Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 270: Thỏa hiệp bất đắc dĩ.

Chương 270: Thỏa hiệp bất đắc dĩ.Chương 270: Thỏa hiệp bất đắc dĩ.
Dư Thâm yên lặng xé tờ giấy thành mảnh nhỏ, đây là một ám hiệu, đề thứ nhất Trịnh Vinh Thái trả lời bằng thể Sấu Kim. Khoa cử yếu cầu nhất định phải làm bài thi bằng thể chữ Khải hoặc hành giai, ngoài hai kiểu chữ này đều phán là bài thi vô hiệu. Huống chi thể Sấu Kim là Thiên tử sáng tạo, không được Thiên tử cho phép, không người nào dám sử dụng kiểu chữ này trong trường hợp công khai, thể Sấu Kim của Trịnh Vinh Thái đúng là ám chỉ cực tốt.
Dư Thâm là Tướng Quốc, đã không phải dùng tiền có thể thu mua, nhất là chuyện làm hại thanh danh như gian lận thi cử thế này, y sẽ không dễ dàng chạm tới. Lần này lại không thể coi thường, là Lương Sư Thành chỉ định người trúng tuyển. Mặc dù trong lòng Dư Thâm không tình nguyện, nhưng cũng chỉ có thể đáp ứng. Trịnh Vinh Thái là em vợ Thái tử điện hạ, Thái tử mới thực sự là kẻ chủ mưu phía sau.
Mặc dù Dư Thâm sẽ không tùy tiện dính líu tới gian lận khoa cử, nhưng nếu giám khảo khác có làm gì đó, chỉ cần không quá mức, y cũng sẽ mắt nhắm mắt mở. Y biết khoa cử ba năm một lần, không chỉ hấp dẫn ánh mắt của mọi người, trong triều lại có bao nhiêu đôi mắt đang ngó chừng cơ hội lần này.
Lúc này, Dư Thâm trông thấy một chiếc xe ngựa chở nguyên liệu nấu ăn chậm rãi chạy vào trường thi, hơn mười binh sinh cẩn thận kiểm tra mỗi chi tiết nhỏ trong xe ngựa, thậm chí ngay cả bánh xe cũng không buông tha.
Dư Thâm cười giễu cợt, kiểm tra nghiêm ngặt gần như biến thái thì có thể thế nào? Có thể ngăn cản giao dịch quyền lực sao? Có lẽ đây gọi là chỉ cho phép Châu quan phóng hỏa, không cho phép bách tính thắp đèn.
Thời gian dần đến lúc chạng vạng tối, tiếng chiêng gõ vang trường thi, đã đến giờ nghỉ ngơi ăn cơm. Đám sĩ tử sớm đã đói choáng váng vội vàng thu dọn bài thi, dọn trống chiếc bàn. Họ ăn điểm tâm quá sớm, giữa trưa uống chén trà, ăn hai miếng điểm tâm, người nào cũng đã đói sôi bụng, chỉ chờ đến lúc ăn cơm.
Lý Diên Khánh cũng thu dọn bàn. Hắn kéo chuông một cái, một lát, một tên binh lính đi tới. Lý Diên Khánh làm tư thế rửa tay, binh sĩ gật đầu:
- Đi theo ta!
Số một đầu mỗi ngõ là nhà xí, số hai không có người, số ba và số bốn đều là số phân nổi danh, mùi hôi cực kỳ mãnh liệt ăn mòn hồn phách của họ, sĩ tử rút được hai số này coi như phế bỏ, chỉ có thể khổ sở chờ ba năm, khoa cử lần sau tìm cơ hội.
Số năm tốt hơn một chút, đó là vì thời tiết không nóng, khiến cho mùi hôi không cách nào viễn chinh, số năm mới may mắn thoát khỏi một kiếp.
Lý Diên Khánh ngừng thở, rời khỏi số một, lại rửa tay trong ao bên cạnh, lúc này mới trở về phòng của mình. Lúc này, binh sĩ đưa cơm đã bắt đầu lục tục đưa cơm cho thí sinh.
Đồ ăn ở trường thi cũng không phải miễn phí, lúc báo danh đám sĩ tử đã nộp ba trăm văn tiền cơm, bốn ngày bảy bữa cơm, tăng thêm một bàn điểm tâm giữa trưa, ban đêm lại cho một tấm thảm, giá tiền này không đắt lắm, nhưng tuyệt đối không rẻ.
Binh sĩ đưa một cái khay con cho Lý Diên Khánh, coi như không tệ, một đãi bánh bao, hai món đồ ăn, một bát canh bí xương sườn, bánh bao lớn, trọng lượng đủ, cơ bản có thể ăn no.
Lúc này, sát vách truyền đến một tiếng lầm bầm:
- Chút đồ ăn này còn tới bốn mươi văn tiền, ở quán quà vặt nhiều nhất hai mươi văn tiền, triều đình lòng dạ hiểm độc nha! Ngay cả tiền của sĩ tử nghèo khổ chúng ta cũng muốn kiếm.
Lý Diên Khánh không nhịn được bật cười, vị nhân huynh này chia ba trăm văn tiền làm bảy, tính ra chừng bốn mươi văn tiền, gã quên giữa trưa còn có điểm tâm, quên giấy bút mực nghiên, nến đá lửa vân vân.
Ăn cơm tối xong, màn đêm buông xuống, thí sinh vội vàng thắp nến, chuẩn bị ban đêm lại tiếp tục múa bút thành văn. Ban ngày Lý Diên Khánh đã viết gần tám ngàn chữ, cơ bản đã hoàn thành phân nửa, tính toán thời gian, ngày mai hoàn toàn kịp.
Lúc đầu khoa cử sắp xếp thời gian không bao gồm ban đêm, ban đêm ánh sáng không đủ, làm bài quá nguy hiểm, không cẩn thận một chút sẽ làm bẩn bài thi. Nhưng với phần lớn sĩ tử mà nói, ban đêm là cơ hội duy nhất họ có thể lợi dụng, nếu không thời gian hai ngày căn bản không làm xong đề kinh văn.
Lý Diên Khánh cẩn thận cất kỹ bài thi, lại buông tấm ván gỗ ra, như vậy sẽ tạo thành một cái giường. Hắn giữ nguyên áo nắm trên tấm gỗ cứng, gấp tấm thảm thành một cái gối, chậm rãi nằm xuống nhắm măt.s
Ngay khi hắn sắp ngủ, bỗng nhiên vang lên một tiếng rít, khiến Lý Diên Khánh bừng tỉnh. Hắn ngồi dậy, liền nghe từ phòng bên cạnh truyền đến tiếng động, dường như sĩ tử bên cạnh đập đầu vào tường, lại nghe gã kêu khóc:
- Ta đáng chết! Ta xong rồi! Mực đổ rồi…
Lúc này, hai tên binh sĩ cao lớn vạm vỡ lao đến, đánh tên sĩ tử này một quyền ngã ngào, mỗi người lại nắm một chân kéo ra ngoài. Động tác của họ hết sức quen thuộc, phối hợp ăn ý, hiển nhiên thường làm việc này. Một sĩ tử dáng người nhỏ gầy bị kéo ra khỏi phòng thi, trực tiếp dùng vải rách chặn miệng, hai tên binh sĩ liền kéo gã đi.
Lý Diên Khánh không khỏi thầm lắc đầu, kêu gào tại trường thi là nhiễu loạn trường thi, xử phạt nhẹ nhất cũng là ngừng thi một đợt, lần khoa cử tiếp theo tên sĩ tử này cũng không có cơ hội, chớp mắt sẽ là sáu năm, đời người có mấy lần sáu năm? Rất nhiều người đọc sách đều bạc trắng đầu trong khoa cử.
Lý Diên Khánh lại nằm xuống, chậm rãi nhắm mắt, tiến vào mộng đpẹ trong lúc miên man suy nghĩ.
Nhoáng cái trôi qua hai ngày, sau khi ăn điểm tâm ngày thứ ba, Lý Diên Khánh dùng nước sạch binh sĩ cung cấp để rửa mặt, khiến đầu óc tỉnh táo lại. Lý Diên Khánh liếc qua bài thi trong hộp, chiều hôm qua hắn đã làm xong toàn bộ đề thi kinh văn, lại cẩn thận kiểm tra một lần, không phát hiện sai lầm, hắn liền dán bài thi lại, cẩn thận cuộn lại bỏ vào trong hộp chứa bài thi. Mỗi sĩ tử đều có một hộp chứa bài thi, dùng để cất giữ bài thi.
