Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 261: Cấm vào trong (4)

Chương 261: Cấm vào trong (4)
Bệnh viện Tề Dân không lớn, toàn là nhà mái bằng, chỉ có một cái sân rộng, trước cổng có một phòng thường trực.
Chu Minh Dũ đến phòng thường trực nói một tiếng, anh muốn đánh xe lừa đi vào nhưng lại bị ghét bỏ.
“Sao còn cho gia súc vào đây, thối quá đi mất. Tôi nói anh biết, anh không được vào trong.” Người gác cổng là một người đàn ông khoảng ba mươi tuổi, vẻ mặt rất ngạo mạn.
Chu Minh Dũ nói: “Chúng tôi từ xa đến, cũng không thể không cho vào bệnh viện chỉ vì chúng tôi đi xe lừa được.”
Người gác cổng vẫn không chịu: “Tôi mặc kệ, các người tùy tiện cột ở đó là được, không được đi vào trong, chà, cũng không được cột ở cổng. Hai hôm nay có cán bộ tới lui kiểm tra, anh không được cột ở đây, mau đi chỗ khác đi.”
Vào đầu mùa hè năm nay, thông qua phương án cải cách y tế trong tỉnh, yêu cầu y tế nghiêng về các vùng nông thôn rộng lớn, lấy bệnh viện huyện làm trung tâm, đào tạo bác sĩ chân đất cho các xã và thôn, cố gắng để dân thường mắc bệnh cũng được đi khám bác sĩ.
Vậy nên bệnh viện huyện trở thành đơn vị tiêu điểm, bận rộn với nhiều cuộc kiểm tra và hội nghị.
Người gác cổng cảm thấy nhiệm vụ vô cùng nặng nề và quan trọng nên đương nhiên không thể để cho những con lừa hay con bò dừng trước cổng cản trở mặt tiền.
Mạc Như nói với Chu Minh Dũ: “Anh Út Năm! Anh đợi ở ngoài, em vào trong xem sao.”
Chu Minh Dũ không yên tâm về cô.
Mạc Như cười nói: “Sao đổi thành nơi khác thì anh lại không yên tâm về em, em là người yếu ớt vậy à?
Có thế nào thì kiếp trước cũng là người bay tới bay lui đi công vụ khắp thế giới.
Chu Minh Dũ xoa đầu tóc cô, cười nói: “Được, anh ở đây đợi em, em coi tình hình mà làm.”
Anh thật sự coi cô là cô gái bé nhỏ chưa hiểu sự đời rồi, chỉ sợ cô gái thôn quê vào thành phố bị người khác ức hiếp và chịu ấm ức.
Mạc Như nhìn anh với ánh mắt nhìn em đây, cô xách một cái giỏ có thể đựng được hơn một trăm quả trứng gà đi vào bệnh viện. Cô phủ áo choàng và khăn tay lên cái giỏ, còn vắt ở eo ba chiếc quạt hương bồ, ung dung bước vào.
Bước vào cổng thấy một hòn non bộ ở giữa, bên trong cũng không có hoa sen mà chỉ có rêu xanh. Đi qua hòn non bộ là phòng khám, thời điểm này không có tòa lầu phòng khám, đều là nhà mái bằng nối liền nhau nên sau khi bước vào sẽ thấy rất rộng rãi.
Đối diện là hai cửa sổ lấy số khám bệnh, một cửa sổ thì đóng, cửa còn lại thì xếp hàng rất dài, hai nhân viên lấy số đang xì xầm không biết đang nói gì, bên ngoài xếp hàng ai cũng sốt ruột nhưng cũng không dám giục.
Mạc Như bước vào không lấy số mà cứ đi thẳng vào bên trong, dù sao cũng có bảng chỉ dẫn: Phòng cấp cứu, phòng khám, phòng tiếp nhận bệnh nhân nội bộ.
Đi qua cửa sổ lấy thuốc, cô nghe thấy nhân viên đang mắng người kia: “Cô làm sao thế? Nói mấy lần mà không nhớ, chẳng phải đã nói là một ngày uống ba lần sau khi ăn, còn cái đó thì một ngày uống hai lần trước khi ăn cơm rồi sao? Chút chuyện đó cũng không nhớ nổi thì đến bệnh viện làm gì.”
Vẻ mặt người kia hoảng sợ, lắp bắp nói cảm ơn: “Cám ơn chị.”
“Mau sang một bên đi, đừng có cản phía sau… Người gì thế không biết, gọi ai là chị hả, tôi già hơn cô à.”
Mạc Như liếc nhìn, người lấy thuốc kia có lẽ hơn hai mươi tuổi, nhưng do làm việc quần quật quanh năm nên trông có vẻ già sớm, giống như một người hơn ba mươi tuổi, còn nhân viên trông có vẻ khoảng ba mươi mấy tuổi.
Cô đi tiếp vào bên trong, thấy hai y tá chặn hai người dân quê đang thò đầu ra nhìn.
“Làm gì đấy, khám bệnh phải lấy số, lấy số xong thì đến phòng khám xếp hàng, ở đây làm gì.”
“Con gái, tôi muốn hỏi thăm…”
“Đến đó lấy số, nghe không hiểu sao?”
“Con gái...”
“Ai là con gái của bà.”
Mạc Như do dự giây lát, cô giơ tay ưỡn ngực xách giỏ trứng nghênh ngang đi đến, hai y tá chỉ liếc nhìn cô mà không cản lại.
Cô mặc quần yếm và áo sơ mi kẻ sọc, kiểu cách thời thượng, da trắng hồng hào xinh đẹp, nhất thời hai y tá không coi cô như người nhà quê.
Ở bệnh viện, những nhân viên này đã gặp qua nhiều bệnh nhân, người nhà cán bộ, người thành phố, người nhà quê nên bọn họ vừa nhìn là nhận ra ngay, nhất là lễ tân phụ trách lấy số và các y tá, tuyệt đối là có đôi mắt rất tinh tường.
Nghề nghiệp của người thành phố có lẽ không chắc chắn, nhưng dân quê đương nhiên nhìn là nhận ra ngay.
Họ không quan tâm là trai gái hay già trẻ, da mặt đen hồng hào, cho dù không phải là quần áo rách rưới thì cũng là miếng vá xếp chồng miếng vá, tóc tai bù xù như bị đào ra khỏi đất, không chỉ có bụi bặm bên trên mà còn có chấy và trứng chấy trắng. Bàn tay của bọn họ vừa to vừa đen, móng tay không được cắt gọn mà dính đầy vết bẩn.
Bạn cần đăng nhập để bình luận