Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 1181: Bảo vệ 4

Chương 1181: Bảo vệ 4
Ảnh hưởng công việc, lương thực cung ứng của huyện lị phải dựa vào bộ phận của bọn họ.
Còn về Phó Trân, ý của Mạc Như là mong cô ấy tạm về quê tránh đầu sóng ngọn giờ, chờ đến khi huyện lị ổn định, một thời gian nữa quay lại cũng không muộn.
“Phó Trân, hiện tại đại đội chúng tôi ngày càng bận rộn, xem ra người đến khám bệnh ngày càng nhiều. Bác Hà tuổi đã cao rồi, bác sĩ mới thì chưa có kỹ năng nên phải mời cô đến đào tạo cho chúng tôi. Cô thấy thế nào? Chúng tôi mời cô đến ở một thời gian, cô có hân hạnh đến không?” Cô nói đùa.
“Hai người mời, tất nhiên tôi phải đi rồi.” Phó Trân gật đầu: “Tôi đến xin ủy ban cách mạng.”
Chu Minh Dũ nói: “Để tôi đi thảo luận với bệnh viện, nếu có người nào muốn đi thì chúng tôi cũng hoan nghênh.”
Phó Trân nói: “Vậy tôi đi hỏi chủ nhiệm Thiền, xem bà ấy có muốn đi hay không.”
Trong khoa phụ sản, chủ nhiệm Thiền bị đánh rất thảm, bởi vì chủ nhiệm Thiền vốn là một nhà tư bản nhỏ, nhưng có nghiệp vụ uyên thâm, không ai có thể thay thế, nên bà ấy không được nghỉ hưu.
Mạc Như nhắc đến Khâu Hằng và con của gia đình anh hai họ Phó.
Phó Trân nói: “Tôi có thể dẫn Lượng Lượng đi, nhưng nhà anh hai của tôi thì bỏ đi. Chị dâu hai tự có chủ ý.”
Mạc Như không hỏi thêm gì nữa.
Sau khi ăn ở nhà hàng quốc doanh, Chu Minh Dũ đi thương lượng với ủy ban cách mạng bệnh viện, nói rằng cần bệnh viện ủng hộ cho đại đội của mình, hy vọng có thể chọn một vài bác sĩ về nông thôn.
Vào thời điểm này, việc lên núi và về nông thôn đã nóng trở lại, nhiều người đã được điều xuống cơ sở rèn luyện.
Thực ra từ năm 1956, đã bắt đầu lên núi và về nông thôn, nhưng lúc đó đều là thanh niên trí thức chủ động yêu cầu, họ thường đến các nông trường lớn và các quân đoản ở đông bắc, tây bắc và tây nam để khai khẩn đất hoang. Khi “bị tự nguyện” được đưa về nông thôn năm 1968, một số ít ra biên cương, còn phần lớn tham gia đội sản xuất, làm việc kiếm điểm công tác.
Phó Trân bọn họ về nông thôn khác với học sinh về nông thôn.
Các học sinh vốn có thể vào đại học hay công xưởng để tìm việc làm, nhưng hầu hết hiện tại chỉ có thể về nông thôn để tham gia đội sản xuất, điều đó có nghĩa là tương lai rất mịt mù.
Còn bản thân Phó Trân là bác sĩ của bệnh viện huyện, về nông thôn là để hỗ trợ nông nghiệp, công tác ở đơn vị ban đầu vẫn được giữ lại, lương đương nhiên cũng sẽ được giữ lại.
Chu Minh Dũ đến bệnh viện nói đã lấy được chỉ thị, đại đội bọn họ có thể xin ba bác sĩ và y tá hỗ trợ nông nghiệp, không giới hạn nam nữ.
Phó Trân từng hỏi chủ nhiệm Thiền, chủ nhiệm Thiền không muốn đi, bởi vì không bỏ được ông nhà, nhưng bà ấy đã giới thiệu hai người khác.
Hai người kia có y thuật cao minh, kinh nghiệm lâm sàng phong phú, vì xuất thân có chút vấn đề nên bị người khác tóm lấy không buông, cảnh ngộ còn thảm hơn chủ nhiệm Thiền nhiều.
Phó Trân điền tên vào, đợi khi đại đội Tiên Phong đến Đông Quan thì sẽ đón bọn họ đến.
Thấy Phó Trân không có việc gì nữa, Chu Minh Dũ và Mạc Như đến văn phòng huyện tìm trưởng ban Khâu.
Trưởng ban Khâu cũng chẳng có gì, bởi vì ông ta là người tốt bụng, Khâu Lỗi thì có chút thế lực trong nội bộ phái tạo phản nên vẫn chưa bị cạo đầu, ngoại trừ việc thường xuyên bị gọi lên giải thích vấn đề và nhận sai.
Những người kia tốt bụng mời ông ta đi phê bình, còn liên tục nói xin lỗi, thực sự là có nhiệm vụ nên mới phải mời ông ta đi phê bình.
Khi thay người khác trong cuộc họp để phê bình, còn mời ông ta ngồi xuống uống nước nghỉ ngơi, đến lượt ông ta lên bục, nghe có vẻ hơi buồn cười, nhưng điều đó cũng cho thấy ông ta được lòng người.
Những người khác bị phê bình không nhận được đãi ngộ như vậy, đó là một sự tàn nhẫn như gió thu cuốn hết lá vàng.
“Mọi người đừng lo cho tôi, tôi không sao, tôi rất khỏe.” Trưởng ban Khâu có tinh thần rất tốt, chỉ là hơi lo lắng cho cháu của mình thôi.
Biết Phó Trân sẽ đưa Lượng Lượng về quê sống một thời gian, trưởng ban Khâu liên tục nói: “Cảm ơn, cảm ơn.”
Chu Minh Dũ: “Ông khách sáo như thế sẽ khiến chúng tôi thấy áy náy.”
“Đó là vì không coi mình là người ngoài. Ha ha. Tuổi trẻ đầy triển vọng, đại đội các người giỏi quá, chăm chỉ làm việc.” Trưởng ban Khâu cũng đã quen biết bọn họ mấy năm rồi, người khác không biết nhưng ông ta thì biết rất rõ, đại đội Tiên Phong có sự thay đổi như hôm nay chắc chắn là nhờ vào công lao của hai vợ chồng.
Trước khi hai người lọt vào tầm mắt của ông ta, ông ta hoàn toàn không để ý đến đại đội Tiên Phong giữa bao nhiêu đại đội trong huyện, cũng không có ấn tượng gì cả.
Hiện tại cả huyện, thậm chí là cả tỉnh ủy, chỉ sợ không ai là không biết đến đại đội Tiên Phong.
Bạn cần đăng nhập để bình luận