Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 247: Kinh ngạc thán phục (3)

Chương 247: Kinh ngạc thán phục (3)
Nhà Trần Ái Nguyệt không có nhiều ghế dài, đại đội cũng không có tài lực làm bàn ghế nên đều là tự ngồi dưới đất nghe giảng bài.
Kim Chi Nhi mang đến cho Mạc Như một cái ghế đẩu bốn chân để cô ngồi cho thoải mái, Mạc Như nhìn cô bé cười, Kim Chi Nhi vội chạy đi. Cô bé chỉ có thể lén lút học cùng Mạc Như nhưng lại không dám mạnh dạn đến ngồi nghe.
Mạc Như để bút chì và cuốn tập cùng nhau, cô và Chu Minh Dũ cùng dùng chung bảng đá. Chu Bồi Cơ ngồi bên cạnh cầm một chiếc bảng đá nửa thước, bên trên không biết bôi lên loại sơn đen gì, dù sao cũng trông giống tấm bảng đen nhỏ, còn có mấy viên hoạt thạch thon dài.
Cô thì thầm trong lòng: Có tay nghề đúng là có khác.
Cô rất tò mò lý do Chu Bồi Cơ không học tiểu học hay trung học gì đó, theo lý mà nói, nhà hắn yêu thương hắn như thế, không đến mức không đi học nổi.
Nghe nói, lúc nhỏ hắn còn học đến năm lớp ba, sau đó có lẽ không thích đi học nữa nên nghỉ rồi, hắn không thích học thì đương nhiên nhà hắn cũng mặc kệ.
Thời điểm này, những đứa trẻ ở quê rất ít học, thứ nhất là ý thức học chưa mạnh, đời này qua đời khác làm ruộng nên không cảm thấy con mình cần học. Thứ hai là thôn này không có trường học, phải đi hơn năm dặm đến Phạm Mộc Tượng. Thứ ba đương nhiên là học phí rất hạn chế, thời điểm này không có nghĩa vụ giáo dục nên học phí rất đắt.
Học phí tiểu học gần hai đồng một học kỳ, một năm cộng với tiền sách vở, các khoản học phí khác cũng gần năm đồng.
Ngay cả những nhà có điều kiện tốt hơn cũng gặp khó khăn trong việc cung ứng cho một học sinh, chứ đừng nói đến những nhà có điều kiện trung bình.
Nếu học phí rẻ thì các em lớp một, lớp hai không làm được nhiều việc, gia đình có thể cho các em học hai năm mà các em phải là con trai. Trong nhà có nhiều em trai em gái thì con gái không có cơ hội đi học mà ở nhà trông em.
Đến năm lớp ba thì lúc này con trai có thể làm việc kiếm điểm công tác, học tập không tốt càng không có hy vọng nên đương nhiên sẽ không đi học.
Trong một thôn có một hoặc hai người đi học cũng không tệ rồi, có những thôn không có người nào đi học.
Chẳng mấy chốc, Trương Kim Lạc và Triệu Hỷ Đông cũng đến, bọn họ cố tình chen chúc đến trước mặt ba người Mạc Như để chắn bọn họ.
Chu Bồi Cơ nói: “Con chó ngoan sẽ không cản đường.”
Trương Kim Lạc quay đầu lại tức giận nhìn hắn: “Rõ ràng mày là người của đội bốn chạy đến đội hai làm tay sai.”
Chu Bồi Cơ chậm rãi nói: “Đội bốn và đội hai chẳng phải là cùng một đại đội sao? Anh không có chân sao? Không có tay sai thì không biết đi đường ư?”
Trương Kim Lạc tức đến mức muốn đánh nhau nhưng bất cẩn chạm vào ánh mắt của Chu Minh Dũ, cảm thấy khi Chu Minh Dũ nhìn anh ta luôn mang một chút cao cao tại thượng, bất chợt nhớ lại cú đá kia, anh ta hừm một tiếng và tránh sang một bên nhường chỗ.
Anh ta thật sự không dám đấu võ với Chu Minh Dũ, kết quả sự thật chứng minh đấu văn cũng không được, không muốn thu lại cũng phải thu lại, cho dù ngột ngạt đến tè ra máu.
Đương nhiên là Cao Dư Phi giảng bài tốt hơn Trần Ái Nguyệt, không phải vừa đến đã học môn chính trị, vẫn cần những học kiến ​​thức cơ bản.
Học ngữ văn nửa tiếng, nghỉ ngơi năm phút, sau đó học môn toán.
Khi học môn toán, Mạc Như nhận ra Trương Kim Lạc đúng là kẻ ngốc, anh ta không thể làm phép cộng trừ ngoài mười. Ha ha ha ha! Nhưng Triệu Hỷ Đông lại không tệ, ngữ văn và toán học đều rất được, khi Cao Dư Phi giảng bài thì anh ta cũng học hành rất nghiêm túc, có vẻ biết nắm bắt cơ hội.
Còn Chu Bồi Cơ ở bên cạnh có một bộ não rất tốt, nhưng thái độ lại không nghiêm chỉnh. Hắn nhìn thấy nhân viên kỹ thuật Cao ngạo mạn, luôn coi thường những người dân trong thôn như bọn họ nên trong lòng hắn thấy khó chịu. Anh ta chỉ là một kỹ thuật viên trong xã, lại không phải là người Bắc Kinh, kiêu ngạo cái con khỉ.
Nghe Mạc Như và Chu Minh Dũ nói thầy Cao rất lợi hại, hắn bĩu môi.
Mạc Như và Chu Minh Dũ vì muốn để lại ấn tượng tốt cho Cao Dư Phi, bọn họ tìm cơ hội tạo mối quan hệ thật tốt để khi anh ta quy định sẵn nộp thuế lương thực sẽ tốt một chút với Chu Gia Trang, đương nhiên phải thể hiện dốc sức hơn nữa.

Cao Dư Phi nhận ra hai người họ rất xuất sắc, cho dù là ngữ văn hay toán học cũng học vừa nhanh vừa giỏi. Nếu được học từ nhỏ thì chắc chắn sẽ đậu vào đại học.
Học đại học là giấc mơ của Cao Dư Phi, đáng tiếc là anh ta chỉ học trường trung cấp chuyên nghiệp, học được hai năm thì được phân công làm kỹ thuật viên nông nghiệp ở cơ sở nông thôn. Anh ta luôn cảm thấy rằng bản thân chưa phát huy tốt, lãng phí sự thông minh và tài trí của mình.
Bạn cần đăng nhập để bình luận