư đâu, sợ là... nhân lúc anh vẫn còn, muốn lo liệu cho nó một đứa con, sau này có đứa thăm mồ mả dâng cúng chẳng phải tốt hơn sao? Em gái, anh cũng lớn tuổi rồi, nếu không lo liệu được chuyện này thì anh cũng không nhắm mắt được.”
Trương Thúy Hoa muốn cười không cười được: “Anh, giờ anh sốt sắng lo liệu cho nó rồi sao?”
Ông anh họ mặt đỏ bừng, nghiêng mặt, thở dài: “Em gái, đã bao nhiều năm rồi, chúng ta huyết mạch tương liên, xương cắt rồi vẫn còn gân nối lại, có đúng không? Suy cho cùng, đều là người một nhà, cùng chung gốc rễ, anh không lo lắng cho em trai thì ai sẽ suy nghĩ cho nó? Năm đó không quản thì sao, cũng đã nhiều năm trôi qua rồi.”
Trương Thúy Hoa gật đầu: “Cũng đúng, dù sao trong nhà cũng không có chỗ cho nó ở...”
Chưa đợi cô nói xong, ông anh họ vội ngắt lời bà: “Em gái, đừng nói những lời không thân như thế, trong nhà có lương thực dư thì tân trang lại cái sân trước kia, đợi em út trở về. Nó đã không về mấy năm nay rồi, chúng ta cũng đã chăm rất tốt cho sân trong, lần này nếu nhận làm con thừa tự thì cho thằng bé ở đó, kết hôn sinh con, đều là em út và cháu trai cháu gái cả, em thấy có được không?”
Trương Thúy Hoa suy nghĩ giây lát: “Được.”
Ông anh họ thở phào nhẹ nhõm, cười: “Em gái thật rộng lượng, anh cảm ơn em rồi, nếu không thì có vào quan tài anh cũng không nhắm mắt được.”
“Anh đó, thân thể này xương còn rắn chắc lắm, vẫn còn sống được nhiều năm.” Trương Thúy Hoa vỗ sau lưng anh họ làm ông cụ suýt nữa đã hộc máu.
Ông anh họ: Chịu đựng, để bà tát một cái trút giận cũng được.
Sau đó lại bàn bạc với nhau, ông anh họ mời Trương Thúy Hoa về chủ trì nghi thức nhận làm con thừa tự, đến lúc đó cũng phải để cháu trai khấu đầu lạy bà.
Trương Thúy Hoa nói: “Chọn ngày không bằng gặp ngày, làm vào cuối năm nay đi. Em không đi nữa, bảo nó tháng giêng đến cúi lạy cô là được rồi, sau này bắt đầu qua lại.”
Nghe bà nói thẳng thắn như thế, ông anh họ vui mừng gọi người thanh niên đang chơi đùa với bọn trẻ trong sân: “Phúc Sinh, mau đến cúi lạy cô này.”
Người thanh niên kia lập tức sải bước đi vào nhà, ở trước giường đất định quỳ xuống cúi lạy.
Trương Thúy Hoa vội ngắn anh ta: “Không lễ tết gì cả, giờ lại cúi lạy gì chứ, mau đứng lên.”
Mạc Như vội mang đến chiếc đệm thiền làm từ thân cây bắp đến đặt xuống đất, Trương Phúc Sinh quỳ trên chiếc đệm thiền và cúi lạy Trương Thúy Hoa: “Cô, cháu trai Phúc Sinh cúi đâu lạy cô, chúc cô sống lâu trăm tuổi, mãi mãi khỏe mạnh.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận