Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 269: Công kích lẫn nhau (1)

Chương 269: Công kích lẫn nhau (1)
Cô nhìn một phích nước nóng trong số đó, nói nhỏ: “Anh Út Năm! Chúng ta mua một phích nước nóng đi.”
Mặc dù cô có không gian có thể giữ tươi và giữ ấm nhưng trong nhà không có, nếu vào mùa đông không đun nước thì người già và trẻ con không có nước nóng mà uống.
Chu Minh Dũ cầm tay cô hỏi giá, hỏi ra mới biết cái bằng sắt sáu đồng bốn một cái. Mạc Như giật mình suýt nữa đã rơi cằm ở quầy hàng. Không phải là cô hiểu biết nông cạn mà thực sự là quá đắt rồi, trong nhà trữ nhiều trứng gà như thế mang đến hợp tác xã chỉ có ba đồng.
Chà! Đời sau vẫn luôn có người nói thời điểm này vật giá rẻ, đến đời sau vật giá tăng vọt đáng buồn, thời điểm này dễ sống ư? Mặc dù trứng gà ba xu một quả, nhưng anh có ăn được không?
Thịt bảy hào một cân, một năm có thể ăn được mấy cân?
Thịt kho tàu, thịt đông pha, canh thịt cay... Mạc Như cảm thấy nước mắt sắp trào ra ngoài rồi.
Trời! Ngay cả phích nước nóng cũng không mua nổi.
Ngoài sắt ra, còn có loại vỏ đan bằng tre, bên trong là ruột phích.
Chu Minh Dũ cười và xoa vai cô, rồi hỏi người bán hàng mặc áo tay ngắn kẻ sọc đỏ: “Đồng chí! Cho hỏi phích nước nóng này bao nhiêu tiền?”
Người bán hàng trước đó thấy Mạc Như cứ lại gần nước hoa nên tỏ vẻ không vui, sau đó hỏi rồi lại không mua nên đã rất bực mình rồi, hiện tại lại hỏi thêm cái này nữa, cô ta ngẩng cầm mặt lạnh như băng nói: “Rốt cuộc anh có mua hay không, không mua thì đừng hỏi.”
Mạc Như vò nắm tay, chỉ vào cái khay tráng men và hỏi: “Cái này bao nhiêu tiền?”
Người bán hàng hừ một tiếng, bĩu môi: “Đừng có hỏi nữa, mua không nổi đâu.”
“Mặc kệ tôi có mua nổi hay không, đây là nhà của anh à? Hay là anh không bán?” Mạc Như tức giận.
Người bán hàng sững sờ, nhìn cặp vợ chồng từ dưới quê lên lại ngang ngược như thế, chẳng lẽ chưa từng trải đời nên chống đối khác thường như thế sao?
Đúng là kẻ quê mua thiếu hiểu biết.
“Ba đồng hai, cô mua không nổi đâu.” Người bán hàng hừ một tiếng.
Mạc Như lại chỉ vào cái lọ tráng men: “Cái này thì sao?”
Người bán hàng cảm thấy sắp phun khói rồi, trợn tròn mắt: “Có phải là cô đang thật tâm gây rối không? Không mua thì đi ra ngoài.”
Người bán hàng còn lại ở bên ngoài tuổi tác lớn hơn, thái độ cũng tốt hơn bước tới cười với cô, tỏ ý cô ta đừng tức giận: “Bọn họ từ xa đến đây một chuyến, chưa từng thấy nhiều thứ như thế, hỏi chút cũng không sao.”
Người bán hàng kẻ sọc bĩu môi, phàn nàn: “Chị Lý, chị nói chúng ta đứng đây cả ngày trời cũng mệt mỏi, sao bọn họ không thấu hiểu chứ? Không mua mà cứ hỏi này nọ suốt?”
Mạc Như không chút khách sáo, nói: “Sao cô biết là chúng tôi không mua, hôm nay chúng tôi không mua, sang năm mới chúng tôi bán heo rồi lại đến mua không được à. Nếu không biết là bao nhiêu tiền thì làm sao chúng tôi dành dụm được? Có phải cô cảm thấy cả đời này chúng tôi cũng không mua nổi một cái phích nước nóng?”
Người bán hàng kẻ sọc vẫn bĩu môi, cô ta cho rằng những người dân quê này cả đời cũng không mua nổi phích nước nóng đắt như thế.”
Mạc Như lại hừm một tiếng: “Tôi muốn mua kim chỉ cúc áo.”
Trước đó cô bô bô cãi một trận với người bán hàng, người bán hàng vốn đã không vui, hiện tại thấy Mạc Như với bộ dạng mua chút kim chỉ mà đã muốn xưng vương xưng bá nên lại càng thấy không vui.
Cô tùy tiện lấy một bao kim thép hiệu con bướm.
Mạc Như nói: “Cái này bao nhiêu tiền một bao? Còn hiệu khác không?”
Người bán hàng kẻ sọc giận dữ: “Có phải cô đến để xoi mói không? Sao mà khó phục vụ như thế?”
Mạc Như: “Sao tôi lại khó phục vụ rồi? Nếu tôi không hỏi rõ ràng thì sao tôi so sánh được loại nào dễ sử dụng hơn?”
“Có để dùng là không tệ rồi, sao cô lại nhiều vấn đề như thế, còn kén cá chọn canh? Có phải dân quê các người đều kinh ngạc thái quá như thế?”
Người bán hàng kẻ sọc trực tiếp mắng chửi.
Mạc Như: ...Ôi dào, cô nổi điên rồi phải không?
Thấy ở đây ồn ào nên những người mua hàng khác cũng kéo đến xem, bình thường bọn họ không dám cãi nhau với người bán hàng nhưng khi thấy có người cự cãi thì bọn họ cũng can đảm trực tiếp ủng hộ Mạc Như: “Người bán hàng kia nóng nảy lắm, con ngươi mọc trên đỉnh đầu cả ngày, cái này không hỏi được giá, cái kia anh không mua nổi, muốn mua cái gì thì chỉ cái đó, không chỉ chính xác thì lấy sai hàng, đáng đời xui xẻo.”
“Mùa đông năm ngoái, tôi đến mua một đôi găng tay, rồi muốn xem thêm hai đôi nữa nhưng cô ta liên tục hỏi tôi muốn mua đôi nào. Tôi vẫn chưa nghĩ kỹ, giơ ngón tay không biết chỉ vào đôi nào thì cô ta tùy tiện lấy cho tôi một đôi. Cô bảo xem, khó khăn lắm tôi mới dành dụm được một năm phiếu vải, vậy mà lại lấy đôi tôi không thích, tôi nói muốn đổi thì cô ta trực tiếp quăng một câu không mua nổi thì đừng mua làm tôi tức chết đi được.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận