Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 256: Đầu cơ tích trữ (3)

Chương 256: Đầu cơ tích trữ (3)
Bà cụ cài tóc nói lời châm chọc: “Tôi bảo này cậu đồng hương, trứng gà này của cậu có tươi không? Sao cậu có nhiều trứng gà thế? Nhà cậu nuôi bao nhiêu con gà? Hiện tại không cho nuôi nhiều như thế mà.”
Bà vừa soi mói vừa nhìn chằm chằm mấy cái giỏ kia, thấy trứng gà càng lúc càng vơi dần nên có hơi sốt ruột nhưng vẫn muốn ép giá.
Ai cũng nói nông thôn mang trứng gà đến cho hợp tác xã là ba xu một quả, anh bán tám xu thì kiếm được bao nhiêu.
Mặc dù họ thường nói rằng tiền chưa chắc là hữu dụng, phiếu mới là quan trọng nhất, bởi vì có phiếu mới có thể mua được mọi thứ, không có phiếu mà chỉ có tiền thì cũng vô dụng. Dùng phiếu có thể đổi tiền, nhưng dùng tiền chưa chắc có thể mua được phiếu, dù sao nhà nào cũng đều có định mức, số lượng có hạn nên tự mình ăn còn không đủ thì lấy đâu ra mà bán ra ngoài.
Nhưng lúc này, khi nhìn thấy trứng gà có thể mua được mà không cần xếp hàng, bà chỉ nhìn chằm chằm trước mặt, suy nghĩ làm thế nào mới có thể mua rẻ chút.
Một bà cụ nhắc nhở bà: “Bà còn chưa mua à? Đợi lát tan làm về, chốc lát là bị giành hết.”
Một bà cụ khác cũng nói thầm với bọn họ: “Đúng thế! Những người ở sát vùng cổng thành không dám đến bán, nếu bán ít nhất cũng phải một hào hai một quả, mau lên đi.”
Nghe thấy thế, Chu Minh Dũ vội nói: “A! Còn giành giật à, trong thành phố thật là đáng sợ, bọn cháu phải đi rồi, không thể bị giành hết được.”
Nói xong, anh bảo Mạc Như nhanh chóng thu tiền rồi đi.
Bà cụ cài tóc níu vào thành xe: “Thanh niên to lớn như thế sao không được việc gì hết? Ai dám giành giật lấy? Chúng tôi nói là mua, cậu yên tâm đi.”
Mạc Như nhịn cười, cô cầm cái mẹt hình tròn đan bằng cỏ cho bà cụ nhìn: “Bác ơi! Nhà bác có thiếu cái mẹt nhỏ đựng kim chỉ, thức ăn gì đó như thế này không?”
Những đồ dùng nhà bếp như khuôn bánh, lược gỗ, tráp gỗ nhỏ, cái mẹt… đều được bày ra.
Một bà cụ có hứng thú với quạt hưởng bồ: “Cái này không tệ đấy.”
Mạc Như và Chu Minh Dũ đã bàn bạc với nhau về giá cả trước đó, lúc này nông sản phẩm, hàng thủ công không đắt, nhưng hàng công nghiệp, hóa chất… thì lại rất đắt.
Cô nói: “Cái này của bọn cháu bền hơn của người khác nhiều, bác cứ thử đi, bẻ không gãy, ít nhất phải dùng được ba năm.”
Cỏ lúa mì ngâm nước vôi trong vài ngày, đến khi vớt ra có màu trắng nhạt, dùng thước làm phẳng rồi đan lại, thường có dạng hình tròn hoặc hình quạt lá cọ, có cán gỗ bên dưới, người có kỹ thuật không giỏi thì cán gỗ không chắc, dễ hỏng. Đây là cán gỗ Chu Ngọc Trung đặc biệt làm cho Liễu Tú Nga, tốt hơn của người khác nhiều.
Sau này mua thuốc nhuộm rồi, còn có thể nhuộm các màu sắc khác nhau lên cỏ, như thế thì càng đẹp hơn.
Đương nhiên, có tốt mấy cũng chỉ là một nhu yếu phẩm nên không thể đắt hơn nữa. Dù sao quạt thì ai cũng như nhau, quạt hương bồ thì lớn hơn, mà chiếc này có ưu điểm là đẹp, lấy vật liệu cũng tiện.
Bà cụ hỏi bao nhiêu tiền.
Mạc Như nói: “Một hào một chiếc.”
Quạt hương bồ mua ở chợ hoặc hợp tác xã cũng khoảng một hào một chiếc.
Bà cụ liên tục nói đắt: “Chiếc này gió nhỏ, tôi thấy cũng chỉ năm sáu xu một chiếc thôi.”
Mạc Như cười tít mắt nhìn bọn họ, cô không nói gì, lúc nào mua đồ cũng như thế, nhìn thấy thứ mình thích phải trả giá, sợ mua phải đồ đắt tiền.
Chu Minh Dũ nói: “Bác ơi! Chiếc quạt này có thể quạt cũng có thể che mưa, còn có thể ngồi lên, không sợ nó dẹp.”
Một bà cụ chân nhỏ bắt đầu nhỏ giọng hừm: “Quạt hương bồ vốn dĩ là một nắm cỏ, cô gái bên sông đan rất khéo, nếu nói không phải là bảo vật vô giá thì nhà nào cũng không thể thiếu nó. Được rồi! Tôi mua hai chiếc, quạt trong nhà cũng hư hết rồi.”
Chẳng mấy chốc, bọn họ lại lập tức thấy hứng thù khi thấy những dụng cụ nhà bếp như lược gỗ, khuôn bánh, lược bí, mẹt… nên hỏi giá.
Khuôn bánh được gia công chạm trỗ bằng gỗ nên đắt hơn chút, hợp tác xã bán sáu bảy xu, Mạc Như chỉ lấy năm hào. Mua thứ này rồi có thể dùng hoài, chỉ cần không rơi hỏng thì có thể dùng cả đời, thậm chí con cháu tiếp tục dùng cũng không thành vấn đề.
Hộp cỏ hai hào một cái, có thể dùng rất lâu.
Lược gỗ táo không nhiều, chỉ có năm chiếc, cô lấy bốn hào một chiếc cùng giá với hợp tác xã.
Còn cái mẹt nấu cơm thì hai hào một cái, lược bí ba hào… Cô cũng báo giá những đồ vặt vãnh khác.
Khuôn bánh rất được yêu thích, dịp lễ hay có hỷ sự gì đó cần dùng làm hoa văn, đồ dùng nhà bếp như cái mẹt cũng là nhu yếu phẩm, hơn nữa cũng được xem là vật phẩm tiêu hao, cái cũ là để sử dụng hàng ngày, còn cái mới thì lễ tết dùng nấu bánh ngô hấp.
Đợi các bà cụ sau khi đã mua được vài thứ, bán hết gần hai trăm quả trứng gà và bán được những thứ linh tinh khác.
Bạn cần đăng nhập để bình luận