Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 252: Vào thành phố (4)

Chương 252: Vào thành phố (4)
Chu Ngọc Trung làm một số công việc thợ mộc trên không trung, hộp gỗ đựng những thứ linh tinh, thước gỗ, lược... Còn có khoảng mười cái hộp tròn đan bằng cỏ lúa mì, có thể đựng đồ ăn vặt, đồ may vá hoặc những thứ linh tinh, mười mấy cái quạt hương bồ đan bằng cỏ. Quạt hương bồ đan bằng cỏ đẹp hơn quạt lá cọ mà mọi người mua, còn được đan hoa văn, dùng cỏ thắt bím theo viền, tinh tế và thực dụng nên người trong thành phố đều thích.
Mạc Như nhìn quyến luyến không rời.
Liễu Tú Nga cười nói: “Khi nào rãnh thì cô đến đây tôi dạy cho, đơn giản lắm.”
Bà ta lấy lấy ra phiếu mua vải nhờ hai người mua giúp, rồi tiện thể mua ít đường trắng, muối, thuốc nhuộm gì đó.
Chu Bồi Cơ nói: “Có thì mua, không có để mua thì cũng không gò ép.”
Chu Minh Dũ đồng ý rồi anh lấy đồ chào tạm biệt bọn họ.
Hai người ra ngoài thu dọn mọi thứ vào trong không gian rồi về nhà báo với Trương Thúy Hoa trước, lúc này Chu Thành Chí đã tự đánh xe lừa đến.
Chu Minh Dũ từ biệt ba mẹ rồi dẫn Mạc Như đánh xe lừa về nhà mới chuẩn bị, anh trải đệm chăn để Mạc Như có thể ngủ một giấc trên đường.
Mạc Như kiểm tra xong trứng gà, cô kinh ngạc phát hiện có hơn một ngàn quả trứng gà.
“Ôi! Nhà chúng ta trữ trứng gà nhiều ghê.”
Chu Minh Dũ cũng cười: “Đúng là biết sống qua ngày, nếu em đến đội ba thì có lẽ không trữ nỗi ba mươi bốn mươi quả, hơn nữa vào mùa hè trứng gà dễ hư, có trữ cũng không an toàn.”
Mạc Như mừng khấp khởi, nói: “Vận may của chúng ta tốt quá.”
Cô bảo Chu Minh Dũ đun nước nóng đổ vào trong ấm đun nước trực tiếp thu vào trong không gian, đến lúc đó lấy ra thì vẫn còn nóng.Ngoài ra, còn phải chuẩn bị thức ăn, rau xanh và dưa muối gì đó, dù sao vào thành phố cũng không lo bị đói, cũng không cần bỏ ra phiếu mua lương thực, đến quán cơm ăn mấy món đó đắt chết đi được.
Dọn dẹp đâu ra đấy, Chu Minh Dũ để mấy cái giỏ tre lên xe, lót sẵn chăn đệm, rồi dùng gối và hộp gỗ nhỏ lót cao, sau đó dìu Mạc Như lên xe để cô nghỉ ngơi ở trên, anh đánh xe xuất phát.
Vào lúc nửa đêm, mặt trăng lên cao và treo sáng trên bầu trời, tỏa ra ánh sáng rực rỡ giống như thủy ngân đổ xuống đất và chiếu sáng cả mặt đất.
Chu Minh Dũ cảm thấy con lừa kia có thể thấy đường rất rõ nên tiết kiệm dầu, không châm đèn bão để nó đi từ từ.
Anh từng hỏi đường ở hợp tác xã, đi đến huyện lị cứ đi thẳng hướng đông, phải đi đường rất xa và ở ngã rẽ thì rẽ về phía bắc là được.
Mạc Như nói: “Anh Út Năm! Anh cũng đến đây nằm đi, để nó tự đi.”
Chu Minh Dũ bò lên xe nằm nghiêng bên cạnh cô.
Vào lúc nửa đêm, trời đất đã chìm trong giấc ngủ, chỉ có tiếng gió xào xạc lướt qua những ngọn cây, tiếng xào xạc của bụi cỏ và tiếng chim kêu líu lo ở bên tai, khiến màn đêm càng thêm lắng sâu.
Lúc này, đi ngang qua những thôn xóm cũng đều đã tắt đèn, cho dù ban ngày yên tĩnh hay ồn ào thì giờ trời cũng đã tối om đến tĩnh lặng.
Mạc Như nằm trong lòng Chu Minh Dũ, lắng nghe tiếng gió thổi tiếng chim kêu, còn có nhịp tim vững chắc và mạnh mẽ của anh, cô đã ngủ rất ngon theo nhịp điệu chậm rãi của xe lừa.
Đợi cô thức giấc thì trời đã tờ mờ sáng, cô đắp chăn lên người, Chu Minh Dũ đã dắt con lừa đến phía trước.
Cô ngồi dậy: “Đến huyện lị chưa?”
Chu Minh Dũ quay đầu nhìn cô cười: “Còn mấy dặm đường nữa, muốn xuống xe vận động chút không?”
Mạc Như tỏ ý muốn đi vệ sinh.
Anh cũng muốn cho lừa uống nước, để nó ăn ít cỏ xanh và nghỉ ngơi.
Đi tiểu tiện xong, Mạc Như từ trong vại nhỏ của không gian vẩy nước tắm rửa một hồi, hai người uống nước ăn chút gì đó để dằn bụng.
Phía đông xuất hiện một vệt trắng bạc và ánh ban mai, thôn xóm xung quanh và ruộng đồng đã bắt đầu có nông dân đang lao động.
Mạc Như cất đồ dùng vào trong không gian, chỉ để lại quạt hương bồ đan bằng tre lá, một hộp cỏ, mấy cái khuôn in và một cái giỏ tre kích cỡ trung bình ở bên ngoài.
Đệm chăn và gối cũng được thu vào trong, chỉ để lại một tấm đệm cỏ lúa mì ở trên xe.
Một lát sau, bọn họ đã đi đến cổng vào huyện lị.
Huyện lị Cao Tiến là con đường giao thông quan trọng của địa phương, thành phố được xây dựng từ thời nhà Minh, nhà ga xe lửa được xây dựng ở đây vào cuối thời nhà Thanh, đây cũng là yếu địa trong cuộc kháng chiến chống Nhật và chiến tranh giải phóng. Do chiến tranh ác liệt, bức tường thành ban đầu của huyện lị cao năm mét rộng hai mét về cơ bản đã bị phá hủy, sau đó lại bị dỡ bỏ nhiều lần. Ủng thành cao lớn và kiên cố cũng chỉ còn lại cảnh tượng đổ nát.
Tường thành và cổng thành bị phá hủy, đối với những người ở nông thôn mà nói vào thành phố tiện hơn nhiều, nhưng các loại phiếu và hạn chế lại trở thành bức chắn lớn hơn tường thành và cổng thành.
Bạn cần đăng nhập để bình luận