Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 664: Tấm chắn (2)

Chương 664: Tấm chắn (2)
Chương 664: Tấm chắn (2)
Vậy sao cô lại cho Trần Tú Phương mượn?
Cô thích thế.
Quả nhiên, chiều đi chợ về, nhiều phụ nữ tiếc hùi hụi vì hợp tác xã đã bán hết vải.
Qua năm mới muốn mua thước vải may bộ quần áo mặc đón Tết mà không có, thật bực bội mà.
Có người trách Trương Căn Phát phát phiếu mua vải quá muộn, tất nhiên cũng có người trách Mạc Như ki bo, mua nhiều vải như thế mà không cho họ mượn.
Thậm chí có người đầu óc quái gở còn nghĩ do Mạc Như mua nhiều nên bọn họ không còn gì mà mua, cũng có thể vì cô được thưởng nhiều phiếu vải, cho nên lượng vải của bọn họ cũng bị cắt bớt đi.
Ai mua được vải thì vui lắm, đến tìm cô cắt vải hộ.
Rất nhiều lý do khi bọn họ tìm đến Mạc Như, mà nguyên nhân là vì Trương Cấu và Trương Ngọc Cần truyền tai, nói cô may quần áo rất đẹp, cắt vải đẹp, thế là người trong thôn cứ đến tìm cô.
“Sỏa Ni! Áo quần cô may đẹp quá, cô giúp chúng tôi cắt kiểu áo nữ.”
“Sỏa Ni! Chúng tôi muốn may áo xuân thu.”
Kiểu quần áo xuân thu khá đơn giản, dáng kiểu âu phục cổ bẻ, có một hàng khuy áo, phía dưới có hai cái túi to, phần eo rộng rãi. Thật ra nó không chỉ mặc trong mùa thu, xuân mà bốn mùa đều mặc được, mùa đông có thể mặc như một chiếc áo khoác ngoài.
Cái này tuy là bận rộn nhưng mọi người biết nói một chút thì Mạc Như vẫn sẵn lòng giúp đỡ, mọi chuyện cũng dễ thương lượng.
Vào bữa tối, Chu Viên Viên cùng một cô gái đến tìm cô cắt may.
Mạc Như đối với mấy cô gái trong làng không quen thân lắm. Vì lúc cô ngốc nghếch là bọn họ tránh mặt cô, sau này cô bận bắt sâu bọ cho cây bông nên cũng không có thời gian đi làm quen.
Thấy cô bối rối, Chu Viên Viên cười nói: “Sỏa Ni, đây là Chu Dược Hồng, nhà chị dâu của Tú Phương.”
Mạc Như hiểu rồi, là chị chồng của Trần Tú Phương.
Cô thấy Chu Viên Viên đem tới hai tấm vải, vải áo thì dài tầm khoảng bốn thước, quần thì hơn ba thước.
Vì cô ta sắp làm mai nên muốn may một bộ đồ mặc Tết và xuân thu, quần thì vải màu xanh lam bình thường thôi, còn áo thì kiểu xuân thu.
Cô rất vui khi được cắt một bộ đồ: “Trước đây chỉ có màu đen, màu lam, bây giờ có thể mua được màu xanh lá, màu đỏ , đẹp thật.”
Những năm gần đây, màu sắc chủ đạo của quần áo là màu trắng, đen, xám, lam, vàng đất. Màu sắc chỉ phong phú hơn một chút kể từ năm 1956, không phải vì thời nay mọi người không biết may quần áo đẹp, họ ủng hộ vẻ đẹp tinh thần, sự chăm chỉ và giản dị. Áo quần yêu cầu phải chịu sự mài mòn và phải giặt được. Phản đối sự xa hoa lãng phí, phản đối tư tưởng giai cấp tiểu tư sản. Không thế thì ở nông thôn nghèo khổ, chất lượng cuộc sống kém, không phản đối thì cũng chẳng có mấy người làm đẹp, thoạt nhìn thì hầu như toàn là màu đen, xám đơn điệu.
Chu Dược Hồng mang đến nhiều vải hơn chút, tất cả là một trượng sáu, bốn thước vải bông sọc đỏ trắng, ba thước màu chàm và hơn bảy thước màu xanh lá.
Mạc Như nhìn cô ta, xem ra Trần Tú Phương mượn phiếu để cho cô ta mua vải.
Mạc Như cũng không quan tâm nhiều, chỉ hỏi: “Chị muốn cắt kiểu gì?”
Chu Dược Hồng đưa mắt liếc nhìn cô, tuy vẫn có chút ngại ngùng, nhưng đôi măt lại rất sắc bén, chứ không e dè, sợ sệt như Chu Viên Viên.
Cô ta cắn môi trả lời: “Tôi muốn may một bộ bragi cho mùa hè tới.”
Bragi ư?
Mạc Như bật cười, đây là lần đầu tiên cô nghe từ bragi từ chính miệng người dân làng nói ra, chắc nghe Phó Trân kể đây.
Thực ra Bragi là một chiếc áo váy, sau khi quan hệ với Liên Xô xấu đi, nó không được gọi là Bragi nữa mà luôn được gọi là váy liền áo.
Nhưng đây là nông thôn, không phải trên phố, phụ nữ còn phải ra đồng làm việc, mùa hè mặc chiếc váy áo này có tiện không?
Cô nói ra sự đắn đo của mình.
Chu Dược Hồng không quan tâm lắm, cô ta chỉ muốn một chiếc váy đang thịnh hành ở trên phố thôi.
Mạc Như không khuyên nhủ nữa, gật đầu bảo: “Được, cái này tôi biết may, cổ tròn nhỏ, tay áo ngắn, kiểu xếp li ở eo sẽ rất đẹp.”
Chu Viên Viên cười nói: “Cô thật lợi hại, chẳng trách các mẹ toàn khen cô.”
Chu Dược Hồng còn nói: “Tôi... còn muốn may một chiếc áo bành tô dài như bác sĩ Phó ấy.”
Mạc Như nhìn cô ta: “Chị chắc chứ? Chất liệu vải của chị khác của cô ấy.”
Mạc Như biết cô ta đang nói về chiếc áo bành tô của Phó Trân, nhưng chiếc áo khoác đó được làm bằng len, do người thân của Phó Trân mang từ nước ngoài về, thành phố ở trong nước còn hiếm thấy chứ đừng nói gì đến ở nông thôn.
Cũng có thể làm tạm một chiếc áo gió dài, nhưng chất liệu không đủ dày thì không thể lên phom dáng, còn chưa nói đến việc lãng phí vải. Hiện tại, nhà nào cũng thiếu vải nên cần tính toán chi li mới đúng.
Chu Dược Hồng dường như biết điều này là làm khó cô nên đáp: “Vậy tôi muốn làm một bộ Lê –nin.”
Trang phục Lê-nin là phong cách được truyền lại từ Liên Xô, Hoa Kỳ. Trang phục cổ bẻ, bên dưới có hai túi cắt xéo, hiện đã trở thành đồng phục của các nữ cán bộ ở thành phố. Các cán bộ nam thì thích kiểu quần áo Trung Sơn, sau này mới được sửa như thế, nhưng hiện giờ vẫn gọi là quần áo nhân dân.
Bạn cần đăng nhập để bình luận