Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 297: Dọa chết cô (4)

Chương 297: Dọa chết cô (4)
Trương Thúy Hoa cười nói: “Chúng tôi nhóm lửa, tro rơm dưới đáy nồi toàn là màu trắng, bảo đảm là linh nhất, sao các người không hút thứ kia?”
“Sao bà biết là không hút, khi không có thuốc, có người hút lá lộc vừng, đó là thật sự là mùi lá cây.”
Trương Thúy Hoa chỉ nói ngắn gọn chuyện con trai và con dâu đi vào thành phố để ông biết chừng, đừng nói lộ ra ngoài.
Chu Thành Nhân nói: “Bà yên tâm, tôi biết rồi, bảo con sau này cẩn thận chút, đừng để người khác nắm được thóp.”
“Hiện tại, Hồng Lí Tử có tinh thần lắm, ông đừng lo.”
Chu Thành Nhân gật đầu, miệng ngậm tẩu thuốc, tay cầm bao thuốc, đi nhanh như bay.
Trương Thúy Hoa cười và hừm một tiếng: “Giờ cũng còn không thấy đau chân nữa.”
Nghỉ trưa xong, mọi người đều đi làm. Mạc Như ở nhà dạy lũ trẻ học chữ, rồi may vá quần áo cho Chu Minh Dũ.
Bọn trẻ chơi được một lúc, cô lại dạy Cúc Hoa dẫn dắt Kha Lạp Nhi và Lan Tử Nhi chơi trò đào ve sầu ở trong sân, để tránh Kha Lạp Nhi bò ra ngoài sứt đầu mẻ trán chỉ trong chớp mắt. Vá áo xong, cô vừa xoắn dây thừng vừa dạy Nê Đản Nhi học thuộc thơ Đường.
Lúc này, bên ngoài truyền đến tiếng khua chiêng đánh trống “tùng tùng xèng, tùng tùng xèng” đinh tai nhức óc.
Lũ trẻ gáo khóc: “Lấy vợ, lấy vợ.”
Lấy vợ có nghĩa là cưới vợ.
Mạc Như nói: “Nê Đản Nhi, cháu đi xem thế nào.”
Chẳng mấy chốc, Nê Đản Nhi đã chạy về: “Thím ơi, đại nhĩ tặc dẫn theo một đám yêu quái đang nhảy nhót bên ngoài.”
Mạc Như tò mò nên dắt theo bọn trẻ ra đường xem, đúng là nhóm người Trương Căn Phát.
Trương Căn Phát mặc bộ quần áo mới, tay cầm một chiếc loa sắt, theo sau là Trương Kim Lạc, Trần Ái Nguyệt và những người khác, sau đó là một số nam nữ mặc đồ đỏ xanh tô son phấn, tất cả đều thuộc đội cà kheo trong thôn.
Thường thì tháng giêng của năm mới sẽ có đội đi cà kheo, nhưng mấy năm nay đều phá bỏ mê tín, không được đi cà kheo, bởi vì bên trong có những hình tượng như tám vị tiên vượt biển, Tôn Ngộ Không... nên không phù hợp với trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa xã hội.
Hiện tại là làm trò gì thế?
Đi cà kheo ư?
Trương Căn Phát cầm cái loa lớn, hét to: “Đông đảo các đồng chí xã viên và các đồng bào, tôi muốn tuyên bố một tin vui cực kỳ lớn, đó là công xã Hồng Kỳ của chúng ta chính thức... được thành lập. Bắt đầu kể từ hôm nay, đại đội thôn nhà họ Chu chính thức đổi tên thành... Đại đội Tiên Phong.”
Đoàn tùy tùng cùng nhau vỗ tay lốp bốp, theo sau đó là tiếng tùng tùng xèng tùng tùng xèng.
Trương Căn Phát đắc ý vênh váo, vui như ngày trước nông nô đổi đời hát bài ca, mặt mày hồng hào, cảm giác như mùa xuân thứ hai của mình lại đến rồi.
“Các xã viên! Bắt đầu từ đêm hai mươi chín vào lúc bảy giờ rưỡi, sau bữa ăn tối, công xã Hồng Kỳ của chúng ta sẽ có một bữa tiệc liên hoan hợp nhất xã tại quảng trường, toàn bộ các xã viên của công xã đều phải đến tham dự...”
Được sự phối hợp của Huyện ủy, việc hợp nhất hai xã cuối cùng đã được hoàn thành. Nó không được gọi là Tỉnh Cấu hay Song Cấu mà được đổi tên thành công xã nhân dân Hồng Kỳ.
Công xã được thành lập từ chính phủ xã Song Cấu ban đầu, bởi vì ở đó có quảng trường rộng lớn thuận tiện cho Đại hội quốc dân. Bí thư ủy ban nhân dân xã thuộc xã Tỉnh Cấu đảm nhiệm chức bí thư công xã, Tống Tử Kiệt đảm nhiệm chức xã trưởng, thư ký Tương ban đầu đảm nhiệm chức phó bí thư và một số chức vụ khác.
Tất cả các cán bộ công xã đều do Huyện ủy xét duyệt và bổ nhiệm.
Đồng thời, bí thư đại đội ban đầu của Chu Gia Trang là Lý Bách Thanh đã nghỉ hưu vì mắc bệnh nên hiện tại do Trương Căn Phát đảm nhiệm chức bí thư đại đội, chức đại đội trưởng tạm thời bỏ trống.
Trương Căn Phát cũng tiến lên cùng thời đại, ông ta lập tức đổi tên đại đội Chu Gia Trang thành đại đội Tiên Phong, rồi lần lượt gọi tên bốn đội sản xuất dưới đại đội là “Tranh Tiên, Tiên Tiến, Phong Lợi, Phong Mang”.
Ông ta dẫn theo người gào thét tuyên truyền khắp trên phố, người dân của đội một đội hai đều bận làm việc, ai cũng không có thời gian xem náo nhiệt, chỉ có Trương Căn Phát và những người thân tín là tự hò hét với nhau.
Mặc dù có một đám người của đội ba đội bốn cùng náo nhiệt, nhưng Trương Căn Phát vẫn thấy không sảng khoái.
Bởi vì Chu Thành Chí con lừa cứng đầu này không chịu khuất phục, còn dám đối đầu với ông ta.
Ông ta đặc biệt dẫn theo người tìm đến Chu Thành Chí, hét to: “Đội trưởng Chu, công xã nhân dân cũng được thành lập rồi, hai đội gây cản trở của chúng ta cũng nên xây dựng nhà ăn rồi.”
Chu Thành Chí vẫn cứ khom người cuốc đất, lúc này ông mới đứng dậy, ngoáy lỗ tai, bực mình nói: “Tôi bảo này đại đội trưởng, ông muốn biến những lão già như chúng tôi đây thành kẻ điếc à?”
Bạn cần đăng nhập để bình luận