Trở Lại Thập Niên 60 Tôi Bị Hệ Thống Hố

Chương 449 - Thăm công xã




Nhóm dịch: Thiên Thượng Nhân Gian
Phụ trách: Vô Tà Team
Thôi Hướng Bắc có chút mất mát, siết chặt cuốn sổ trong tay: “Tôi sẽ ôn tập thật tốt, cảm ơn cô, Tô Mạn.”
Tô Mạn nói: “Có gì đâu mà phải cảm ơn, ngày nào anh cũng đưa tôi về nhà là đã giúp tôi rất nhiều rồi.”
Tuy chưa nói gì nhưng mỗi ngày có người đi theo phía sau cũng khiến lòng cô an tâm hơn nhiều: “Ôn tập cho tốt, cố gắng đậu vào một trường đại học tốt. Tốt nghiệp sớm chừng nào thì hay chừng đó.”
“Được.” Thôi Hướng Bắc nghiêm túc gật đầu.
Thời tiết ngày càng lạnh, nhưng đối với người trong xưởng mà nói đây là một chuyện tốt.
Cuối năm người vội kết hôn rất nhiều.
Lượng tiêu thụ mỗi tháng tốt hơn mấy tháng trước rất nhiều. Hơn nữa những món đồ gia dụng trong ký túc xá và bàn làm việc hội nghị mà lần trước cô đẩy mạnh tiêu thụ trong xưởng.
Chỉ riêng việc hoàn thành số đơn này thôi cũng đủ khiến người trong xưởng gia dụng bận rộn đến chân không chạm đất.
Gần như ngày nào xưởng cũng phải tăng ca làm thêm giờ, nhưng vẫn xuất hiện tình trạng cung không đủ cầu. Trần Minh Hoa ở bộ phận sản xuất cũng từng phản ánh với Tô Mạn rằng, để đảm bảo chất lượng thì không có cách nào tăng sản lượng lên được.
Nhưng sau mấy lần tuyển người, những người có tay nghề làm đồ gỗ trong huyện lý trên cơ bản đều bị Tô Mạn chọn hết rồi.
Giờ có tuyển thêm cũng chỉ toàn nhận vào những người mới học nghề thôi. Hơn nữa nếu trình độ những người được tuyển vào không đều nhau, dụng cụ làm ra cái tốt cái xấu sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng của xưởng.
Thế là Tô Mạn dứt khoát đề ra một phương án, học theo bên xưởng nung gạch, chia xưởng gia dụng công xã Bắc Hà thành hai xưởng.
Sau này những đơn đặt hàng đơn giản, ví dụ như những đơn đặt hàng tập thể, có thể giao cho xưởng hai làm. Xưởng hai thường xuyên làm những đơn hàng đồ gia dụng đơn giản tập thể như này, coi như đã có kinh nghiệm.
Còn bên xưởng một của họ chủ yếu sẽ làm nhưng dụng cụ tương đối phức tạp hơn.
Như vậy vừa có thể đảm bảo cả số lượng và chất lượng.
Chỉ có điều phương thức xác nhập này có chút không giống với xưởng nung gạch.
Bởi vì lúc đầu xưởng nung gạch yêu cầu công xã Bắc Hà làm đơn đặt hàng thế nên hai bên gần như không can thiệp vào chuyện của nhau. Tạm coi là quan hệ bình đẳng.
Còn việc sáp nhập mà Tô Mạn thực hiện, chính là sáp nhập thực sự. Về mặt ý nghĩ thật sự có thể xem là phân xưởng của xưởng gia dụng.
Có nghĩa là bên phía Tô Mạn là tổng xưởng, bên phía Bắc Hà là xưởng chi nhánh. Xưởng chính có thể điều động tiền vốn của xưởng chi nhánh, đồng thời trách nhiệm với phân xưởng cũng nhiều hơn.
Làm như vậy, tuy phân xưởng không có quyền độc lập nhưng quan hệ với xưởng gia dụng huyện lý lại chặt chẽ hơn nhiều.
Hơn nữa Tô Mạn còn muốn mở một lâm trường.
Bây giờ vật liệu gỗ đều được vận chuyển từ bên phía công xã qua. Về mặt chất lượng rất khó quản lý.
Nghĩ đến việc năm sau bến tàu được làm xong, chắc hẳn nhu cầu hàng hóa của xưởng gia dụng cũng sẽ tăng, vậy nên chắc chắn phải tự mình lập một lâm trường. Tô Mạn nhìn trúng mảnh đất Bắc Hà kia.
Nếu như kéo được xưởng gia dụng Bắc Hà vào xưởng mình thì xưởng gia dụng Bắc Hà ngoại trừ làm một số đơn đặt hàng mua tập thể ra, tác dụng lớn nhất vẫn là làm xưởng gỗ cho huyện Nam Bình.
Nói thì nói như thế chứ Tô Mạn vẫn lo lắng bí thư Trình sẽ không vui. Tuy những điều cô nói chắc chắn đều có lợi cho mọi người. Tăng việc làm cho mọi người.
Nhưng phương thức hợp tác thì hà khắc hơn bên phía xưởng gạch nung nhiều, ý là công xã Bắc Hà không lấy được lợi lộc gì từ chỗ nhà xưởng.
Vì chuyện hợp tác lần này, Tô Mạn còn cố ý đến công xã Bắc Hà một chuyến.
Những chuyện của Tô Mạn khi ở huyện lý, bí thư Trình đều biết cả.
Dù sao xưởng trưởng Tô Mạn cũng được rất nhiều người biết đến. Trong thời gian ngắn lập nên một cái xưởng, còn không ngừng tuyển người. Hơn nữa hiệu quả của xưởng vẫn luôn rất tốt. Chỉ trong mấy tháng ngắn ngủi việc làm ăn ngày càng thuận lợi.
Trong lòng bí thư Trình có chút chua xót nhưng phần nhiều là cảm thấy kiêu ngạo.
Nói đến cùng thì Bắc Hà vẫn đã hạn chế sự phát triển của Tô Mạn. Vì đảm bảo nguồn lao động cho nông nghiệp nên nhà máy Bắc Hà cũng không thể tuyển quá nhiều công nhân.
Nếu không với năng lực Tô Mạn thể hiện khi ở huyện lý, bên phía Bắc Hà sớm đã mở được mấy nhà xưởng lớn hơn trăm người rồi.
Vậy nên ông ta rất vui khi biết chuyện Tô Mạn đi huyện lý.

Bạn cần đăng nhập để bình luận