Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 881: Điều kiện lui binh.

Chương 881: Điều kiện lui binh.Chương 881: Điều kiện lui binh.
Đỗ Sung về tới thư phòng, dặn lão quản gia mời Trần Nhiên tới, hỏi:
- Ngươi là do Hoàn Nhan Tà Dã phái tới thuyết phục ta?
Trần Nhiên khẽ cười đáp:
- Thực ra Đô Nguyên soái muốn hợp tác với Đỗ Thượng thư.
- Hợp tác thế nào?
Đỗ Sung đã hơi động tâm.
- Đô Nguyên soái có thể lệnh cho quân Kim rút khỏi phủ Khai Phong, chỉ cần Đỗ Thượng thư ở trong phủ Khai Phong một ngày, quân Kim sẽ không tấn công phủ Khai Phong. Cam đoan Đỗ Thượng thư sẽ hoàn thành viên mãn nhiệm kỳ này, đồng thời, sẽ tặng một công lao cho Đỗ Thượng thư, để cho Đỗ Thượng thư có thể leo lên vị trí Tướng quốc.
Đỗ Sung gật gật đầu:
- Điều kiện đưa ra rất hấp dẫn. Vậy cần ta làm gì?
- Chỉ cần Đỗ Thượng thư làm hai việc. Thứ nhất, đuổi Tông Trạch khỏi Biện Lương, tỉ như điều đi thu phục Sơn Đông gì đó đều được. Chỉ cần lão ta rời khỏi Biện Lương là được. Điều kiện thứ hai, xin cung cấp tình hình chi tiết của các đội nghĩa quân ở Hà Bắc cho chúng ta. CHỉ vậy thôi.
Đỗ Sung chắp tay đi vài bước, hỏi:
- Ngươi vừa nói sẽ cho ta một công lao. Là cái gì?
Trần Nhiên lấy ra một quyển sách đưa cho Đỗ Sung, thản nhiên nói:
- Đây là thư liên danh của Tri châu mười bốn châu ở Hà Bắc gửi cho Quan gia Đại Tống. Chúng ta ủy khuất cầu toàn, chịu nhục, là vì muốn bảo vệ bách tính không bị quân Kim đồ thán. Nhưng chúng ta vẫn hướng về Đại Tống. CHỉ cần Vương sư hủy huy Hà Bắc, nhất định chúng ta sẽ nổi dậy, hưởng ứng triều đình, khôi phục lại xã tắc Đại Tống!
Đỗ Sung nhận lấy thư, ngây ngẩn cả người. Đương nhiên lão biết những lời này đều là khẩu thị tâm phi, là bên đó cố ý chế ra một cuốn thư. Hoàn Nhan Tà Dã muốn nâng đỡ mình mà bỏ ra cái vốn lớn như thế. Chẳng lẽ y thực sự coi mình là nội ứng của nước Kim sao?
Đỗ Sung lắc đầu:
- Mặc dù ta rất muốn làm Tướng, nhưng không thể đầu hàng nước Kim. Chỉ sợ Hoàn Nhan Tà Dã đã lầm rồi.
- Không! Không cần Đỗ Thượng thư đầu hàng. Nước Kim chỉ muốn tìm thêm một đường lui thôi. Nếu có một ngày nước Kim không muốn đánh trận với nước Tống, muốn cùng triều Tống vạch sông mà trị, Đô Nguyên soái hy vọng trong triều đình có một vị Tướng quốc ủng hộ hòa đàm. Đây là lời của Đô Nguyên soái, ta sẽ không lừa gạt huynh trưởng.
Đỗ Sung trầm mặc nửa ngày không nói gì, thật lâu sau mới hỏi:
- Làm sao ta biết Hoàn Nhan Tà Dã có gạt ta hay không? Y thực không muốn phủ Khai Phong sao?
Trần Nhiên cười:
- Đô Nguyên soái không nói không muốn phủ Khai Phong. Chỉ là muộn hai năm thôi. CHỉ cần Đỗ Thượng thư còn ở tại phủ Khai Phong một ngày, quân Kim sẽ không tấn công. So ra thì, Đô Nguyên soái hy vọng Đô Thượng thư sẽ làm Tướng quốc nhiều hơn, cái gì nhẹ cái gì nặng Đô Nguyên soái đều nắm chắc. Nhưng nếu Đỗ Thượng thư tự rời phủ Khai Phong lui nam, Đô Nguyên soái sẽ lấy phủ Khai Phong bất kỳ lúc nào.
Trần Nhiên lại lấy ra một phong thư đưa cho Đỗ Sung:
- Đây là thư cam kết Đô Nguyên soái tự tay viết, còn có đại ấn của ngài. Hy vọng Đỗ Thượng thư có thể bắt lấy cơ hội này.
Đỗ Sung trầm tư thật lâu, cuối cùng gật đầu:
- Ta có thể thử một chút! Mà có lẽ bên ngoài đang có người giám thị, tạm thời ngươi đừng đi ra ngoài, chờ ta điều Tông Trạch đi ngươi sẽ an toàn!
Đỗ Sung lập tức viết tấu chương báo lên triều đình: “Thần nguyện suất quân trấn thủ Đông Kinh Biện Lương, nguyện ý dùng tính mạng giữ lại Đông Kinh Biện Lương. Thần đề cử Tông Trạch lập tức nhận chức Tuyên phủ sứ hai lộ Kinh Đông, suất quân thu phục Sơn Đông”.
Đỗ Sung phái tâm phúc đi suốt đêm tới Lâm An, mang tấu chương của mình về triều đình.

Tin tức quân Kim tấn công Trung Nguyên, Sơn Đông và Thiểm Tây chấn quy mô lớn, động triều chính Lâm An. Trong triều, bách quan chia làm hai phe, một phe do Phạm Trí Hư và Cao Thâm dẫn đầu, kiên quyêt yêu cầu chiêu mộ dũng sĩ trong thiên hạ chống lại quân Kim, thu phục Trung Nguyên và Sơn Đông. Một phái khác do Hoàng Tiềm Sơn và Uống Bá Ngan dẫn đầu, chủ chương hòa đàm với quân Kim, đề phòng quân Kim tiếp tục tấn công tới sông Hoài. Ngoài ra còn có hai phái trung gian, lấy Lữ Di Hạo, Trịnh Vọng Chi và Phạm Tông Doãn dẫn đầu, phản đối nghị hòa, cũng phản đối trực tiếp đối kháng với quân Kim, mà chủ trương quân đội sẽ về thủ ở tuyến sông Hoài.
Ba phái không ai nhường ai, trong triều tranh cãi kịch liệt, nhưng có một điều mà cả ba phái đều nhất trí, là truy cứu trách nhiệm của Tuyên phủ sứ hai đường Kinh Đông Lý Cương và Thủ tướng Lạc Dương Diêu Cổ.
Diêu Cổ bị bãi miễn chức Thống chế, biếm tới QUảng Châu làm Thông phán, Lưu Quang Thế sẽ tiếp nhận chức Thống chế này, suất lĩnh tàn quân Lạc Dương phòng ngự Đăng Châu và Đường Châu, chuẩn bị lên bắc tới Lạc Dương.
Tuy Lý Cương phải gánh trách nhiệm chủ quan, nhưng dù sao thì thời gian nhậm chức cũng không dài, không thể dồn hết trách nhiệm binh bại lên người y. Thiên tử Triệu Cấu chủ trương phạt nhẹ thôi, lấy lại Tướng vị của Lý Cương, đổi thành Đại học sĩ Quan Văn Điện.
Một buổi chiều, Thiên tử Triệu Cấu triệu kiến Phạm Trí Hư và Cao Thâm ở Ngự thư phòng.
- Hôm nay trẫm nhận được phi ưng truyền tin khẩn cấp của Lý Thái bảo. Mặc dù hiện giờ Thiểm Tây lộ bị quân Kim xâm lấn, nhưng Lý Thái bảo tự tin có thể giữ vững Thiểm Tây lộ, dánh tan quân kim xâm lấn. Lý Thái bảo có nói, mình sẽ dùng Thiểm Tây lộ kiềm chế quân Kim xuống nam. Hy vọng triều đình đừng dễ dàng triệt thoái, không tới bước đường cùng bất đắc dĩ, không thể lui giữ sông Hoàng Hà.
Phạm Trí Hư và Cao Thâm nhìn nhau. Cả hai đều cảm thấy phấn chấn một cách sâu sắc. Trước mắt, trong triều phái trung gian chiếm thượng phong, chủ trương tránh đi mũi nhọn quân Kim, từ bỏ Trung Nguyên và Sơn ĐÔng, lui giữ tuyến sông Hoài. Mặc dù phái chủ trương nghị hòa bị đám đại thần công kích, nhưng phái chủ chiến cũng bị chỉ trích. Quan trọng nhất là phê bình bọn họ không thực tế, sẽ tiêu hao hết chút binh lực cuối cùng, rồi sẽ đến lúc chẳng gánh nổi tuyến sông Hoài nữa.
