Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 1110: Vay để mua

Chương 1110: Vay để mua
Trương Thúy Hoa đỡ anh ta dậy, lúc này khóe mắt đỏ hoe, vỗ Trương Phúc Sinh, sau đó lấy ra một phong bì đỏ ở dưới chiếu giường đất: “Phúc Sinh, cho cháu này.”
Trương Phúc Sinh cười nói: “Cô, cháu trai vẫn chưa tặng quà cho cô, sao có thể lấy bao lì xì được, không cần đâu.”
Trương Thúy Hoa nói: “Cô là người như thế, cô muốn cho thì có thể nào cũng phải cho, cô đã không muốn thì sẽ không cho, cháu cứ cầm lấy đi, đừng có từ chối nữa.”
Trương Phúc Sinh nhìn bác cả, anh ta đành phải nhận lấy.
Vẻ mặt của ông anh họ thoáng qua một chút ngượng ngùng, may mà Trương Thúy Hoa không cố ý nói những chuyện vụn vặt nhạt nhẽo, mà chỉ mà chỉ nói ra một sự thật như vậy, ông ta cũng thấy yên tâm rồi.
Bắt đầu kể từ hôm nay, cả hai nhà đã hứa hẹn sẽ qua lại với nhau, không chỉ Trương Phúc Sinh đến nhà thăm vào ngày lễ dịp tết hay sinh nhật Trương Thúy Hoa, mà vai vế nhỏ trong nhà cũng phải đến thôn Trương gia.
Chu Minh Dũ trạc tuổi với anh ta, sau này tất nhiên anh sẽ phụ trách mối quan hệ thân thích này.
Mạc Như biết phải để cơm nên về lấy thịt, cá, rau và rượu đến, rồi lại lấy trứng gà từ đây, cô đi gọi Đinh Lan Anh về giúp nấu cơm. Dù sao cũng là người nhà mẹ đẻ bên Trương Thúy Hoa đến nhà, tất nhiên phải coi trọng hơn chút, gần giống như như đón tết, một bàn đầy ắp thức ăn.
Đến trưa, ông Chu nhờ Chu Thành Chí, Chu Thành Nghĩa đến tiếp khách. Chu Minh Nguyên, Chu Minh Duy, Chu Minh Quốc đang chờ ở hàng ghế cuối.
Sau một hồi lâu dùng bữa cơm gia đình, khi ông anh họ đặt chén rượu xuống thì mặt trời đã lặn ở hướng tây.
Ông ta nhìn chằm chằm vào giấy dán cửa sổ, ánh đèn mờ đi, nói với Trương Thúy Hoa: “Không còn sớm nữa, bọn anh phải về rồi, sau tết, anh sẽ bảo Phúc Sinh đến cúi lạy em.”
Trương Thúy Hoa nói: “Phúc Sinh là cháu trai của em, vậy của nhà anh thì không phải là cháu trai của em sao?”
Ông anh họ nghe thấy nước mắt lưng tròng, có lẽ đã uống rượu rồi nên tình cảm mới dâng trào như thế. Ông ta kéo tay Trương Thúy Hoa, nghẹn ngào: “Em gái à, em thật là rộng lượng… năm đó là tại anh...”
Trương Thúy Hoa nói: “Được rồi, đừng nhai đi nhai lại chuyện vụn vặt nhạt nhẽo kia nữa, năm đó anh mới mấy tuổi, cũng không phải lỗi của anh.”
Trương Thúy Hoa cho rằng chuyện xưa chẳng có gì đáng để kể, chẳng qua chỉ là chuyện cha mẹ đã mất, em trai bà còn nhỏ vẫn chưa đứng được, trong tộc có người muốn lợi dụng, đất, nhà, vật dụng, cần gì thì lấy đó.
Năm đó ông anh họ không tham gia tranh đoạt, nhưng ba ông ta thì có, Trương Thúy Hoa biết ông ta đang nhận lỗi thay ba mình.
Năm đó, không phải bà không hận, bà còn tức giận thề sẽ làm họ cho mất mặt ra sao. Sau khi lấy chồng, bà cũng không quay về nữa. Sau này loạn lạc, sóng gió xảy ra liên tục, có nhà có đất nhưng lại gặp xui xẻo, không ai lo thân nổi, làm gì có tâm trạng mà đi so đo những chuyện kia.
Sau bao nhiêu chuyện, bao nhiêu năm, giờ đã già rồi, Trương Thúy Hoa cũng sớm đã nghĩ thoáng hơn rồi.
Bà cho rằng phải sống tốt cuộc sống hiện tại, quá khứ thì đã qua rồi.
Nếu không phải năm đó bọn họ ép buộc bà, bà tức giận cùng em trai gả đến Chu Gia Trang thì nay đã không có cuộc sống hạnh phúc như vậy và không có những người con trai con dâu tốt như thế.
Bà ấy thực sự đã hoàn toàn tha thứ, ông anh họ cũng cảm nhận được, ông ta đã khóc rất nhiều, đó cũng là những năm tháng mặc cảm và áy náy.
Thôn Trương Gia cách thôn Chu Gia hơn mười dặm đường, thấy không còn sớm nữa, ông Chu đề nghị ở lại một đêm.
Ông anh họ không chịu, nói rằng không thể làm khổ nhà em gái, cứ đòi về cho bằng được.
Chu Thành Chí nhờ Chu Minh Dũ lái xe la đưa cậu cả và em trai về.
Kết quả là ông anh họ về có mấy ngày, hôm đó mùng ba tháng chạp, Trương Phúc Sinh cùng con trai lớn đến báo tang, ông anh họ mất rồi.
Trương Thúy Hoa thu dọn, rồi cùng Chu Minh Nguyên vội về chịu tang.
Nhưng bọn họ không phải anh em ruột thịt, Trương Thúy Hoa không cần phải chịu tang cho ông ta, Phúc Sinh cũng không cần phải chịu tang trong ngày Tết như con ruột của mình, không ra ngoài thăm họ hàng.
Vậy nên sau tết, anh ta mang qua đến nhà cô để cúi lạy và chúc Tết vào ngày mồng ba. Đến mồng sáu, Chu Minh Dũ dẫn hai đứa lớn là Nê Đản Nhi và Cúc Hoa đến thăm nhà cậu.
Mạc Như đương nhiên vẫn về nhà mẹ đẻ vào mùng ba, Chu Minh Dũ đưa bọn họ đến, vài ngày sau lại đi đón cô.
Kể từ sau khi bắt đầu phong trào giáo dục xã hội, Mạc Gia Câu là có sự thay đổi lớn nhất, từ bí thư chi bộ đại đội đến các cán bộ nhỏ từng đội, cơ bản đều đã thay người.
Vốn dĩ chính thống của Thôi Phát Trung đã từ chức, hiện tại là nhánh bên của nhà học Mạc và nhà họ Thôi, những người này không mấy thân thiết với gia đình Thôi Phát Trung, nên cuộc sống của gia đình Mạc Thụ Kiệt càng dễ thở hơn.
Bạn cần đăng nhập để bình luận