Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 871: Đồng Quan nghênh linh.

Chương 871: Đồng Quan nghênh linh.Chương 871: Đồng Quan nghênh linh.
Lữ Di Hạo giật nảy mình, vội vàng kéo Lý Diên Khánh:
- Thỉnh an Lý Thái bảo, Chủng Tướng công ốm chết tuy khiến người ta đau lòng nhưng chúng ta vẫn phải lấy quốc sự làm trọng.
Lý Diên Khánh hít một hơi thật sâu, chầm chậm ngồi xuống. Cố gắng khống chế cảm xúc, cố gắng giữ cho mình tỉnh táo lại, hắn chầm chậm hỏi:
- Lữ Tướng công đến là vì chuyện Tây Hạ?
Lữ Di Hạo gật gật đầu:
- Quan gia vô cùng xem trọng tình hình Tây Hạ. Nghe nói Tây Hạ bị ép rút quân, đồng ý đàm phán với Đại Tống, Quan gia không nhịn được vui đến phát khóc giữa triều hội, tán tụng Thái bảo là định hải thần châm của Đại Tống.
- Quan gia có ý chỉ gì cho ta sao?
Lữ Di Hạo lấy ra một tấm thủ dụ đưa cho Lý Diên Khánh:
- Trên triều, Quan gia đã hạ ý chỉ, yêu cầu ta lập tức tới Kinh Triệu tham dự đàm phán với Tây Hạ. Sau triều hội, quan gia lại nói chuyện với ta, dặn ta sẽ đai biểu cho triều đình, nhưng nội dung đàm phán cần phải thương lượng với Thái bảo. Ranh giới cuối cùng sau đàm phán sẽ do Thái bảo quyết điịnh.
Lý Diên Khánh hiểu ý của Triệu Cấu. Đàm phán giữa hai nước, nhất định phải giữ được mặt mũi cho triều đình, còn mình sẽ chỉ là lớp vải lót làm nền, mà ranh giới đàm phán cũng do mình quyết định. Đây là một an bài vẹn cả đôi đường.
Hắn đáp:
- Lần này ta phát động chiến dịch Tây Hạ mục đích cũng rất đơn giản, chính vì bức bachs Tây Hạ rút quân khỏi Hi Hà Lộ. Bản thân ta cũng vô ý công chiếm thổ địa Tây Hạ. Ranh giới cuối cùng ta yêu cầu rất đơn giản: khôi phục lại giới tuyến mà hai bên đã xác định rõ ràng trong “Hiệp định đình chiến Tống Hạ” từ năm Tuyên Hòa thứ ta. Sau đó, Tây Hạ phải rút quân khỏi Lan Châu và Hội Châu trước, quân Tống mới rút khỏi Vi Thành và Đạp Cát Trại. Trên đường rút quân khỏi Lan Châu và Hội Châu, không cho phép quân Tây Hạ cướp bóc của người hán. Thứ ba, chúng ta bắt được hai mươi bảy vạn nhân khẩu Tây Hạ, bên Tây Hạ nhất định phải giao ra hai mươi bảy vạn người Tống để trao đổi. Thứ tư, chính thức hủy bỏ điều khoản Đại Tống cống tiền cho Tây Hạ hàng năm. Bên Tây Hạ đưa ra bất kỳ yêu cầu nào khác ta cũng sẽ không đồng ý.
- Ta hiểu, ta còn một yêu cầu nho nhỏ, có thể để Đường Khải cũng tham dự đàm phán không? Như vậy ta sẽ hiểu rõ ý Thái bảo hơn.
- Có thể. Ta sẽ an bài y đi theo Lữ Tướng công. Mặt khác, Quan gia có kỳ vọng gì với lần đàm phán này?
Lữ Di Hạo suy nghĩ một lát, đáp:
- Kỳ vọng của Quan gia cũng tương tự như yêu cầu thứ nhất về giới tuyến của Lý Thái bảo, nhưng Quan gia cũng hy vọng có thể đạt thành hiệp nghị đình chiến mới với Tây Hạ.
Lý Diên Khánh lắc đầu:
- Thực ra hiệp nghị thế này cũng không có mấy ý nghĩa. Chỉ cần có cơ hội để lợi dụng được, Tây Hạ sẽ sẵn sàng xé bỏ hiệp nghị ngay. Nhưng Quan gia đã muốn vậy, cũng có thể nói ra. Ta nghĩ vấn đề cũng không lớn. Hiện giờ Tây Hạ cũng đã tài khô lực kiệt, dân khốn nước mệt, không gắng gượng nổi nữa đâu, nhất định bọn họ sẽ phải ngưng chiến nghỉ ngơi.
Lữ Di Hạo lặng lẽ gật đầu, lại nhớ tới chuyện khác, y hỏi:
- Mấy thay đổi nhân sự Lý Thái bảo nhắc tới Quan gia đều đồng ý. Không lâu nữa sẽ có chiếu thư bổ nhiệm chính thức tới. Lý Quang cu ngx đã trên đường tới Kinh Triệu, mấy hôm nữa sẽ tới.
- Vậy Mã Thiện kia đang đảm nhiệm chức quan gì ở triều đình?