Không ngờ Lý Diên Khánh có uy vọng tối cao trong quân đội lại cũng là phái chủ chiến. Phạm Trí Hư vội vàng thưa:
- Bệ hạ, lần này quân Kim xuôi nam không chọn đúng thời cơ. Một là vừa tiến vào mừa đông, lương thảo vật tư đều tiêu hao rất lớn. Tiếp theo là quân Kim xuôi nam cũng chưa được chuẩn bị hoàn toàn kỹ càng, chủ yếu là vì chuyện Tây Hạ bị ép cầu hòa ảnh hưởng nên mới quyết định phát động tấn công xuôi nam. Thực lực của bọn họ tới giờ đã là cực hạn rồi, không thể xuống phía nam hơn được nữa. Huốn chi, còn có Tây Quân ở Thiểm Tây lộ kiềm chế quân Kim, khiến cho chúng không dám xâm nhập phía nam quy mô lớn. Lúc này, nếu chúng ta chủ động từ bỏ Trung Nguyên và Sơn Đông, cho quân Kim có cơ hội thở dốc, chỉ sợ bước tiếp theo quân Kim sẽ lấy Trung Nguyên và Sơn Đông làm căn cơ, tấn công sông Hoài quy mô lớn. Một tuyến sông Hoài của chúng ta có thể cản được sao? Nếu không phòng được, có phải chúng ta lại lui giữ tuyến sông Trường Giang?
Cao Thâm cũng thưa:
- Bệ hạ, cho dù phòng tuyến trong lòng chúng ta là sông Hoài, nhưng chúng ta cũng không thể tùy tiện bày ra ranh giới cuối cùng được. Muốn giữ được ranh giới sông Hoài cuối cùng, nhất định phải liều mạng ở trên đó một tầng. Nếu không, ranh giới cuối cùng của chúng ta có thể sẽ bị đột phá, rất nguy hiểm.
Triệu Cấu khẽ gật đầu:
- Trẫm hiểu nỗi khổ tâm của hai vị ái khanh. Thực ra trẫm cũng không hy vọng lui tới sông Hoài, không đến một bước cuối cùng, không thể tùy tiện nói lui. Uông Bá Ngạn và Hoàng Tiềm Sơn mềm yếu khiến cho trẫm thất vọng sâu sắc. Mà bản chất phái trung gian thực ra cũng là mềm yếu, trẫm cũng rất thất vọng. Nhưng nhờ có thư khẩn cấp của Lý Thái báo, cho trẫm thấy được một tia hy vọng. Trẫm muốn cùng hai vị bàn một chút về bố trí kháng Kim ở Sơn Đông.
- Bệ hạ có ý gì sao?
Phạm Trí Hư hỏi.
Triệu Cấu nhặt một bản tấu chương từ trên bàn lên:
- Đây là thư do Binh bộ Đỗ Thượng thư phái người đưa từ Đông Kinh Biện Lương tới. Ông ta cũng chủ trương tuyệt không giảng hòa, đề nghị để Tông lão tướng quân di chuyển tới quân đội Sơn Đông, chống lại lính Kim ở Sơn Đông. Lý do của ông ta là lão tướng quân đã lăn lộn trong quan trường Tế Châu nhiều năm, nắm rất rõ tình hình Sơn Đông.
Phạm Trí Hư và Cao Thâm nhìn nhau, đều cảm giác phương án này không ổn. Trước mắt Đông Kinh có thể bảo trụ được không mất là vì có Tông Trạch tọa trấn, một khi Tông Trạch bị điều đi, Biện Lương còn có thể giữ được sao?
Phạm Trí Hư trầm ngâm một chút, hỏi:
- Nếu điều Tông lão tướng quân tới Sơn Đông, vậy ai sẽ giữ Đông Kinh Biện Lương?
- Đỗ Thượng thư chủ động xin thủ Biện Lương!
Cao Thâm giật nảy mình:
- Làm sao ông ta thủ được?
Triệu Cấu khẽ cười:
- Vừa rồi mới đầu trẫm cũng cảm thấy không thực tế, nhưng lý do của Đỗ Thượng thư quả thực có lý. Sở dĩ quân Kim không phá được Đông Kinh Biện Lương nguyên nhân chủ yếu là vì trước kia Lý Thái bảo đã lập một phương án thủ thành hữu hiệu ở Biện Lương. Tông lão tướng quân giữ vững Đông Kinh cũng là cháp hành phương án này. Đỗ Thượng thư nói rằng ông ta cũng sẽ tuân thủ nghiem chỉnh phương án Lý Thái bảo chế định, nguyện ý liều mạng giữ lại Đông Kinh Biện Lương. Trẫm cảm thấy phái người tới Biện Lương không bằng dùng người quen việc là Đỗ Thượng thư, để Tông lão tướng quân đi đánh Sơn Đông.
Phạm Trí Hư trầm mặc một lát, hỏi:
- Bệ hạ quyết định rồi sao?
Triệu Cấu nhẹ gật đầu:
- Ý trẫm đã quyết!
