Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 182: Lễ cất nóc thuận lợi (4)

Chương 182: Lễ cất nóc thuận lợi (4)
Cơ bản mọi người đều hút loại này.
Còn có một loại là những nhà có nhiệm vụ trồng thuốc và thực hiện nhiệm vụ giao thuốc, còn thừa một ít lá cây thuốc lá thì tự hơ sơ rồi sau đó lặng lẽ mang đến chợ bán.
Loại này có giá đắt gấp ba lần vụn thuốc lá, thường thì đều là cán bộ đại đội hoặc người đi làm trong thành phố mua.
Ở quê, cho dù điều kiện gia đình Chu Thành Nhân có khá giả cũng không nỡ mua, thà tiết kiệm tiền để người trong nhà ăn một lần món trứng hầm.
Ông bảo Chu Minh Dũ mua loại thuốc lá này về rồi thái nhỏ cho những người thợ mộc hút, không lo cơm nhưng cho hút thuốc cũng là một phần thưởng, cái này rất tốt. Ăn uống mặc đều không quan trọng, có tẩu thuốc lá là đã hơn thần tiên sống rồi, áp lực cuộc sống nặng nề và tinh thần mệt mỏi nên ngược lại cần thuốc để kích thích và có được sự an ủi không lời.
Chiêu này của Chu Thành Nhân rõ ràng đã lấy lòng những người thợ mộc kia, bọn họ làm việc rất hăng say, làm vừa nhanh vừa giỏi, bọn họ giúp Chu Ngọc Trung xử lý tấm vật liệu, như vậy thì làm cửa sẽ nhanh hơn nhiều.
...
Lúc này ủy ban tỉnh đưa văn bản xuống yêu cầu ủy ban khu vực và ủy ban huyện dốc sức tổ chức hợp nhất đại xã vận động, yêu cầu sát nhập các hợp tác xã cao cấp nông nghiệp trước đây thành đại xã. Bởi vì huyện Toại Bình, tỉnh Hà Nam đã đi đầu trong việc thành lập đại xã nông nghiệp đầu tiên vào ngày 20/4, sau đó học tập Công xã Paris đổi tên thành “Công xã nhân dân vệ tinh” nên các nơi đều noi gương, cũng gọi là Công xã nhân dân.
Sau khi văn kiện được ban hành, họ bắt đầu tổ chức các cuộc hội nghị nông thôn, học tập khắp các nơi… tổ chức cho nhân dân hô khẩu hiệu hàng ngày: “Chạy bộ tiến vào chủ nghĩa cộng sản”, “Chủ nghĩa cộng sản là thiên đường, công xã nhân dân là cầu nối”… Đặc biệt là bắt đầu từ các tỉnh thành và các thôn xung quanh các thành phố, sau đó dần lan ra các nông thôn dưới các huyện thành.
Những người có thể thành lập công xã, phải tuân theo bốn nguyên tắc “Cùng ăn, cùng ở, cùng lao động và cùng học” Về cơ bản đều là một xã hoặc hai ba xã nhỏ ở xã bên dùng chung một nguồn nước lớn hoặc hồ chứa nước mới xây, như vậy thì mới có thể cùng tưới tiêu cùng lao động.
Xã Song Câu không có sông ngòi và công trình thủy lợi đặc biệt lớn nên sát nhập với xã Tỉnh Câu ở phía Nam, đến lúc đó có thể thi công mương nước dẫn hồ chứa nước Mã Vượng tưới đồng ruộng các thôn.
Hiện tại là cấp trên xuống điều chỉnh chỉ đạo đàm phán lằng nhằng giữa hai xã, chỉ để quyết định gọi tên là công xã Song Câu hay công xã Tỉnh Câu. Hơn nữa, công xã được thành lập ở chính quyền xã nào, chính quyền xã nào làm chủ đạo, ai làm bí thư công xã, xã trưởng… Vấn đề nhất thời khó mà giải quyết.
Nhưng nhà ăn công cộng của các thôn chính thức được đưa vào chương trình hội nghị, mở màn rất rầm rộ.
Mặc dù Trương Căn Phát muốn chia cả thôn thành bốn nhà ăn lớn theo khu vực, sắp xếp đội ba đội bốn nhập chung vào đội hai đội một nhưng Chu Thành Chí và những người khác hết sức phản đối. Nói sự thật hay nói đạo lý cuối cùng thì ông ta cũng chỉ có thể thỏa hiệp. Hiện tại mở nhà ăn theo đội sản xuất, các đội sản xuất cũng như những lao động đi làm thuê, tự chịu trách nhiệm lời lỗ, nhà ăn cũng tự mình làm, tự quản lý và tự mình xuất lương thực...
Nhưng vì lúa mì của đội ba đội bốn đều hư hỏng cả rồi, số ít còn lại phải nộp thuế lương thực nên không có để chia khẩu phần lương thực. Lấy lương thực ứng phó nhu cầu bức thiết với lương thực dự trữ ra để giải quyết rắc rối là điều khó tránh khỏi. Đội một đội hai cũng viện trợ một ít, cho bọn họ mượn một ngàn cân khoai lang khô trữ từ năm ngoái và viện trợ đến khi thu hoạch cao lương.
Nhà ăn của đội ba đội bốn là thuận lợi nhất, Trương Căn Phát tự mình dẫn theo đội trưởng và chủ nhiệm an ninh cùng với dân binh đốc thúc từng nhà giao nộp lương thực và tập trung làm nhà ăn.
Hầu hết bọn họ vốn không có lương thực trữ, thêm vào đó có những người nghe nói sắp ăn cơm tập thể, để chiếm lợi từ đội một đội hai, bọn họ đều thoải mái ăn no bụng đồ ăn nhà mình nên hoàn toàn không còn lương thực dư nào cả. Thời điểm đó có vài hộ gia đình trộm lúa mì nên cũng ăn được kha khá. Cũng có những hộ gia đình thường ngày ăn ít và tằn tiện, có thể lấy ra vài trăm cân khoai lang khô nhưng bản thân lại không nỡ ăn nên hiện tại đều bị lôi ra ngoài, đúng là khiến người khác thấy đau đớn như xẻo thịt lấy máu.
Có người làm ầm ĩ là điều khó tránh khỏi, sau đó bị những đội viên khác chỉ trích gây áp lực, nói vì sao bọn họ lại ích kỷ như thế, đến cuối cùng vẫn phải giao nộp.
Bạn cần đăng nhập để bình luận