Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 157: Gặp lại tên mặt đen.

Chương 157: Gặp lại tên mặt đen.Chương 157: Gặp lại tên mặt đen.
- Xem ra đây chính là Khâm Tông Triệu Hoàn trong lịch sử.
- lão lý!
Trong đội bỗng có người hét to, Lý Diên Khánh giật mình, tiếng này quen thế, chẳng nhẽ lại gọi hắn/
Lúc này, xe ngựa dừng lại, màn xe vén lên, chỉ thấy một bàn tay béo đang thò ra vẫy Lý Diên Khánh. Lý Diên Khánh nhìn thấy một khuôn mặt béo như bí ngô, bất giác bật cười, quả nhiên là tên béo Trịnh Vinh Thái.
Lý Diên Khánh giục ngựa tiến lên, chắp tay nói:
- Trùng hợp thế, ta vừa tới kinh thành đã gặp Trịnh huynh ngay rồi.
Mặt mày Trịnh Vinh Thái hớn hở, nói:
- Lúc ăn Tết ở nhà thấy vô vị ta cũng muốn đến Thương Âm tìm ngươi chơi. Vừa hay cha ta vào kinh liền đưa ta theo. Ở kinh thành chơi một hồi đã tối giời. Lão Lý, sao ngươi lại vào thành giờ này.
- Ha ha, giống ngươi đấy. Ở nhà chán quá nên vào kinh chơi thôi.
- Tốt quá, hôm nào ta dẫn ngươi đến Ngõa tử chơi một chuyến. Đến kinh thành là phải nghe theo sắp xếp của ta.
Lúc này, một thanh niên tầm hai mươi tuổi cưỡi ngựa tới, nói:
- Tam lang, sao ngài vẫn chưa đi. Thái tử chờ sốt ruột lắm rồi.
Hắn lại nhìn Lý Diên Khánh vẻ dò xét rồi nsoi:
- Vị này là, …
Trịnh vinh Thái vội vàng nói;
- Để ta giới thiệu một chút, vị này là bằng hữu tốt của ta Lý Diên Khánh. Giải nguyên Tương Châu năm ngoái sắp đến học ở Thái học đấy.
Người thanh niên này có vẻ không hứng thú với giải nguyên kia, có điều đây là bạn của Trịnh Vinh Hữu, nể mặt Trịnh Vinh Hữu nên gã lãnh đạm gật đầu với Lý Diên Khánh.
Trịnh Vinh Thái lại giới thiệu cho Lý Diên Khánh nsoi;
- Vị này là Cao thái úy nha nội, đại ca của bọn ta.
Lý Diên Khánh lập tức cảm thấy rất có hứng thú. Vị trẻ tuổi trước mắt là Cao nha nội tiếng tăm lừng lẫy đó sao?
Chỉ thấy người này mặc bộ tím, thắt eo cách mang, trên đó giắt đầy đồ chơi. Gáy cắm một chiếc quạt xếp, rất giống như tử tù giắt thẻ bài ở pháp trường trước khi bị xử tử vậy. Gã có cái mặt tròn như mặt lợn, đầu lơ thơ vài cái tóc và đôi mắt thì ti hí hèn mọn. So với gã, Trịnh Vinh Thái còn phng độ chán.
Đương nhiên, chuyện Cao nha nội đùa giỡn vợ Lâm Xung chỉ là tình tiết trong tiểu thuyết. Tuy nhiên, việc Cao cầu có con lại là sự thật, mà có thể không chỉ một. Vị Cao nha nội này không biết là có bản lĩnh gì?
Có điều Lý Diên Khánh cũng thấy được vị Cao nha nôi này người những thịt, mặt tái nhợt, mí mắt sưng vù, điển hình của tử sắc vô độ.
Cao Nha Nội chỉ gật gật đầu với Lý Diên Khánh vì nể mặt Trịnh vinh Thái. Gã chả có hứng thú gì với Lý Diên Khánh cả. Gã cất giọng đầy vẻ sốt ruột giục giã:
- Thế rốt cục ngươi có đi không?
- Đi, đi, đi, đi ngay.
Trịnh Vinh Thái liền vội vã hỏi Lý Diên Khánh:
- Ngươi ỏ đâu? Rồi ta tìm ngươi chơi.
- Ta tạm thời ở nhà trọ Thang ký, ở đó có có thể hỏi thăm ta.
- Vậy ta đi đã, hẹn gặp lại.
Trịnh mập phất phấty ta với Lý Diên Khánh rồi xe ngựa cất bước, đi cùng với đoàn người ngựa phía trước.
Lúc này, thái tử Triệu Hoàn đã đời Trnhj Vinh THái một lúc lâu. Đến trước xe ngựa, gã hỏi:
- Tam lang, người vừa rồi là ai?
- Chính là tên Lý Diên Khánh - giải nguyên Tương Châu mà lần trước ta nói với ngài, võ nghệ cao cường.
- Ồ.
Triệu Hoàn thản nhiên nhìn Lý Diên Khánh. Thiên hạ có 14 phủ, 240 châu, mỗi châu đều có giải nguyên, ở địa phương có thể là rất quý, nhưng đến kinh thành thì chẳng qua chỉ là ngọn cây cọng cỏ. Triệu Hoàn hoàn toàn không có hứng thú quay đầu ngựa hướng tới đại nội.
Trước khi trời tối, cả đám rốt cuộc cũng đã tìm được nhà khách Thang Ký. Nhà khách Thang Ký ở ngoại thành, nằm trên một con phố nhỏ gọi là ngõ Bạch Tỉnh. Nó rất gần với Ngõa xá Tây Châu nổi tiếng của Biện Kinh. Đây là một phần rất nhỏ trong ba chục khách sạn của Thang gia, rộng có một mẫu, gần như không có sân vườn mà chỉ có một giếng trời, ba tầng lầu và hai mươi mấy căn phòng.
Dù chiếm diện tích nhỏ nhưng nó lại khiến Thang gia tốn cả bạc triệu mới mua được. Nó rất quan trọng với Thang gia, đồng thời cũng là hội quán đồng hương của huyện Thang Âm ở kinh thành. Từ chưởng quỹ đến người làm cũng như hầu hết khách đều là người Thang Âm. Vào khách xá là có cảm giác được trở về quê nhà.
Ngay cả quan viên huyện Thang Âm mỗi lần vào kinh làm việc đều trọ ở đây.
Đám người Lý Diên Khánh được chưởng quỹ và người làm hết sức hoan nghênh.phòng của họ đã được thu xếp đâu ra đấy, nước nóng đã đun xong, lại cả một bàn ăn thịnh soạn đã chwof sẵn.
Dù sự chu đáo của chưởng quỹ đã khiến họ xóa hết mệt nhọc dọc đường nhưng cũng đã vỡ kế hoạch ra ngoài đánh chén một bữa ra trò của họ. Ăn cơm xong, tắm rửa xong, cả bốn mệt mỏi lên giường ngáy pho pho luôn.
Canh năm hôm sau, đồng hồ sinh học đúng giờ đánh thức Lý Diên Khánh. Hắn chải đầu, mặc quần áo đơn giản rồi đi xuống lầu. Hắn gặp ngay Nhạc Phi cũng vừa ngủ dậy ở sảnh khách. Cả hai nhìn nhau cười, cùng đi ra cửa khách xá, chạy lên phố kinh thành vẫn chưa hoàn toàn tỉnh giấc.
Khi trở lại khách sạn thì trời đã tang tảng sáng. Nhiều khách đã thức dậy, đang ăn mì ở đại sảnh. Món mì thịt dê của khách xá rất đặc biệt, mùi vị twoi mới, lại thêm vài đĩa thức nhắm. Tốn vài quan tiền là có một bữa sáng ngon lành. Có thể gọi là hàng ngon giá hời.
Lý Diên Khánh rửa mặt rồi cùng mọi người ngồi xuống một chiếc bàn nhỏ. Ngay lập tức, chưởng quỹ đã bê tới cho bọn hắn bốn bát mì nóng hổi cùng mấy đĩa thức nhắm. Lý Diên Khánh ăn mấy miếng thịt dê rồi hỏi:
- Hôm nay các người đi báo danh ở Võ học chứ?
Nhạc Phi gật đầu, nói:
- Mùng một tháng 2 bắt đầu đăng ký báo danh. Mùng tám tháng 2 hết hạn. Hôm nay mùng 4, chắc chắn phải đi rồi.
- Lão Lý hôm nay ngươi có dự định gì? Vương Quý vừa nhồm nhoàm nhai vừa hỏi.
- đương nhiên là qua chỗ phụ thân xem thế nào.
Lý Diên Khánh lại quay đầu nói với chưởng quỹ:
- Chưởng quỹ có biết phố Liên Trì ở đâu không?
Chưởng quỹ ngẩng đầu suy nghĩ rồi nói:
- Hình như ở Bắc thành.
Một thương nhân đồng hương bên cạnh nói:
- Đúng là ở thành Bắc, dưới chân cầu Thiên Ba, gần ngay con đường Liên Trì ở nam sông KIm Thủy. Ở đó là địa bàn của người Trần Châu. Nếu ngươi mà hỏi người bản địa kinh thành thì mười người có tới 9 người sẽ lắc đầu.
- Vì sao vậy?
- nổi lên là loạn mà. Cả dải đó là đất của dân ngụ cư Trần Châu. Quan phủ làm ít nhà đơn giản cho bọn họ thuê. Dân ô tạp, gần như ngày nào cũng có ẩu đả, có điều giá thuê lại rẻ. Mỗi căn phòng thấp hơn ở thành Nam tới cả trăm văn.
- Đa tạ.
Ăn xong điểm tâm, Lý Diên Khánh thu thập đơn giản rồi một mình cưỡi ngạ đi về phía Bắc. Chưởng quỹ nói với hắn đi thẳng về hướng Bắc dọc theo phố Vệ Châu, tầm bốn năm dặm sẽ tới cầu Thiên Ba.
Phố Vệ Châu là một con đường trọng yếu xuyên qua cả nam và bắc thành. Hai bên đường dân cư đông đúc, đủ loại cửa hàng. Tống triệu đã không còn phường thành như thời Tùy Đường. Cửa hàng và dân cư chen chúc lại một chỗ khiến thương nghiệp đời Tống phát triển cực thịnh.

Bạn cần đăng nhập để bình luận