- Đảm nhiệm Thiếu phủ tự giam. Là chức quan có thực quyền rất không tệ, hẳn là thăng lên.
Hai người trao đổi thêm vài câu Lý Diên Khánh mới cáo từ, rời dịch quán. Hắn dặn mấy người Vương Quý, Lưu Kỹ dẫn mười mấy đại tướng đi Đồng Quan ngay trong đêm, nghênh đón linh cữu Chủng Sư Đạo trở về.

Hai đứa con trai của Chủng Sư Đạo đều đã qua đời, mấy đứa cháu trai cũng bất hạnh chết yểu, chỉ còn đứa cháu lớn Chủng Ngạn Sùng tại thế, hiện giờ là thủ hạ của Lưu Cáp. Lý Diên Khánh đã phái người đi báo. Chủng Sư Đạo bất hạnh chết bệnh ở Lâm An, do cháu trai Chủng Liệt đưa linh cữu về mộ viên Chủng thị ở Nam Giao phủ Kinh Triệu an táng.
Linh cữu được hai con trâu kéo, chậm rãi đi vào Đồng Quan, phía trước là hai mươi vệ binh cưỡi ngựa, tay cầm cờ linh, sau xe trâu có ba mươi kỵ binh, tất cả năm mươi kỵ binh hộ tống linh cữu Chủng Sư Đạo về tây.
Trong Đồng Quan, tất cả tòa nhà đều treo cờ trắng, mấy ngàn binh sĩ xếp hàng đứng hai bên đường, buộc vải trắng trên cánh tay, lặng lẽ chăm chú nhìn xe ngựa chở linh cữu tiến vào đại môn Đồng Quan.
Lý Diên Khánh suất lĩnh mười mấy tướng lĩnh Tây Quân quỳ xuống trước linh cữu, khóc nức nở. Ai nấy đều đốt giấy để tang, sắc mặt đau đớn. Chủng Liệt vội đỡ Lý Diên Khánh dậy:
- Xin Lý Đô thống đứng dậy. Xin các vị Tướng quân đứng dậy. Cảm tạ mọi người tới tận đây đón linh!
Giọng nói của Chủng Liệt cũng nghẹn đi.
Lý Diên Khánh đi tới trước linh cữu, đỡ lấy, là người đỡ linh cữu đầu tiên. Rất nhanh, Lưu Kỹ, Vương Quý, Ngô Giai, Lưu Tử Vũ, Ngưu Cao, Lưu Thiết, Cống Tổ Văn, bảy đại tướng Tây Quân cũng đi theo Lý Diên Khánh đỡ linh. Hai bên đường bày đầy hương nến tiền giấy, tế điện chủ soái trước đây của Tây Quân Chủng Sư Đạo.
Xe bò chậm rãi lăn bánh, tám Đại tướng đỡ hai bên linh cữu, đón vị chủ soái Tây Quân chính chiến cả đời về quê cũ.

Chủng Sư Đạo trở về Kinh Triệu, ba ngày sau hạ táng, bao gồm cả Lý DIên Khánh, Lưu Cáp, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn, hơn ba trăm đại tướng đều tham gia lễ hạ táng. Lý Diên Khánh tự mình đọc tế văn do Thiên tử Triệu Cấu tự mình viết, ca ngợi Chủng Sư Đạo vì nước vì dân, trung thành kháng địch một đời, truy phong ông làm Vệ Vương, thụy hào Trung Dũng.
Sau khi hạ táng Chủng Sư Đạo, đàm phán của hai nước Tống Kim cũng kết thúc. Tây Hạ hoàn toàn đồng ý với bốn điều kiện Lý Diên Khánh đưa ra. Quân Tây Hạ bắt đầu rút lui khỏi Lan Châu và Hội Châu, không cướp giật của dân Hán.
Cùng lúc đó, Tây Hạ cũng bắt đầu thu thập nô lệ người Tống bị bắt cóc ở phủ Hưng Khánh, chuẩn bị trao đổi hai mươi bảy vạn người Tây Hạ bị quân Tống bắt đi ở phủ Tây Binh, song phương ký tên vào hiệp định đình chiến mới quy định hai bên khôi phục lại giới tuyến năm Tuyên Hòa thứ tư. Trong hiệp định đình chiến, Tây Hạ cam đoan, trong vòng năm năm sẽ không tấn công Đại Tống, cũng chính thức hủy bỏ tiền cống của Đại Tống cho Tây Hạ hàng năm.
Không lâu sau, triều đình hạ xuống một loạt ý chỉ, vì chiến tích huy hoàng của quân Kinh Triệu, triều đình đặc biệt thưởng năm trăm vạn lượng bạc, ba trăm vạn thớt lụa, năm vạn khoảnh ruộng thưởng cho binh sĩ lập công, đương nhiên, ban thưởng cụ thể chỉ có thể lấy từ trong chiến lợi phẩm của quân Tây Hạ, triều đình không bỏ ra được nhiều bạc với lụa như vậy. Tất cả các tướng sĩ đều có thăng thưởng, ba quân tướng sĩ đều vui mừng hớn hở.
Chiến dịch Tây Hạ kết thúc, ba đường Tây Bắc có được cơ hội nghỉ ngơi lấy sức ngắn ngủi. Lý Diên Khánh tích cực huấn luyện tân binh, bồi dưỡng công tượng thuốc nổ, súng đạn, dốc sức chế tạo các loại hỏa khí lợi hại như chấn thiên lôi, phi hỏa lôi. Cuối tháng mười, Thiên tử Triệu Cấu hạ chỉ, đồng ý cho người nhà Lý Diên Khánh về phủ Kinh Triệu định cư.
Cùng lúc đó, các châu phủ ba lộ Tây Bắc dán chông cáo, năm nay cử hành ân khoa, cử hành vào nửa tháng sau, mồng tám tháng mười một, thi tỉnh sẽ được cử hành vào ba tháng sau ở phủ Lâm An.
Lý Diên Khánh đến phủ Kinh Triệu vẫn ở lại hậu trạch phủ Lưu thủ. Phủ Lưu thủ ở Kinh Triệu thực ra chính là hành cung được xây từ thời Hậu Chu, sau khi Đại Tống lập quốc, đã cải tạo nó thành phủ Lưu thủ, là một tòa quan trạch đẳng cấp cao nhất của phủ Kinh Triệu, chỉ có từ cấp bậc Thân Vương trở lên mới có thể vào ở. Khi còn nhậm chức Lưu thủ Kinh Triệu, Khang Vương Triệu Cấu cũng từng ở đây một thời gian. Sau khi triệu Lý Diên Khánh về Kinh Triệu, Triệu Cấu đã đặc biệt chỉ định cho hắn ở tại tòa quan trạch cấp cao nhất này, phong là phủ An Dương Quận Vương.
Gần đây các thân binh của Lý Diên Khánh vẫn bận rộn thu dọn tòa phủ trạch này, chuẩn bị cho Vương phi sắp đến. Phủ trạch rộng khoảng hơn hai trăm mẫu, có hình chữ “凸”, trong đó, một phần là quan nha, rộng khoảng năm mươi mẫu, vốn là quan nha Lưu thủ Kinh Triệu, hiện giờ đổi tên thành phủ Kinh lược chế trí ba lộ Tây Bắc, gọi tắt là phủ Kinh lược, trước mắt là công sở quân chính tối cao của ba đường Tây Bắc.
Đằng sau chữ 凸 là phủ An Dương Quận Vương, đại môn mở hướng đông, không có quan hệ với đại môn phía tây của phủ Kinh lược. Phủ Quận vương chiếm diện tích một trăm tám mươi mẫu, chỉ riêng hồ nước trong hậu trạch đã rộn tới bốn mươi mẫu hoàn toàn là một tòa hoàng cung chính cống.
Phủ Quận vương ở phía nam thành Kinh Triệu, rất gần chùa Đại Từ Ân, một dòng sông nhỏ chảy qua bên cạnh phía nam phủ, bên kia bờ sông chính là chùa Đại Từ Ân trứ danh. Một cây cầu gỗ nhỏ tiinh xảo vắt ngang bờ sông, bốn phía cây rừng xanh ngắt, u tĩnh khác thường. Phía tây phủ QUận Vương là phủ Kinh Lược, ở trên đường cái Chu Tước, đối diện với phủ nha Kinh Triệu. Bên cạnh phủ Kinh Lược là một tòa quân doanh, đồn trú năm trăm thân binh thị vệ của Lý Diên Khánh.
Đầu tháng mười một, địa khu Kinh Triệu đã bước vào đầu đông. Mùa đông ở đây khô ráo rét lạnh, bình thường đến hạ tuần tháng mười một sẽ có tuyết, sau mấy trận tuyết lớn liên tiếp, không khí ở phủ Kinh Triệu sẽ ướt sũng.
Mấy hôm nay, đường phố thành Kinh Triệu vô cùng náo nhiệt. Bảy tám ngày nữa sẽ cử hành phát giải thí, trong thành Kinh Triệu khắp nơi đều là sĩ tử trẻ tuổi, sinh cơ bừng bừng. Học làm danh sĩ đã là quan niệm thẩm thấu vào trong mạch máu người Hán sâu thật sâu rồi, cho dù là thời chiến hay thời bình, khoa cử vẫn luôn là mục tiêu người ta hướng tới.
Trước cửa thành phía tây, mười mấy nông dân gùi lương thực vào thành bán đang cao giọng rao hàng. Lúc này, một đội hai mươi chiếc xe bò được mấy trăm kỵ binh hộ tống chậm rãi tiến vào thành Kinh Triệu.
- Nương, đây là thành Kinh Triệu sao?
Một đứa nhỏ chừng hai tuổi đứng trước cửa sổ xe nhìn chăm chú lên tường thành cao lớn, đôi mắt đen nhánh tinh khiết. Tào Uẩn thăm dò nhìn một chút, ôn nhu cười nói:
- Đúng vậy. Đây chính là thành Kinh Triệu. Chúng ta về tới nơi rồi!

Bạn cần đăng nhập để bình luận