Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 665: Tấm chắn (3)

Chương 665: Tấm chắn (3)
Chương 665: Tấm chắn (3)
Trang phục Lê-nin hay là phục trang nhân dân đều là những kiểu đang thịnh hành ở trên phố, đặc biệt là đối với những cán bộ, nhưng không thông dụng ở chốn thôn quê.
Suy cho cùng là không có điều kiện, chưa kể đến việc may vá phức tạp. Quần áo ở thành phố hoặc là được may bởi các xưởng, hoặc là được may tập trung bằng các máy may. Còn may thủ công bằng tay thua kém xa.
Ở nông thôn không chỉ không phổ biến mà may vá đòi hỏi kĩ thuật phải cao, chưa kể đến việc tốn vải lắm. Hơn nữa, người dân bình thường làm việc đồng áng cả ngày, mặc trang phục Lê-nin cũng chẳng ra làm sao.
Mạc Như cố ý đáp: “Trang phục Lê-nin tôi chưa thấy bao giờ, đại thể cũng không biết cắt như nào.”
Chu Viên Viên cười nói : “Cô may một cái áo xuân thu đi.”
Chu Dược Hồng cắn nhẹ môi, nhìn Mạc Như nói: “Bọn họ ai nấy đều nói cô lợi hại, cứ nghĩ cô cái gì cũng biết làm chứ.”
Mạc Như nói: Tôi đương nhiên là biết, áo khoác cổ bẻ của thế hệ sau đều có nguồn gốc từ trang phục Lê-nin, mấu chốt là tôi cắt xong rồi thì cô có biết khâu không.
Cô cười đáp: “ Cắt thì dễ thôi, nhưng may không đơn giản như thế, chị biết khâu không?”
Chu Dược Hồng do dự, nói: “Chị dâu tôi... có thể biết may, cô ấy có thể khâu.”
Chu Viên Viên cũng nói thêm vào: “Vốn dĩ là nhờ anh trai mua hộ trên thành phố, nhưng anh ấy vẫn chưa mua nên đành tự may lấy.”
Mạc Như nhìn mặt Chu Dược Hồng thấy có chút không tự nhiên.
Mạc Như liền biết là không phải chưa mua mà là đắt quá người trong nhà không cho mua.
Một bộ trang phục Lê-nin được may sẵn, cô tính sơ cũng tốn sáu đồng còn phải thêm phiếu vải nữa.
Sáu đồng là một số tiền không phải nhà ai trong thôn cũng có thể tùy ý lấy ra. Đến đội ba, đội bốn mà xem thì không nhà nào có. Đội một cũng khó, đội hai chẳng qua là năm nay kiếm được tiền từ bông và xưởng giấy nên có chút lãi. Nếu đổi là năm ngoái thì Trương Thúy Hoa cũng chẳng tùy tiện mà lấy ra. Vì thế Chu Dược Hồng lấy sáu đồng mua quần áo thì xa hoa quá, dù sao thì gia đình cũng không lãng phí như thế được.
Cô đáp: “Chị không nghe bác sĩ Phó nói gì aà, nước chúng ta với Liên Xô không còn quan hệ tốt như trước nữa, mọi người trong thành phố không thích mặc trang phục Lê-nin mà đổi sang trang phục Nhân dân rồi.”
Trang phục Nhân dân thực chất là kiểu trang phục Tôn Trung Sơn, trải qua cải tiến sửa đổi thì nó cũng mang chút phong cách Lê-nin, sửa thành cổ áo nhọn, cổ bẻ không quá chặt, cũng không khác với áo khoác gió của hậu thế sau này là mấy.
Cô ta không quan tâm đến quan hệ của Trung Quốc với Liên Xô tốt hay xấu, cô ta chỉ muốn may một bộ thời trang khiến người khác ngưỡng mộ, cô ta hỏi trang phục Nhân dân kiểu dáng như nào.
Mạc Như lấy giấy bút vẽ cho cô ta xem.
Chu Viên Viên nói: “Ái chà, cái này đẹp đấy, tôi cũng muốn may một bộ.”
Kiểu cổ trang phục, hai hàng khuy, còn có dây đai thắt eo, nhìn đẹp quá!
Bộ này so với cái gì mà áo xuân thu đẹp hơn nhiều, các cô gái nhìn thấy thì mê luôn.
Chu Dược Hồng muốn may một bộ kẻ trắng đỏ, màu xanh lá kia thì may váy liền. Chu Viên Viên dùng tấm vải xanh lá để may kiểu này.
Mạc Như nói: “Bây giờ chưa cắt được.”
“Tại sao chứ?” Hai người ngạc nhiên hỏi.
Mạc Như nói: “Vải mọi người mua là vải bông, sẽ rút nước trở nên nhỏ hơn nên phải giặt cho vải nó rút nước rồi mới dùng để cắt.”
Bọn họ đều biết vấn đề vải bông rút nước, nhưng người xung quanh chưa từng giặt cho nó rút nước rồi mới may quần áo, dù gì ai cũng không khá giả, khó khăn lắm mới may được bộ quần áo, đều phải rộng rãi, mùa đông mặc áo bông, mùa xuân thu thì xem như áo lót, mùa hè thậm chí còn may tay lên thành tay ngắn.
Vậy nên cho dù là rút nước cũng không phải là vấn đề lớn.
Hai người tỏ ra không cần quan tâm, chỉ cần làm to hơn một chút là được.
Mạc Như thấy bọn họ kiên trì cũng không quan tâm nữa, lúc đo cắt thì để rộng hơn ở vai, nách và hông... là được.
“Chắc chắn chứ? Cắt rồi thì không thể thay đổi được đâu.”
Chu Viên Viên hiện tại cũng quen với Mạc Như hơn, cười nói: “Sỏa Ni, chờ máy may của cô đến, có thể nhờ cô làm giúp chúng tôi không?”
Chu Diệu Hồng ngay lập tức nói: “Chúng tôi sẽ trả tiền, cô làm cho chúng tôi đẹp hơn một chút.”
Mạc Như nói: “Như thế nào là đẹp hơn một chút?”
Chu Diệu Hồng chỉ quần áo trên người mình: “Cái này thì xấu.”, rồi lại chỉ vào quần áo của Mạc Như: “Của cô thì khá đẹp.”
Quần áo của Mạc Như tuy không đòi hỏi kiểu dáng, chỉ là áo bình thường, nhưng mà may kỹ càng, hơn nữa phần nách còn có xếp ly, hai bên xẻ tà, điều này đơn thuần chỉ để tiện cho việc hoạt động vào mùa đông, tránh vải căng lên làm hư quần áo.
Mạc Như nói: “Máy may không biết khi nào mới đến, nếu như các cô cần mặc gấp thì tự mang về thợ may, không gấp thì chờ máy may đến.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận