Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 267: Cửa hàng bách hóa (2)

Chương 267: Cửa hàng bách hóa (2)
Tiểu Phó thấy cô rơm rớm nước mắt, nói nhỏ: “Cô chưa xem bộ phim đó phải không, lần nào xem tôi cũng khóc. Đi thôi, tôi dẫn cô đi mua đường nâu.”
Cô ấy không khỏi thở dài, tuy thôn phụ này xinh đẹp và có hiểu biết nhưng cũng chỉ là một người phụ nữ thôn quê mà thôi, cả đời chỉ biết sinh con đẻ cái và làm ruộng nên không có cơ hội nhìn thấy Zoya.
Mạc Như cười nói: “Được, cảm ơn cô.”
Tiểu Phó đưa tay về phía cô: “Tôi tên là Phó Trân, còn cô?”
Mạc Như cầm tay cô ấy: “Tôi tên là Mạc Như.”
Hai người nhìn nhau cười, Phó Trân lại hỏi tuổi tác của cô, nghe thấy mới mười sáu tuổi nên cô ấy không khỏi ngẩn người: “Ái chà, cô nhỏ hơn tôi mấy tuổi cơ đấy.”
Mạc Như ngại ngùng nói: “Người thôn quê chúng tôi kết hôn sớm.”
Phó Trân vừa đi vừa nói: “Trong thôn có lớp xóa mù chữ không? Cô có đi học không?”
“Có, cũng biết được vài chữ rồi.” Mạc Như cười chỉ vào khẩu hiệu trên tường và đọc từng chữ một.
Phó Trân ngẩn người, không ngờ một cô gái thôn quê lại biết nhiều chữ đến thế, xem ra không phải như những gì bản thân đã nghĩ rằng cả đời chỉ biết sinh con đẻ cái và làm ruộng.
Đi đến cổng, người gác cổng nhìn thấy Phó Trân lập tức nhiệt tình chạy đến: “Tiểu Phó! Cô tan ca rồi à, ái chà, đây là họ hàng của cô à?”
Nếu là trước đây có người nói người phụ nữ thôn quê là họ hàng của cô ấy thì Phó Trân sẽ trở mặt ngay lập tức, nhưng giờ cô lại cười tít mắt, trong đôi mắt lóe lên sự sắc bén: “Đúng thế, đây là em gái của tôi, có phải lúc cô ấy đến anh coi đã thường người ta.”
Người gác cổng nhanh nhảu nói: “Đâu có thể nào, chúng tôi đều phục vụ cho nhân dân, đâu có coi thường ai.”
Phó Trân cũng không nói gì.
Mạc Như vẫy tay với Chu Minh Dũ: “Anh Út NĂm, đây là bác sĩ Phó tên là Phó Trân, cô ấy muốn dẫn chúng ta đến cửa hàng bách hóa.”
Chu Minh Dũ tiến đến, chào hỏi Phó Trân rồi bảo hai người lên xe.
Nhìn thấy xe lừa của bọn họ, Phó Trân nheo khóe mắt, cười nói: “Không cần đâu, cũng không đi xa mấy. Huyện lị của chúng tôi chật hẹp nhỏ bé lắm, nhắm mắt đi cũng tới.”
Cô ấy còn đẩy Mạc Như: “Mạc Như lên xe ngồi đi, đi bộ mệt lắm đấy.”
Mạc Như cũng không từ chối, Chu Minh Dũ dìu cô lên xe, đi theo hướng mà Phó Trân đã chỉ rồi đánh lừa đi về trước.
Cửa hàng bách hóa cách bệnh viện không xa lắm, dù sao huyện lị cũng không lớn lắm, nơi có chính quyền, bệnh viện, cửa hàng… các cơ quan cơ bản nối liền với nhau.
Khu dân cư đông đúc còn lại chính là khu gia thuộc công xưởng.
Trên đường đi, Phó Trân liên tục hỏi chuyện dưới quê của Mạc Như chẳng hạn ở nhà ăn gì và làm gì.
Mạc Như đều trả lời thật lòng, Chu Minh Dũ chỉ trả lời khi Mạc Như không đáp lại được, những lúc khác thì anh chuyên tâm đánh xe.
Cuối cùng, Phó Trân hỏi đến vấn đề lương thực sản lượng cao: “Thấy trên báo nói là ba ngàn cân năm ngàn cân, chúng tôi rất vui mừng nhưng có nhiều lương thực như thế, tại sao khẩu phần lương thực lại ngày càng hạn chế, thật đúng là làm người khác thấy khó hiểu.”
Mạc Như cũng không giấu giếm mà nói thật với cô ấy: “Chúng tôi không biết người khác có thế không nhưng đây là cách thôn chúng tôi có được sản lượng cao.”
Phó Trân nghe xong, lông mày dựng đứng, đôi mắt hạnh nhân tròn xoe: “Không ngờ… lại là như thế… trơ tráo quá.”
Mạc Như cười gượng gạo: “Không có cách nào khác, đều là như thế, cũng không chỉ có thôn chúng tôi, trừ bốn hại, lương thực sản lượng cao, hiện tại lại hợp nhất xã xây công xã nhân dân, đến lúc đó phủ xã trấn cũng không còn nữa.”
Phó Trân nhíu mày, lẩm bẩm: “Chưa bao giờ có người nói với tôi những điều này, thì ra lương thực sản lượng cao đều là giả hết.”
...
Mạc Như cũng không nhẫn tâm cắt lời cô ấy, kế hoạch đại nhảy vọt lương thực phóng vệ tinh, đối với những người không tham gia sản xuất mà nói, mặc dù nghi ngờ nhưng cũng không rõ chân tướng, có rất nhiều người sẽ bị lái theo và tin đó là thật.
Đến cửa hàng bách hóa, Chu Minh Dũ thắng xe lại, rồi đỡ Mạc Như xuống xe.
Mạc Như ngắm nghía, có một ngôi sao năm cánh màu đỏ tươi ở giữa cửa, có một số bảng hiệu bằng gỗ sơn màu đỏ treo ở hai bên trái và phải, trên bảng hiệu có viết: Cửa hàng bách hóa Hồng Kì Cao Tiến.
Cô cười nói: “Thì ra ở huyện lị không gọi là hợp tác xã, tôi con tưởng cũng gọi là hợp tác xã.”
Chu Minh Dũ giải thích: “Hợp tác xã là hợp tác xã mua bán mà nông dân dưới quê có cổ phần, giống với hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã ngân sách. Mặc dù ở huyện lị gọi là cửa hàng bách hóa, thực ra là cùng một hệ thống với hợp tác xã, hợp tác xã dưới quê nhập hàng từ nơi này, sản phẩm nông nghiệp thu hoạch cũng cần chuyển đến đây.
Bạn cần đăng nhập để bình luận