Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc

Chương 259: Cấm vào trong (2)

Chương 259: Cấm vào trong (2)
Bà cụ có nốt ruồi rất vui, hít thật mạnh nước miếng: “Ôi dào! Lâu rồi chưa ăn trứng gà, về nhà chiên trứng gà ăn thôi.”
Thấy bà sốt ruột, bóng dáng không chịu dừng mà rời đi, bà cụ cài tóc chế giễu: “Mấy cái bà lụn bại này, phá hoại một gia đình đàng hoàng, nghèo đến nổi không mua nổi cái quan tài lại chỉ biết ăn.”
Bà hỏi Mạc Như là Thiền Quế Liên đã đổi thứ gì.
Mạc Như chỉ cười mà không nói gì.
Bà cụ cài tóc hừm một tiếng: “Tôi biết, chẳng phải là một cây kéo cũ à, bà già tham ăn này, cây kéo này trước đây dùng nhiều lần rồi, hiện tại cuối cùng cũng bán rồi.” Trong lời nói như có vô số sự thương tiếc.
Mạc Như tò mò hỏi: “Bác, bác Thiền đó là thợ may ạ?”
Bà cụ cài tóc chế giễu: “Bà ta biết cái mốc gì, bà ta chỉ biết ăn thôi.”
Lúc này, những người đi hỏi thì cũng về giúp bán trứng gà, người bắt đầu đông rồi, Mạc Như cũng không có thời gian để tán dóc nữa.
Cũng có một số người đã nhận được thư và tranh thủ thời gian đi vệ sinh lẻn ra ngoài mua.
Lúc này, hạn mức lương và khẩu phần lương thực của công nhân còn cao hơn cán bộ cơ quan và giáo viên, là ngành nghề rất được người khác ngưỡng mộ, hơn nữa có nhà phúc lợi có thể cho thuê với giá rẻ, điều kiện sống tương đối tốt hơn nhiều.
So với những người nông dân nuôi gà nhưng quanh năm suốt tháng không nỡ ăn một quả trứng gà thì cuộc sống của họ đương nhiên là sung túc hơn nhiều. Mỗi người một tháng đều có định mức hai lạng dầu và bảy lạng thịt, một cân thịt cũng chỉ có bảy hào, còn lương một tháng gần hai ba chục, chỉ cần không mua sắm vật dụng gì, chỉ đơn giản ăn uống thì đương nhiên sẽ rất dư dả.
Vì vậy, những người dân ở nông thôn đều ganh tị với những công nhân ở thành phố. Họ có thể ăn lương thực cung ứng, lương thực hàng hóa, không cần mệt nhọc vất vả ra đồng kiếm điểm công tác, thoải mái đi làm là có thể lãnh lương.
Thời điểm này, giữa thành thị và nông thôn có khoảng cách rất lớn, người dân quê muốn chuyển hộ khẩu thành trấn thì chỉ có thể gả cho người thành phố, thi vào đại học ăn lương thực nộp thuế.
Gả cho người thành phố và thi vào đại học, tuy không sánh được với lên trời, nhưng cũng tuyệt đối không dễ dàng gì.
Từ những người phụ nữ giành giật trứng gà có thể thấy rằng ngoài những bà cụ có miếng vá trên cánh tay và quần ra, những người phụ nữ chỉ cần dưới bốn mươi tuổi tuổi đều mặc quần áo sạch sẽ không có miếng vá, bởi vì mùa hè hầu hết đều mặc vải bông có in hoa, trông rất bắt mắt.
Từ cuộc trò chuyện với bà cụ biết được rằng phiếu mua vải của bọn họ, một người một năm có một trượng rưỡi, cũng phải mười lăm thước đấy, trong thôn bọn họ chỉ có ba thước ba.
Mười lăm thước một người lớn có thể may một bộ đồ, ba thước ba may một bộ thì hơi chật.
Dáng cao như Chu Minh Dũ, may một chiếc quần năm phân là vừa.
Mạc Như nói có thể dùng phiếu mua vải để đổi: “Bác, chị dâu! Hai người có phiếu mua vải dư cũng có thể đổi với trứng gà của bọn cháu, bọn cháu mỗi năm một người chỉ có phiếu mua ba thước ba vải, phiếu của cả nhà không may được hai bộ quần áo.”
Vào một ngày trời nắng nóng, một phụ nữ cũng mặc đồng phục Lê Nin như cán bộ, nói: “Tôi có phiếu mua vải vài thước có thể đổi với cô.” Cô ấy có đường tắt nên năm nào cũng có phiếu mua hai trượng vải.
Người còn lại nói bản thân có phiếu mua vài lạng dầu lửa.
Phiếu mua dầu lửa cũng là thứ tốt.
Thời điểm này, ba hào một cân dầu lửa, nhưng ở quê mua dầu lửa bị hạn chế, một phiếu chưa đến nửa cân, một đội sản xuất cũng có khoảng mười phiếu.
Chớp mắt, Mạc Như lại đổi phiếu mua một trượng vải, phiếu mua hai cân dầu lửa.
Có thể nói là đương nhiên cô cũng có hơi chịu thiệt, dẫu sao người trong thành phố cũng không có ai dùng thức ăn đi đổi những thứ như phiếu mua vải và dầu lửa. Hiện tại, lương thực là quan trọng nhất, ai cũng có hạn mức, không đủ ăn thì đói, chỉ có nghĩ cách đi mượn, mua phiếu lương thực, phiếu lương thực không có tác dụng thì đi đổi những thứ này chứ không ăn được.
Phiếu lương thực chính là những thứ ngang nhau như lương thực, trứng gà…
Bọn họ ở trong thành phố, những phiếu mua vải dư thừa này không dùng sẽ hết hạn hay không đủ cũng sẽ mượn nhau, cơ bản sẽ không lấy lương thực đi đổi.
Nếu Mạc Như đã đồng ý đổi thì đương nhiên bọn họ cũng rất vui vẻ.
Còn có người dùng một ít sợi màu đổi trứng gà với cô, thậm chí là những hộp bút chì nhựa, tập vở, cục gom, bút chí, bút máy đã vứt bỏ ở nhà… còn có người lấy diêm quẹt, thuốc thường dùng.
Sau đó, Mạc Như còn mở rộng ra một vài cuốn sách giáo khoa cũ, trong nhà có những cuốn sách mà trẻ con đã từng dùng khi đi học, chỉ cần không bị cũ nát và thiếu trang thì cô đều lấy.
Bạn cần đăng nhập để bình luận