Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 759: Ngụy Sinh Kim (6)

Chương 759: Ngụy Sinh Kim (6)
Chương 759: Ngụy Sinh Kim (6)
Lúc ra ngoài, Mạc Như nói nhỏ: “Tiểu ngũ, chúng ta đi gánh đất đi.”
Chu Minh Dũ: “Đưa bọn nó về trước đã.”
Bọn họ vì dẫn theo bọn trẻ nên động tác có chút chậm chạp, lúc họ đi thì không còn mấy người, thế mà vẫn có người ở phía sau bọn họ.
Mạc Như nhìn sang thì là Khám Yến Nhi, cô ấy cũng không nói gì vói Chu Minh Dũ mà dẫn bọn trẻ rời đi.
Cứ như thế, bọn họ ban ngày thì đi làm đào mương, tối đến đi học.
Còn Ngụy Sinh Kim ban ngày đi Phạm Mộc Tượng học, tối đến đại đội tổ chức lớp học chữ.
...
Chớp mắt đã qua hai mươi ngày, đội sản xuất tạm ngưng việc đào mương rãnh, dồn lực lao động vào trồng cây vụ xuân.
Khi nhiệt độ ổn định, khoảng mười độ không có nguy cơ sương giá thì có thể bắt đầu trồng trọt vào mùa xuân, tiết khí bình thường là từ khoảng Thanh minh cho đến sau Cốc vũ.
Vụ xuân là đợt gieo trồng bận rộn và mật độ tập trung làm cao nhất trong năm. Mùa hạ chỉ cần thu hoạch lúa mì để trồng ngô, khoai lang. Mùa thu thu hoạch hoa màu xong thì trồng lúa mì, nhưng mùa xuân thì có thể trồng được đa dạng, nhiều loại hoa màu, rau xanh khác nhau.
Có câu “Táo nha phát, trồng miên hoa”, vào khoảng Thanh minh, các cây táo tàu sẽ liên tiếp đâm chồi những nụ táo tàu xanh và bóng. Lúc này có thể chuẩn bị trồng bông rồi.”
Bởi vì trước đây đều coi trọng cày xới đất, cào phân nên đất ở đây đã tơi xốp, không có đá gập gềnh, vì thế lúc này làm nông dễ dàng hơn rất nhiều. Sau đó bố trí cây trồng thích hợp, tùy theo nhu cầu trồng trọt là được. Những công việc chọn giống, ngâm ủ hạt giống đã được các cụ chuẩn bị sẵn rồi, giờ chỉ cần gieo xuống đất là trồng được.
Khó khăn lớn nhất trong vụ xuân là nước.
Lúc này thường có hạn hán xuân, nói không chừng là mười năm thì chín năm khô hạn thật, gần như toàn bộ nước sông còn lại của năm ngoái đều dùng để tưới đất.
Một khi hạn hán, mùa xuân không có mưa thì phải gánh nước tưới cây, dù sao làm ruộng cũng chú trọng tiết khí, có lúc chậm vài ngày cũng sẽ làm chậm cả một vụ thu hoạch lớn.
Có câu “Thanh minh hoa, đại xa lạp; Cốc vũ hoa, đại bả trảo; tiểu mãn hoa, bất quy gia” ý nói tầm quan trọng của thời gian trồng bông.
Phương thức trồng bông truyền thống của bọn họ là nếu đất ẩm ướt thì không cần tưới, họ có thể cày xới, gieo hạt và đóng gói là xong. Trong trường hợp hạn hán mùa xuân cần nhân công đào hố, tưới nước và gieo hạt, đóng gói.
Ngoại trừ các đứa bé trồng cây, tưới nước thì không có công việc nhẹ nhàng nào khác.
Có người gánh nước suốt, có người đào hố bằng chiếc cuốc to, cũng có người ngồi xổm dưới đất đóng gói, từ sáng đến tối, lúc ăn cơm cũng ăn luôn ở đấy ăn, không nói mệt chết người thì lớp da ngoài cũng chịu đủ đau đớn, khổ sở.
Trong đó mệt nhọc, gian nan nhất là gánh nước.
Bởi vì nhiều ruộng bông cách xa nguồn nước nên phải đi bộ hai ba dặm mới lấy được nước.
Chu Minh Dũ quan sát một hồi, trong đầu có tính toán. Anh bàn với Chu Thành Chí: “Bác à, chi bằng chúng ta trực tiếp dùng gia súc kéo cày mở rãnh, sau đó tập trung tưới nước, đợi thấm xuống lại gieo hạt như thế sẽ đỡ vất vả hơn.”
Chu Thành Chí không đồng ý: “Phương pháp trồng ngô không dùng để trồng bông được, trồng ngô sâu hơn một chút không sợ, bông không ở giữa, sâu quá thì nụ nở chậm, không bị lấp hỏng thì cũng bị côn trùng cắn chết hết.”
Chu Minh Dũ đáp: “Vậy chúng ta không dùng cày, tìm một vật nhỏ hơn... Đúng rồi, kho của đội sản xuất không phải có cái cày gỗ sao?”
Chỉ cần cày một đường rãnh là được.
Chu Thành Chí lắc đầu: “Cày thành rãnh, tưới nước sẽ chảy, lãng phí”
Trồng ngô có thể trồng theo luống là vì mùa hè nhiều mưa, thông thường đợi sau mưa sẽ trồng.
Nhưng mùa xuân nơi đây ít mưa, e là Thanh minh cũng thường không có mưa, trồng bông cần tưới nước, cày rãnh càng tốn nhiều nước hơn.
Chu Minh Dũ nói : “Đội trưởng, bác dẫn người đi cày đất xong xuôi, sau đó giao việc này cho cháu, buổi tối chúng cháu dẫn người liều mạng tưới nước. Ngày hôm sau mọi người trực tiếp trồng bông, như thế đỡ tốn công gánh nước đổ đống, bác thấy thế nào?”
Chu Thành Chí không tin tưởng nhìn anh: “Buổi tối các cháu đi tưới đất? Cháu nếu như có thể buổi tối tưới đất, đủ cho ban ngày trồng thì cần bao nhiêu công điểm lấy bấy nhiêu.”
Chu Minh Dũ cười nói: “Đội trưởng, chúng cháu tuyệt đối không phải sư tử đại khai khẩu, một mẩu đất cứ cho ba mươi lăm công điểm là được”. Công điểm ngang với cắt lúa mì nhưng lại không nhẹ nhàng nhanh chóng như cắt lúa.
Chu Thành Chí nghi ngờ nhìn anh: “Vậy thử xem?”
Chu Minh Dũ gật đầu: “Dạ.”
“Đi xem cái cày đất kia có dùng được không” Chu Thành Chí bảo anh phụ trách sửa đổi nông cụ.
Chu Minh Dũ đến mời Chu Ngọc Trung và Chu Thành Tín cùng vài người khác sửa cái cày. Đưa ra một số yêu cầu sau đó tập trung trí tuệ, động não, đưa ra những ý tưởng khác nhau.
Bạn cần đăng nhập để bình luận