Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 289: Tẩy não (1)

Chương 289: Tẩy não (1)
Trương Thúy Hoa nhếch môi cười: “Là người tốt thì lần sau phải cảm ơn đàng hoàng người ta đấy.”
Bà ôm chặt phích nước nóng không buông tay, vuốt ve một hồi lâu mới miễn cưỡng để lên trên cái vại lớn, bà suy nghĩ giây lát rồi hỏi Mạc Như: “Có nên để trên bàn ở gian nhà chính không?”
Nếu để ở đó có người đến thì sẽ nhìn thấy ngay, khí thế biết bao.
Mạc Như mím môi cười: “Mẹ! Con thấy chúng ta phải im lặng phát tài, thứ tốt thì tự mình dùng là được rồi, để tránh người khác thấy đỏ mắt.”
“Đúng, đúng thế.” Trương Thúy Hoa lấy lại bình tĩnh, cười nói: “Mẹ có hơi phiêu, phải đáp xuống đất mới được, không được đắc ý.”
Bà lại lấy một ít vải may đồ lao động, liên tục nói loại này tốt, bền và chắc, còn tự mình khoa tay múa chân.
Thấy bà cực kỳ hứng thú, Mạc Như cười nói: “Mẹ! Con còn mua cho ba một ít thuốc lá sợi. Nói thật thì không rẻ nhưng loại này ngon hơn mấy loại thuốc lá vụn kia. Mẹ đừng nói cho ba biết là bao nhiêu tiền, cứ để cho ba hút, nếu loai này tốt thì sau này mua thêm.”
Nghe con dâu nói mua thuốc lá sợi cho ông nhà, Trương Thúy Hoa còn vui hơn là khi nhìn thấy vải may đồ lao động, bà cười híp mắt: “Ha ha, còn mua đồ cho ông ấy nữa, chắc ông ấy vui mức đến cười méo miệng đấy.”
Mạc Như lấy ra nửa cân thuốc lá sợi để trên giường đất, được gói bằng một tờ giấy báo.
Trương Thúy Hoa mở ra thấy thuốc lá sợi khô vàng, có một mùi rất thơm: “Thật đúng là thuốc thơm, đây phải là cấp mấy? Chẳng phải loại vụn thuốc rách nát và rẻ tiền. Ái chà! Đảm bảo là ông ấy không nỡ hút đâu, chắc ông ấy để dành đến năm mới hay dịp lễ đi khoe khoang.”
Đừng thấy ông ta không thích nói chuyện, nếu ông ta mà đi khoe khoang thì người ta không chịu nổi đâu, chỉ có điều người khác không biết mà thôi, nhưng Trương Thúy Hoa thì lại biết rất rõ.
Bà còn nhớ lúc may quần áo, dư ra một ít vải vụn to cỡ ngón tay, bà chắp lại may cho ông ta một bao thuốc mới, còn thêu cho ông ta hai mũi hoa và nhờ kế toán viết tên ông ta để thêu lên. Ông ta bảnh chọe, ra ngoài nhất định phải mang theo, đeo trên ngực nơi dễ thấy nhất. Miệng không nói ra, nhưng nếu ai nhìn thấy cũng khen một câu: “Ông anh, bao thuốc mới may à, không tệ đó.” Ông ta có thể vui cả ngày. Nếu người ta không khen thì ông ta còn cố ý lấy ra hí hoáy. Người khác không biết đã đành, chẳng lẽ bà còn không biết chút tâm tư của ông ta ư? Ha ha.
Bà cất thuốc vào trong cái giỏ nhỏ mà thường ngày ông Chu đựng vụn thuốc, bà muốn tạo bất ngờ cho ông ta.
Cạnh khung cửa có một cái chêm bằng gỗ, trên đó treo một cái giỏ tre đã bỏ đi, không nỡ vứt nên bà dùng để đựng những thứ như vụn thuốc hay giấy cuộn thuốc lá gì đó của ông Chu.
Bà lại loay hoay với diêm quẹt, muối, bút, tập vở, thuốc gì đó, bà vui vẻ nói: “Sỏa Ni! Các con thật hiểu chuyện, lại giỏi giang nữa. Mua tốt lắm. Chúng ta trữ trứng gà giao cho hợp tác xã cũng là để mua những thứ này, hợp tác xã của chúng ta không cho phép mua tùy tiện, thế mà các con lại có thể mua về thật đúng là đã giúp trong nhà rất nhiều.”
Bà còn hiểu mấy chị em dâu hơn cả Mạc Như, theo như sổ sách Mạc Như đã ghi chép lại, nhà nào đặt mua gì thì để yên đấy, thừa ra thì cơ bản bà cũng đem phân chia.
“Bác của con thích ăn mặn, bà ấy ăn muối rất giỏi nên sẽ mua nhiều muối chút. Chú ba của con hút thuốc kinh lắm nên diêm quẹt dùng mau hết, bác ba lúc nào cũng phàn nàn nhưng chú ấy không chịu thay đổi. Màu hồng màu xanh này thì chia một ít cho nhà bác cả đội trưởng, bác của con thích nhuộm các thứ như: sợi chỉ, giấy và những bức tranh lễ hội đầy màu sắc.”
“Loại thông gì đó, chính là loại thuốc này, đắt lắm, dưới quê không có mà mua. Bác của con đau ngực quanh năm, năm kia bác sĩ xuống nông thôn tuyên truyền có viết một đơn thuốc gồm mười viên, bà ấy không nỡ uống. Bà ấy chắc chắn cần thứ này nên mang cho bà ấy.”
“Đường nâu thì con cứ cất đi, giữ cẩn thận đừng để mấy con chuột phá hư.”
“Con cầm lấy chai dầu lửa này, để dành mà dùng, cố gắng đừng làm việc gì vào buổi tối, chai còn lại thì mang đến nhà đội trưởng, nhà bọn họ nhiều việc lắm.”
“Hai nhà chia một bao kim, nhà chúng ta có hai bao thì con một bao, còn hai chị dâu của con mỗi người nửa bao.”
“Sợi chỉ đều cũ kỹ và rẻ tiền, con lấy một nửa, phần còn lại chúng tự chia.”
“Kẹp tóc thì các con tự chia với nhau.”
“Dây thun thì con cứ giữ đi, chúng ta phải dùng thắt lưng buộc quần, thứ này không tốn sức, con xem làm gì được thì làm.”
“Những loại thuốc khác thì để trong phòng mẹ, ai cần thì đến lấy.”
“Cây kéo này tốt thật, loại kéo may vá cũ không giống loại này, đây là thứ tốt, con giữ lấy mà dùng.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận