Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 530: Cố khuyên Thái Kinh

Chương 530: Cố khuyên Thái KinhChương 530: Cố khuyên Thái Kinh
Mấy câu cuối cùng của Phạm Trí Hư đã nhắc nhở Lý Diên Khánh ở một mức độ nào đó. Vương Phủ thật sự sẽ sử dụng một vài thủ đoạn bỉ ổi, ví như vụ án thẩm Phan Nhạc lần trước. Vương Chủ dùng người của Khai Phong Phủ uy hiếp Bảo Nghiên Trai. Còn lần này thì sao?
Không chỉ là Vương Phủ. Còn có Lương Phương Bình. Lần này Lương Phương Bình gần như đã bị hắn phá hủy. Y sẽ bỏ qua ư?
Lý Diên Khánh cho rằng mình bắt buộc phải dự phòng. Không lâu sau, Lý Diên Khánh bèn quay về trong phủ. Y đi thẳng vào hậu trách, gặp ngay đúng Hổ Thanh Nhi:
- Đại ca, đã có chuyện gì vậy?
Hổ Thanh Nhi nhận ra thần sắc Lý Diên Khánh không ổn.
- Tư Tư đại tỷ của muội đâu?
- Thiếp ở đây!
Quách Tư Tư bước ra từ vườn.
- Tư Tư, tốt nhất là nàng ra ngoài thành sống một thời gian. Thanh Nhi sẽ đi cùng nàng.
- A! Xảy ra chuyện gì vậy?
Lý Diên Khánh cười khổ nói:
- Gần đây đấu tranh về bắc phạt rất kịch liệt. Ta hơi lo lắng.
- Nhưng việc đấu tranh trong triều đâu có liên quan đến người nhà, đây là lệ thường mà…
Tư Tư không hiểu.
- Thường là vậy. Nhưng cũng có những tên tiểu nhân vô liêm sỷ. Ta phải đề phòng trước.
Quách Tư Tử đã hiểu ra. Nàng không thể muốn làm gì thì làm bởi nếu không sẽ liên lụy đến chồng. Nàng liền gật đầu nói:
- Thiếp nghe theo sắp đặt của phu quân!
Hổ Thanh Nhi do dự một lát rồi hỏi:
- Nhưng chúng ta có thể đi đâu chứ? Chẳng lẽ đến Bảo Nghiên Trai?
Lý Diên Khánh lắc đầu rồi quay ra nói với quản gia Tần Thúc:
- Tần Thúc, căn nhà cũ ngoài thành của thúc còn trống không?
Tần Thúc là người nhà quê ở kinh thành. Nhà y ở gần thị trấn Xích Thương phía nam kinh thành, cách kinh thành khoảng ba mươi dặm. Tần Thúc vội nói:
- Mấy hôm trước thần vừa về nhà một lần. Nhà rộng lắm. Giờ chỉ còn mẹ và vợ thần ở đó. Khá sạch sẽ, có thể ở được.
- Vậy đi thu dọn chút đồ đi! Cửa thành còn hơn một canh giờ nữa mới đóng. Chúng ta mau đi trong đêm, dẫn theo cả vợ của Trương Hổ. Trương Hổ cũng đi theo.
Tư Tư gật đầu, kéo Hổ Thanh Nhi đi:
- Chúng ta đi thôi!
Hai người về nhà thu dọn. Thái Thúc lại nói với Lý Diên Khánh:
- Có thể đi thuyền đến đó. Bên ngoài thôn chúng thần là Thái Hà. Đi thuyền đến được thẳng kinh thành. Để thần đi thuê hai chiếc thuyền lớn.
- Đi đi!
Thái Thúc dẫn theo một người hầu đi thuê thuyền. Lý Diên Khánh lại dặn dò Trương Hổ vài câu rồi mới rời khỏi phủ trạch, đến phủ đệ của Thái Kinh.
Mặc dù Lý Diên Khánh có vài ân oán nhỏ với Thái Kinh. Nhưng nói cho cùng, hắn vẫn không phản cảm với Thái Kinh lắm. Trong lịch sử, Thái Kinh nắm độc quyền, đả kích người khác, thiên vị người khác, có trách nhiệm quan trọng đối với những mảng lịch sử đen tối cuối đời Bắc Tống.
“Ba vấn nạn” nổi cộm nhất cuối đời Bắc Tống, chỉ có thể nói là tệ nạn của chế độ Đại Tống. Cuối cùng triều đình Đại Tống đi vài nước cờ sai. Như khởi nghĩa Phương Lạp, kết minh Tống Kim, quân tống bắc phạt. Đó là trách nhiệm của Tống Huy Tông Triệu Cát. Cuối cùng Thái Kinh trở thành thủ lĩnh sáu tặc, chịu oan thay cho Triệu Cát.
Lý Diên Khánh chỉ đợi trước phủ Thái Kinh một lát, Thái Tí đã đi ra từ cửa lớn rồi cười nói:
- Lý Ngự Sử, đúng là khách quý!
Lý Diên Khánh hành lễ:
- Xin lỗi, đến vội quá, đã quấy rầy quý phủ rồi. Xin hỏi Thái Công Tướng có nhà không ạ?
- Phụ thân ta có nhà. Ông nghe nói Lý Ngự Sử đến thăm nên rất vui. Bèn bảo ta mời Ngự Sử vào thư phòng gặp mặt. Xin mời ngài!
Lý Diên Khánh gật đầu rồi đi theo Thái Tí vào phủ trạch. Vòng qua vài con hẻm nhỏ, đến trước một tiểu viện. Đây là ngoại thư phòng của Thái Kinh. Thái Tí bẩm báo:
- Phụ thân, Lý Ngự Sử đã tới.
- Mời vào!
Lý Diên Khánh bước vào trong thư phòng. Chỉ thấy Thái Kinh mặc một bộ áo thiền rộng, đang ngồi đọc sách dưới đèn. Hai người hầu ở phía sau đang đấm lưng nhè nhẹ cho y. Thấy Lý Diên Khánh bước vào, y đặt sách xuống cười nói:
- Lý Ngự Sử, lâu rồi không gặp.
Lý Diên Khánh vội khom người hành lễ:
- Bỉ chức tham kiến Công Tướng!
- Mời ngồi!
- Đa tạ Công Tướng!
Lý Diên Khánh ngồi xuống.
Thái Tí hơi ngạc nhiên. Không ngờ phụ thân lại mời Lý Diên Khánh ngồi xuống. Điều này rất hiếm thấy. Trừ phi là quan viên cùng cấp Tướng Quốc, thì đây là lần đầu tiên y mời những quan cấp thấp như Lý Diên Khánh ngồi. Bỗng nhiên trong lòng Thái Tí có một trực giác, đó là cha y rất xem trọng Lý Diên Khánh.
- Ta phải chúc mừng Lý Ngự Sử trước!
Thái Kinh cười tủm tỉm:
- Tào gia có con mắt rất tinh tường, cướp được Lý Ngự Sử rồi.
Lý Diên Khánh khom người cười:
- Đa tạ Công Tướng đã quan tâm!
Thái Kinh lại mỉm cười:
- Nếu ta đoán không lầm thì Lý Ngự Sử đã đưa người nhà đi rồi đúng không!
Lý Diên Khánh thầm kinh ngạc. Thái Kinh quả nhiên rất lợi hại. Không ra ngoài mà thông suốt được mọi việc. Y gật đầu nói:
- Trước khi đến phủ Công Tướng, ta đã đưa người nhà đi chỗ khác.
- Vì thế ta mới nói, Lý Ngự Sử không phải như người thường, lúc nào cũng nhìn nhận được trước vấn đề. Năm xưa, khi Lý Ngự Sử tham gia cuộc thi phát giải, ta đã xem sách luận mà Lý Ngự Sử viết. Lý Ngự Sử nói, nếu như Nữ Chân quật khởi, sẽ trở thành nạn lớn của nước Liêu. Lúc đó, ta còn tưởng rằng đó là nói bừa. Giờ đây xem ra đã biến thành sự thật từng điều một. Không biết tại sao Lý Ngự Sử lại cho rằng Nữ Chân sẽ tấn công Đại Tống từ phía nam?
Lý Diên Khánh điềm đạm nói:
- Nữ Chân và Kiết Đan vốn cùng một nguồn gốc dân tộc. Chỉ là lão hồ lô Khiết Đan chết đi, lại sinh ra hồ lô mới là Nữ Chân. Nhưng dù vậy, dây leo của nó vẫn rất mạnh khỏe. Vì thế, Nữ Chân sẽ kế thừa truyền thống của Khiết Đan. Không cần phải như những người khác nói, cần tiêu hóa mấy chục năm mới có thể thay thế được Khiết Đan hoàn toàn. Mà ngược lại, nó chỉ là diệt cỏ diệt tận gốc hoàng tộc Khiết Đan mà thôi, sau đó tiếp tục kế thừa. Quan lại vẫn là quan lại cũ, chế độ vẫn là chế độ cũ, con dân vẫn là con dân cũ. Thậm chí quân đội vẫn là quân đội cũ, nhưng giai cấp nắm quyền lại là mới. Một con hổ mạnh như vậy, sao có thể hài lòng chỉ với Yến Vân.
- Nhưng Đại Tống cũng là đế quốc lớn mạnh, Nữ Chân Nhân chưa chắc đã dám xâm lược!
Lý Diên Khánh lắc đầu:
- Công Tướng đã quên con lừa Kiềm rồi sao? Nếu Đại Tống không bắc phạt, thì Nữ Chân Nhân có thể không dám hành động thiếu suy nghĩ. Nhưng nếu Đại Tống bắc phạt, thì sẽ để lộ điểm yếu của mình.
- Câu này của ngươi rất sắc bén!
- Sự việc liên quan đến hàng nghìn hàng vạn người dân, bỉ chức đã không thể e ngại điều gì nữa.
Thái Kinh gật đầu:
- Chắc là Phạm Trí Hư có thư cho ta phải không!
Lý Diên Khánh lấy thư ra đưa cho Thái Kinh:
- Mời Công Tướng xem.
Thái Kinh mở thư ra xem một lượt rồi chau mày, tự lầm bầm:
- Phạm Trí Hư cũng làm quan đã lâu rồi, sao lại nghĩ tới việc dùng liên minh thượng thư chứ. Thế này chẳng phải là ép Thiên Tử à?
- Đồng Quán đã về kinh. Ngày kia sẽ mở cuộc họp đại triều. Có lẽ là để quyết định bắc phạt. Phạm Tướng Quốc đã không còn đường lùi nên đành cược một phen.
Thái Kinh đứng dậy, chắp tay phía sau đi vài bước, một lát sau nói:
- Lý Ngự Sử có biết tại sao Đồng Quán lại kiên quyết yêu cầu bắc phạt không?
- Có lẽ là liên quan đến quân quyền!
Thái Kinh cười lạnh lắc đầu:
- Vậy thì ngươi quá coi thường dã tâm của y rồi. Thần Tông Hoàng Đế đã từng có di chỉ, người thu phục được Yến Vân có thể được phong Vương Tước. Đồng Quán muốn được phong vương khi còn sống. Ta đâu phải không biết dã tâm đen tối của y?
- Hy vọng Thái công tướng lấy đại cục làm trọng, ủng hộ chúng thần phản đối bắc phạt.
Ánh mắt sáng của Thái Kinh nhanh chóng trở nên đục ngầu. Y điềm đạm nói:
- Ta chỉ là một ông già bị giáng chức, ở nhà nhàn rỗi. Dù ta có lòng, sợ là cũng không giúp được bao nhiêu. Lý Ngự Sử, ta rất xin lỗi!
Lý Diên Khánh bình tĩnh nói:
- Dù Công Tướng sợ đắc tội Thiên Tử, không muốn bị chúng thần liên lụy, nhưng cũng nên suy nghĩ đến việc người đời sau sẽ bình phẩm mình ra sao. Nếu Đại Tống bị người khác xâm lược, trả cái giá rất đắt, người đời sau sẽ bình phẩm thế nào về Công Tướng khi truy cứu trách nhiệm lịch sử?
Sắc mặt Thái Kinh biến đổi lớn. Một lúc lâu sau, y lạnh lùng:
- Ta không thẹn với lương tâm!
- Nếu đã vậy, thì bỉ chức xin cáo từ.
Lý Diên Khánh hành lễ rồi quay người rời khỏi thư phòng. Thái Tí ngồi ở bên cạnh không biết phải làm sao. Thái Kinh gật đầu với y, bảo y tiễn Lý Diên Khánh.
Trong phòng chỉ còn lại một mình Thái Kinh. Lòng y rối như tơ vò. Câu cuối cùng của Lý Diên Khánh giống như một thanh kiếm nhọn đâm thẳng vào nội tâm của y, khiến tâm bệnh bao năm nay y không dám động vào trở nên tái phát.
Thái Kinh đã sắp tám mươi tuổi. Đến tuổi này của y, đã nhìn rõ thế sự từ lâu, không còn luyến tiếc về cuộc sống nữa. Y suy nghĩ nhiều hơn về sau này, về địa vị của y trong lịch sử, về đánh giá của người đời sau với y.
Y cũng hiểu rằng, mình không phải là tướng trung hưng. Đại Tống ngày càng suy bại trong tay y. Nếu như những gì Lý Diên Khánh nói, Đại Tống sẽ gặp phải thảm họa nếu sai lầm trong việc quyết sách bắc phạt. Người đời sau khi viết sách sử, liệu có viết tên y vào loại gian thần hay không. Điều này thật sự làm y rất lo lắng.
Trầm tư rất lâu, cuối cùng y thở dài. Y nên tỏ rõ thái độ của mình trong vấn đề bắc phạt này rồi.
Lý Diên Khánh về tới phủ thì người nhà đã thu dọn xong. Trương Hổ đi tới bẩm báo:
- Khởi bẩm Ngự sử. Chúng ta đã quan sát cẩn thận, xung quanh không có người theo dõi.
Lý Diên Khánh gật đầu rồi hỏi y:
- Sức khỏe thê tử của ngươi tốt chứ?
- Ngồi thuyền không sao.
Lý Diên Khánh lại hỏi quản gia Thái thúc:
- Thuyền thế nào rồi?
- Đã thuê được hai chiếc thuyền chở khách, đang neo dưới cầu Vân Kỵ. Chúng ta đã đưa đồ lên thuyền.
Lúc này, Quách Tư Tư cùng với Hổ Thanh Nhi cũng xách bọc đi ra, theo sau có mấy nha hoàn:
- Phu quân. Chúng ta cũng xong rồi.
- Đi thôi. Chúng ta lên thuyền.
Đương nhiên, Lý Diên Khánh muốn đích thân đưa họ tới chỗ náu tạm thời. Lúc này, cửa thành vẫn chưa đóng, hắn dọ dò Trương Báo, Trương Ưng cùng với Dương Quang vài câu. Cả ba người họ cưỡi người đi đường bộ tới trấn Xích Thương chờ Lý Diên Khánh.
Dưới cầu Vân Kỵ là đường sông dùng để vận chuyển lương thực, chảy thông với mấy con sông đào lớn ở trong kinh thành. Hệ thống sông ngòi trong kinh thành thông suốt bốn phía. Hướng Nam của Thái Hà thông thẳng tới Thái Châu. Chỉ ần đi dọc theo đường vận chuyển lương thực khoảng một dặm là tới Thái Hà. Sau đó đi tiếp chừng ba mươi dặm là tới được nhà cũ của Thái thúc.
Bên bờ đã có hai chiếc thuyền chở khách neo sẵn. Lý Diên Khánh dẫn Tư Tư, Hổ Thanh Nhi cùng với hai thị nữ ngồi lên chiếc thuyền phía trước, những người khác ngồi ở chiếc thuyền phía sau. Người chèo thuyền liền nâng sào trúc đẩy chiếc thuyền nhanh chóng lướt về phía Thái Hà cách đó một dặm. Hai con thuyền nhanh chóng biến mất trong màn đêm.
Ngay khi Lý Diên Khánh dẫn người nhà rời khỏi Kinh thành chừng nửa giờ, trên con đường bên ngoài Bảo Nghiên Trai chợt xuất hiện mấy kẻ áo đen. Bọn chúng nhanh chóng vượt qua bờ tường rồi thoáng cái đã nhảy ra khỏi Bảo Nghiên Trai. Chẳng lâu sau, trong Bảo Nghiên Trai bắt đầu bốc khói đen đặc, kèm theo đó là ánh lửa bùng lên. Hàng xóm bị đánh động, bắt đầu có người quát to.
- Cháy rồi! Mọi người mau tới đây.

Bạn cần đăng nhập để bình luận