Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 719: Nguồn gốc ân oán (3)

Chương 719: Nguồn gốc ân oán (3)
Chương 719: Nguồn gốc ân oán (3)
Đây là những lời nói tâm huyết, Mạc Như rất cảm kích, tuy trong lòng không làm như thế nhưng vẫn rung rung nước mắt gật đầu.
Chu Minh Dũ vốn không thích nói những lời hào hùng, anh biết mình phải đập tan nghi ngờ của ba mẹ, chỉ có thể chờ thời gian chứng mình.
Mạc Thụ Kiệt ho một hai tiếng, Mạc Ưng Tập vội bưng nước đến.
Mạc Thụ Kiệt uống hai ngụm nước, nói nhỏ: “Giúp người là chuyện tốt, nhưng phải đề phòng ‘Một thăng gạo dưỡng ân nhân, một đấu gạo dưỡng cừu nhân’, không chỉ là ‘giúp khẩn không giúp nghèo’, mà còn phải liệu cơm gắp mắm, đừng làm bản thân mệt mỏi chỉ vì giúp đỡ người khác, cũng đừng để những kẻ tham lam dựa dẫm. Nói về gia đình mình, hiện tại các con đã giúp đỡ rất nhiều, các con đã khá hơn, có thể chống lưng cho gia đình, điều đó còn tốt hơn bất cứ điều gì. Sau này phải dựa vào sự cố gắng của ba anh em, Sỏa Ni đã xuất giá rồi cũng đừng có về nhà mình thường xuyên, sau này về nhà mình chỉ đi lại thôi, đừng có mang đồ về.”
Lời của ông ấy làm Mạc Như muốn khóc, vành mắt ngấn lệ, gật đầu lặng lẽ không nói gì.
Mạc Thụ Kiệt dạy dỗ các con trai: “Ba anh em con phải dựa vào đôi bàn tay của minh để tạo ra một cuộc sống thật tốt, đừng chỉ biết chờ đợi chị mang đồ về nhà, chúng ta không được như thế. Các con phải nhớ ân tình của cả gia đình anh rể, sau này lớn lên có sức mạnh, nhà chúng ta chắc chắn sẽ tốt hơn, các con nhớ phải giúp đỡ chị và anh rể.”
Ba an hem Mạc Ưng Đường nói: “Ba, chúng con nhớ rồi.”
Mạc Ưng Tập vỗ ngực mình: “Anh rể và chị yên tâm, em nhất định chăm sóc bản thân khỏe mạnh cường tráng, đến lúc đó còn chắc khỏe vạm vỡ hơn cả chú của anh rể.”
Chu Thành Liêm là người đàn ông cơ bắp, tiết xuân se lạnh anh ta cũng dám cởi trần trộn bùn, Mạc Ưng Tập vô cùng ngưỡng mộ.
Nói những lời thật lòng một lúc nữa, Thẩm Thục Quân dọn dẹp một ít đồ, nói với con trai cả: “Nhân lúc còn chưa ngủ, ba đứa dẫn theo anh rể đến nhà bác ba và thím năm một chuyến để chúc tết.”
Mạc Ưng Đường đồng ý, cậu ta không hiểu tại sao không cho chị cũng đi.
Đợi bọn họ đi khỏi, Mạc Thụ Kiệt nói với Mạc Như: “Sỏa Ni, nhà chúng ta có vài chuyện, hiện tại cũng nên nói với con rồi.”
Nghe giọng nói trịnh trọng của ông ấy, Mạc Như cũng trở nên nghiêm túc: “Ba, ba nói đi, con nghe.”
“Những chuyện này con nghe là được rồi, đừng nói với người khác, đông người rối rắm.”
Mạc Như gật đầu.
Mạc Thụ Kiệt kể cho Mạc Như một vài chuyện trong gia đình, quan trọng nhất chính là ân oán của họ với nhà họ Thôi.
Ông ấy cố tình hạ giọng để chỉ có ba người trên giường đất nghe thấy.
Tổ tiên nhà họ Mạc có rất nhiều tiến sĩ, họ còn từng làm quan. Thời ông nội của Mạc Thụ Kiệt, Mạc Văn Uyên còn làm địa chủ địa phương. Dù rằng Mạc Văn Uyên đã phá hoại sản nghiệp hơn một nửa, nhưng cũng là gia đình thân hào trong vùng, còn cháu đều đọc sách biết chữ.
Mạc Chương Tông, ba của Mạc Thụ Kiệt là cử nhân cuối đời nhà Thanh, chỉ là chưa từng làm quan, nhưng ông rất thích vui thú điền viên cày cấy trồng hoa.
Mạc Thụ Kiệt và anh cả Mạc Thụ Nhân kế thừa cha.
Sau đó, người Nhật đánh vào quan nội, Mạc Chương Tông vô cùng căm phẫn, thề sẽ dốc sức chống Nhật.
Cơ duyên đưa đẩy ông quen biết với Đàm Anh Kiệt, một chính ủy của bộ đội vũ trang chống Nhật đứng sau địch lúc bấy giờ, nên ông bắt đầu bán sản nghiệp để mua bán vũ khí, lương thực và thuốc men bí mật hỗ trợ chống Nhật.
Lúc dó, Đàm Anh Kiệt còn định tiến cử ông gia nhập Đảng, Mạc Chương Tông lại cho rằng nếu gia nhập Đảng thì rất dễ bại lộ, dù gì ở nông thông cũng người đông phức tạp, giặc ngoại xâm cũng biết thu thập tình báo.
Huống hồ lúc này có rất nhiều hán gian.
Trong đó, gia đình lớn nhất là nhà họ Thôi.
Nguồn gốc của nhà họ Thôi và nhà họ Mạc có từ thời Mạc Văn Uyên.
Năm đó, cha mẹ Thôi Lập Nhân mất, suýt nữa ông ta đã chết đói ngoài đường, ông Mạc đã cứu ông ta, thấy ông ta thông minh nên dẫn về nhà làm thư đồng giúp Mạc Văn Uyên biết đọc sách biết chữ.
Kết quả, Thôi Lập Nhân rất khôn vặt, chuyện dụ dỗ Mạc Văn Uyên phô trương, khoe khoang, kết giao với một đám bạn chẳng ra gì.
Ông cụ biết chuyện đánh con trai một trận, rồi đuổi Thôi Lập Nhân ra ngoài.
Thôi Lập Nhân quỳ xuống khóc lóc van xin, ông cụ mềm lòng giữ ông ta ở lại, nhưng không cho ông ta làm thư đồng nữa, cũng không cho ông ta ở lại nhà tổ, mà đến cửa hàng học việc.
Thôi Lập Nhân chẳng những không cảm kích, ngược lại còn sinh hận trong lòng, lúc nào cũng cho rằng ông Mạc hết sức giả trân, quan tâm đủ kiểu đến con trai nhưng lại lợi dụng ông ta nên ông ta đến cửa hàng trong thành phố không chỉ học nghề, mà còn dụ dỗ Mạc Văn Uyên ăn uống, chơi gái, đánh bạc, hút thuốc phiện, nuôi đào kép, không gì là không làm, đã mấy lần bị thổ phỉ bắt cóc tống tiền.
Bạn cần đăng nhập để bình luận