- Đã như vậy, bọn vi thần cũng chỉ có thể ủng hộ quyết định của Bệ hạ!
Xế chiều hôm đó, trong cung truyền ra ý chỉ phong Tông Trạch làm Thiêm Xu Mật Viện Sự, Kinh lược chế trí sử hai lộ Kinh Đông, suất lĩnh hai vạn quân Đông Kinh cùng với một vạn tàn quân Sơn Đông, tổng cộng ba vạn quân đội liên chiến Sơn Đông. Lại bổ nhiệm Đỗ Sung làm Lưu thủ Đông Kinh, chủ trì Đông Kinh Biện Lương kháng Kim, đồng thời, bổ nhiệm Thống chế Nhạc Phi làm Phòng ngự sử bốn phía Đông Kinh, hiệp trợ Đỗ Sung bảo vệ Đông Kinh.

Thành Thái Nguyên bị lính Kim công chiếm gần hai năm, trước mắt, trong thành còn có gần hai trăm ngàn nhân khẩu. Quân Kim vẫn trú tám vạn binh trường kỳ ở Thái Nguyên, ngoài ra còn có ba vạn quân Hán đóng ở các châu Hà Đông lộ. Lần này quân Kim phát động tấn công triều Tống, vận dụng trú quân các nơi, quân đội đóng ở Thái Nguyên cũng được điều động toàn bộ. Từ phủ Đại Đồng xuôi nam, quân Kim chia làm hai đường, một đường do Hoàn Nhan Xương suất lĩnh xuống phía nam tấn công phủ Lạc Dương, một đường khác do Hoàn Nhan Lâu Thất suất lĩnh, đánh phủ Duyên An.
Thành Thái Nguyên trống rỗng, chỉ còn lại năm ngàn quân thường trực phụ trách thủ thành và duy trì trật tự.
Ở phụ cận phía bắc thành Thái Nguyên có một tòa tửu lâu, tên Túy Nguyệt tửu lâu. Khi quân Kim mới công chiếm Thái Nguyên, tửu lâu đã đóng cửa mất mấy tháng, tháng ba năm nay lại mở cửa kinh doanh, không quá tốt, cũng không quá tệ, nhưng rượu khá nặng, cũng thường có lính Kim tới uống.
Chưởng quỹ không phải người lúc trước, mà là một chưởng quỹ mới, tuổi còn trẻ, họ Quan, rất khôn khéo tài giỏi, mà cũng biết ăn nói. Y kinh doanh tửu lâu, cho dù quân Kim đến uống rượu cũng không tiện quỵt nợ, tửu lâu vẫn còn có thể miễn cưỡng duy trì kinh doanh, tuy lợi nhuận không nhiều.
Chạng vạng tối, trong Túy Nguyệt tửu lâu, tiếng người nói chuyện huyên náo, đây là lúc làm ăn tốt nhất trong ngày. Một người đàn ông bước nhanh vào tửu lâu, nhìn thoáng qua đại sảnh, chớp mắt với Quan chưởng quỹ ở sau quầy, rồi đi ra ngoài qua cửa sau. Nửa ngày sau Quan chưởng quỹ mới chậm rãi rời quầy đi ra hậu viện.
Quan chưởng quỹ đẩy cửa một gian phòng nhỏ ra, thấy người đàn ông kia đang ngồi trước bàn, dùng bút lông ngỗng vót nhọn đầu viết gì đó lên một tấm lụa mỏng.
- Có tin tức xác thực rồi sao?
Quan chưởng quỹ hỏi.
Tên đầy đủ của Quan chưởng quỹ là Quan Lâm, là đầu mục tình báo của quân Kinh Triệu tại Thái Nguyên. Người đàn ông này là một trinh sát tình báo, phụ trách tình báo điều tra quân Kim tại Thái Nguyên.
Người đàn ông viết xong đưa tấm lụa mỏng cho y:
- Lập tức đưa tới phủ Duyên An. Đây là tin tình báo mới nhất của quân Kim ở Thái Nguyên. Trong thành chỉ có một ngàn binh sĩ Nữ Chân và bốn ngàn binh sĩ người Hán. Quanh Thái Nguyên không có trú quân gì.
Quan Lâm xem tin tình báo, lấy ra một ống tin nhỏ màu đỏ, cuốn chặt tấm lụa nhỏ, nhét vào trong, dùng sáp phong kín lại, rồi ra ngoài tìm một tửu bảo đưa cho gã, dặn:
- Nhanh đi ra ngoài thành đưa thư tới phủ Duyên An. Nhớ kỹ, là phủ Duyên An!
- Ta hiểu!
Tửu bảo cất kỹ ống thư, cưỡi lên một con ngừa rời tửu lâu, đi ra ngoài thành.

Bạn cần đăng nhập để bình luận