Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 864: Xuất binh khẩn cấp.

Chương 864: Xuất binh khẩn cấp.Chương 864: Xuất binh khẩn cấp.
Vì dùng đến phong hỏa đài quá sớm nên phong hỏa đài đã mất đi ý nghĩa cảnh báo, tới tận khi quân Tống cướp được phủ Tây Bình hai ngày Lý Càn Thuận mới biết được tin phủ Tây Bình thất thủ từ các bộ lạc du mục trốn đến phủ Hưng Khánh. Tin tức này khiến cho Lý Càn Thuận hết sức sợ hãi. Y mới biết tin toàn bộ hai vạn viện quân đều bị diệt từ phi ưng Vi Thành, không ngờ quân Tống đã tiến lên phương bắc nhanh như vậy, hai ngày trước đã dẹp xong phủ Tây Bình.
Trong đêm, Lý Càn Thuận vội vàng triệu tập trọng thần thương nghị đối sách.
Vẫn là mấy trọng thần tiến cung bàn đối sách lần trước, gồm Tướng quốc Tào Phó, Phó Tướng quốc Vương Liên PHượng, Bộc Vương Lý Nhân Trung, Vệ Vương Lý Chí Trung và Binh bộ Thượng thư Anh Quý cùng Hộ bộ Thượng thư Tiêu Ngạn Kiên.
Chư vị đại thần Tây Hạ đều biết phủ Tây Bình thất thủ có nghĩa là sao. Bọn họ nhao nhao yêu cầu Lý Càn Thuận lập tức phái kỵ binh cận vệ, cũng chính là Thiết Diêu Tử tinh nhuệ nhất Tây Hạ xuôi nam đoạt lại phủ Tây Bình.
Sau nửa canh giờ bàn bạc ngắn ngủi, đám người đã đạt thành quyết kết luận chung là phải xuất binh. Lý Càn Thuận vỗ bàn ra quyết định, lệnh cho Lễ bộ Thượng thư, Bộc Vương Lý Nhân Trung suất lĩnh ba vạn kỵ binh Thiết Diêu Tử xuôi nam đoạt lại phủ Tây Bình.
Sáng sớm hôm sau, ba vạn kỵ binh Thiết Diêu Tử từ đại doanh phía tây phủ Hưng Khánh ào ào xông ra, chạy nhanh như chớp tới phủ Tây Bình cách đó hai trăm năm mươi dặm. Ba vạn kỵ binh bốc lên bụi vàng kín trời, trên quan đạo, tiếng vó ngựa rền như sấm. Chẳng mấy chốc, tin phủ Tây Bình thất thủ đã truyền khắp Kinh thành, dân cư trong Đô thành Tây Hạ thần hồn nát thần tính, giá lương thực tăng lên vùn vụt chóng mặt, kéo theo giá cả thị trường cả Đô thành tăng theo, quân dân trên dưới đều bàng hoàng.
Phía nam phủ Hưng Khánh có Tĩnh Châu và Thuận Châu, ba vạn Thiết Diêu Tử chạy nhanh cũng phải mất hai ngày sau mới tới thành Linh Châu. Lý Nhân Trung dẫn đầu đuổi tới núi Bạch Đồng. Đây là việc Tướng quốc Tào Giá liên tục dặn dò, trong kho hàng núi Bạch Đồng tích súc bạc và đồng của Tây Hạ suốt ba năm, vô cùng quan trọng, cái gì cũng có thể không để ý, nhưng mấy trăm vạn cân đồng và bạc thì tuyệt đối không được sơ suất.
Nhưng kết quả lại khiến cho Lý Nhân Trung thất vọng triệt để. Ngoại trừ tám vạn gánh cỏ khô, tất cả vật tư còn lại đều bị quân Tống càn quét không còn gì, mà ngay cả tám vạn gánh cỏ khô khó vận chuyển cũng bị quân Tống phóng hỏa thiêu hủy, chỉ còn lại một đống tro tàn.
Không chỉ có mất hết vật tư, hơn hai vạn nô lệ người Tống ở núi Bạch Đồng cũng trốn sạch, thôn Bạch Đồng dơ bẩn chen chúc ngày xưa cũng bị lửa lớn đốt thành bãi đất trống.
Lý Nhân Tông cảm thấy vô cùng hụt hẫng, chao đảo, vội phái người nhanh chóng chạy về phủ Hưng Khánh báo cáo với Lý Càn Thuận, đồng thời suất lĩnh đại quân tiếp tục đánh tới thành Linh Châu cách đó ba mươi dặm. Hiện giờ trong lòng Lý Nhân Tông đã ẩn ẩn cảm thấy bất an. Xem tình hình ở núi Bạch Đồng chỉ còn tro tàn, chí ít quân Tống đã rút lui từ hai ngày trước, rút lui nhanh như thế, y cũng không tin trong thành Linh Châu có thể còn sót lại bao nhiêu nhân khẩu và tiền tài.
Lý Nhân Tống suát lĩnh đại quân xuôi nam, dọc đường thấy vài bộ lạc Đảng Hạng nhỏ, đều có dấu hiệu bị chiến tranh càn quét qua, dê bò đều không còn, doanh trướng cũng bị thiêu hủy triệt để, không còn bóng người, gần như mấy bộ lạc nhỏ đều gặp tai họa ngập đầu.
Lý Nhân Tông thở dài một tiếng, suất quân tiếp tục xuôi nam. Khi còn cách thành Linh Châu năm sáu dặm đã thấy cửa thành ở xa xa đang mở rộng, mà bên ngoài thành không thấy bóng người nào qua đường, cửa thành cũng không có quân coi giữ, hoàn toàn vắng tanh vắng ngắt.
Càng gần cửa thành, c ảm giác bất an kia càng mãnh liệt. Khi ba vạn kỵ binh chậm rãi vào thành, gần như tát cả đều sợ đến ngây người. Nghênh đón bọn họ là một tòa thành trống không, mọi cửa hàng cửa tiệm đều mở rộng, tất cả vật phẩm đáng tiền đều bị càn quét không còn gì, trên đường cái trống không, không có một ai đi qua.
Binh sĩ lục soát tìm được một vị lão nhân, đưa ông ta đến trước mặt Lý Nhân Tông. Thấy Lý Nhân Tông, lão giả người Đảng Hạng liền khóc rống lên:
- Người bị bắt đi cả rồi, tiền của cũng bị quân Tống cướp sạch. Bất kỳ ai hơi phản kháng một chút đều bị giết chết. Trời ơi! Thành Linh Châu xong rồi!
Lý Nhân Tông cả kinh, trợn mắt há mồm, nửa ngày sau mới hỏi được:
- Chuyện này xảy ra khi nào?
- Hôm qua, nhóm người cuối cùng bị áp giải đi rồi. Mấy ngàn chiếc xe lớn chở tất cả tiền của tích lũy được đi. Quân Tống khác gì thổ phỉ đâu?
Một binh sĩ chạy đến bẩm báo:
- Khởi bẩm Điện hạ, kho quan hoàn toàn trống rỗng, tất cả quan viên đều bị bắt.
Lại một binh sĩ nữa tiến lên bẩm báo:
- Phủ đệ Vương Thượng thư cũng bị cướp sạch không còn. Cửa lớn bị đập, bên trong trống không, hơn ba trăm người trong nhà bị bắt đi toàn bộ.
Phủ Vương Thượng thư là nhà giàu nhất thành Linh Châu. Vương Thượng thư từng đảm nhiệm Tây Hạ Sử, ở tại Đông Kinh hai mươi năm, có quan hệ mật thiết với triều Tống. Ngay cả phủ ấy còn bị cướp sạch không còn, có nghĩa là trên dưới cả thành không còn hy vọng sống sót. Trái tim Lý Nhân Tông dường như rơi tõm xuống hầm băng.
- Điện hạ, bây giờ chúng ta nên làm gì?
Đại tướng Lý Trình Hạo thấp giọng hỏi.
- Còn có thể làm gì nữa?
Lý Nhân Tông thở dài:
- Chuyện nên làm nhất định phải làm đến cùng!
Lý Nhân Tông lập tức chia binh hai đường, lệnh cho phó tướng Lý Trình Hạo suất lĩnh một vạn kỵ binh xuôi theo sông Linh Xuyên, bản thân mình dẫn hai vạn kỵ binh chạy nhanh tới Vi Thành.

Thành Linh Châu có thể trở thành trung tâm thương nghiệp lớn của Tây Hạ, một nguyên nhân rất lớn là vì từ thành Linh Châu, lên thuyền, có thể tới thẳng Kinh Triệu, cực kỳ thuận tiện để vận chuyển hàng hóa. Sông Linh Châu là thượng du, tiến vào dãy Hoành Sơn thì được gọi là Bạch Mã Xuyên, sau khi vào đến cảnh nội nước Tống thì đổi tên thành sông Mã Lĩnh Hà. Con sông này ở Tây Hạ và Đại Tống đều hiền hòa, là sông lớn thế bình, có thể chạy được thuyền nặng năm trăm thạch.
Nhưng ở trong dãy núi Hoành Sơn, bị địa hình dãy núi ảnh hưởng, sông chảy xiết hơn, nhất là trong hai mùa xuân hạ, thế nước rất lớn, thả bè da trên sông như lướt sóng, rất dễ mất khống chế mà đâm vào đá lớn hai bên bờ. Chỉ có vào mùa thu, dòng nươc dịu dàng hơn, Bạch Mã Xuyên không còn giống con ngựa hoang đứt cương nữa, mà thành một con lừa ngoan ngoãn, mới có thể vận chuyện hàng hóa. Mà lúc này cũng chỉ có thể chuyển hàng hóa xuôi dòng từ Tây Hạ đến Đại Tống, còn muốn từ Đại Tống ngược dòng lên thì khá khó khăn.
Chỉ có vào mùa đông, Bạch Mã Xuyên hoàn toàn đóng băng, dùng ván trượt cỡ lớn mới có thể vận chuyển hàng hóa lên phương bắc.
Nhưng cho dù là công dụng về thương nghiệp hay quân sự, ý nghĩa chiến lược của Bạch Mã Xuyên vẫn cực kỳ quan trọng. Hai nước Tống Hạ đều xây dựng nhiều thành lũy tại các nơi hiểm yếu trong phần lãnh thổ nước mình. Với Tây Hạ mà nói, quan trọng nhất là một tòa pháo đài tên quân trại Thanh Cương Hạp. Thanh Cương Hạp là một phần của đại hạp cốc Bạch Mã Xuyên, nằm ở cửa vào phía bắc của dãy núi Hoành Sơn, hai bên hẻm núi đều là vách núi cheo leo cao mấy trăm trượng, nhưng ở phía đông hảm núi, có một mảnh đất trống. Mảnh đất trống này dài chừng hai dặm, rộng chừng bảy mươi trượng, tương đương với hơn hai trăm mét ở hậu thế, địa thế bằng phẳng, lưng tựa vách núi cheo leo, một đầu con đường quấn từ phía sau núi xuống, thông thẳng tới quan đạo Hạ Châu.
Quân Tây Hạ liền lợi dụng tòa bình đài này xây nên một tòa quân trại, tên là quân trại Thanh Cương Hạp, giữ ngay Bạch Mã Xuyên, vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng.
Quân trại Thanh Cương Hạp có ba trăm lính trú đóng, thuộc về Hạ Châu quản hạt. Mấy hôm trước Hạ Châu triệu tập quân đội cứu viện Vi Châu, quan trong trại bị điều đi mất hai trăm năm mươi người, chỉ còn lại năm mươi người trấn thủ sơn trại. Nhưng mới đêm hai hôm trước, Công Tổ Văn suất lĩnh một ngàn binh sĩ tập kích sơn trại, năm mươi binh sĩ Tây Hạ ngăn không nổi, quân trại đã bị quân Tống công chiếm.
Bè da chở đầy người già trẻ em cùng với đồng, bạc, và hơn mười vạn nô lệ người Tống đã xuyên qua dại hạp cốc Bạch Mã Xuyên mà xuôi nam. Nhưng Công Tổ Văn không bỏ quân trại Thanh Cương Hạp, ngược lại, còn tu kiến công sự, tập trung vật tư, chuẩn bị chiếm cứ tòa quân trại này một thời gian dài.
Quân trại Thanh Cương Hạp không chỉ là hiểm quan đối phó với quân Tống, mà cũng là một tòa hiểm quan để đối phó với quân Tây Hạ.
Trên đường núi phía sau quân trại, quân Tống dùng bùn cát xây lên một tòa công sự phòng ngự, tập trung rất nhiều gỗ lăn, dầu hỏa, chấn thiên lôi. Ngoài ra, quân Tống còn gắn rất nhiều củ ấu tẩm độc. Công Tổ Văn phái một trăm lính phụ trách thủ đường núi ở hậu phương.
Bản thân mình suất lĩnh chín trăm lính còn lại gia cố công sự phòng ngự người Tây Hạ đã xây dựng. Công sự phòng ngự là một bức tường thấp dùng đá lớn xây thành. Binh sĩ có thể phủ phục trên tường thấp tấn công quân đội bên dưới.
Ở vách núi hậu phương có hơn một trăm gian phòng ở dùng gỗ và đá tảng xây thành. Đây là nhà kho và quân doanh. Một buổi chiều, các binh sĩ đang tập trung trên bãi đất trống ăn cơm chiều, bỗng trên tháp canh có tiếng báo động gấp rút. Các binh sĩ vội vàng đứng đậy, có rất nhiều người theo bản năng nhặt cung nỏ lên, chạy tới chỗ bức tường thấp ở bên vách núi.
Công Tổ Văn bước nhanh tới trước tháp canh, cao giọng hỏi:
- Có chuyện gì?
Binh sĩ trên tháp canh chỉ xa xa, lớn tiếng đáp:
- Tướng quân, phía thành Bạc Nhạc liên tục có ánh sáng của kính phản xạ!
Thành Bạc Nhạc cách hẻm núi Thanh Cương Vị hơn ba mươi dặm, là một tòa quân thành tiếp tế, từ thành Linh Châu muốn xuôi nam tới Bạch Mã Xuyên thì phải qua nó. Quân Tống có để lại một binh sĩ cải trang mai phục, dùng thanh đồng kính phản chiếu ánh nắng tới quân trại Thanh Cương Vị. Hiện giờ, tín hiệu đã truyền đến, có nghĩa là đại quân Tây Hạ đang đánh tới quân trại Thương Cương Vị Hạp.

Bạn cần đăng nhập để bình luận