Tiếng chiêng lại gõ vang lần nữa, đã đến giờ phát đề, hôm nay sẽ phát cả đề thi thơ ngày mai. Nếu như nói khoa cử hai ngày đầu là về thuần thục và số lượng, như vậy khoa cử hai ngày sau là ở độ khó và chiều sâu, số lượng không lớn, yêu cầu viết một bài luận, năm bài sách, mỗi bài số lượng khoảng ngàn chữ, ngày cuối cùng làm hai bài thơ.
Thí sinh bình thường đều chuẩn bị không ít thơ các loại hình, rồi sẽ có lúc cần đến, cho nên ngày thứ tư căn bản là dư thời gian, tương đương dùng hai ngày viết sáu bài sách luận, cho nên phần lớn sĩ tử đều có thể hoàn thành, quan trọng là nhìn chất lượng.
Luận là tiến hành đánh giá đối với chuyện đã hoàn thành, phát biểu cảm nghĩ của mình. Còn sách là đưa ra phương án giải quyết đối với vấn đề nêu ra, cho nên sách luận là mấu chốt của khoa cử, nhất là một thiên sách trong đó, được xưng là đề nhãn, cũng chính là đề mục hạch tâm của cả kỳ khoa cử, tất cả mọi người rất quan tâm vấn đề này.
Giám khảo ngõ hai mươi lăm bắt đầu phát đề mục theo thứ tự, Lý Diên Khánh nhanh chóng nhận được bài thi. Giống như tất cả sĩ tử, đầu tiên hắn nhìn đề sách thứ năm, cũng chính là đề nhãn, đề mục chính là ‘Đối sách Tống Liêu Kim’ mà Lý Diên Khánh đã đoán trước đó.
Lúc này, trong phòng thi bên trái truyền ra tiếng kinh hô, hiển nhiên vị nhân huynh này cũng đoán được đề mục.
Mặc dù đoán được đề mục, nhưng chưa hẳn đáp được tốt. Mấy năm trước ở thi giải Lý Diên Khánh cũng đáp đề này, chẳng qua khi đó triều Kim viết đơn giản, hiện giờ lại trở thành nhân vật chính.
Lúc này, Lý Diên Khánh lại lật đề mục khác, đề nghị luận là ‘Nhân mệnh chí trọng, thị dĩ thánh hiền trọng chi’. Đề mục này thực ra là thảo luận tư pháp Đại Tống lo lắng hình thận giết chế độ.
Mấy đối sách khác đọc lướt qua rất rộng, có yêu cầu ứng đối phương pháp cải tiến bảo pháp, có yêu cầu đàn luận chế độ độc quyền rượu muối, có yêu cầu viết kế sách làm trong sạch bộ máy chính trị, có yêu cầu viết phương pháp bình khấu, mỗi thiên đối sách đều cực kỳ thiết thục, đây chính là thi thực học của sĩ tử.
Cuối cùng là làm thơ, thơ thuộc về tiện thể, không quá quan trọng. Trước khi Vương An Thạch cải cách khoa cử, thi phú là đề mục quyết định vận mệnh của thí sinh. Nhưng Vương An Thạch lại cho rằng thi phú nhìn không ra nhân phẩm và năng lực của sĩ tử, liền hủy bỏ làm thơ, đổi thành thi kinh nghĩa và sách luận. Học kinh nghĩa thánh nhân để tu đức, làm văn chương thiên hạ an dân, tư tưởng thiết thực này tiếp tục kéo dài, mặc dù lần này tăng thêm làm thơ, nhưng nó không thể so sánh với sách luận.
Đề thơ là ‘Sa trường ngưng chiến lạnh trăng cao’.
Đây là thơ Xuất Tái của Vương Xương Linh: ‘Cưỡi ngựa tứ lưu yên bạch ngọc, sa trường ngưng chiến lạnh trăng cao. Trống trận còn vang đầu thành vắng, đao vàng trong hộp máu chưa khô’.
Trong đó câu ‘Sa trường ngưng chiến lạnh trăng cao’ là phá đề, làm một bài thơ, không giới hạn vần.
Đây hiển nhiên là hô ứng với đề sách ‘Đối sách Tông Liêu Kim’, thật ra ý đồ của đề sách đã rất rõ ràng, triều đình đã có ý bắc phạt.
Lý Diên Khánh trầm tư thật lâu, cách cục khoa cử đã định rồi, nếu như hắn viết liên Liêu diệt Kim, chỉ sợ sẽ bị đào thải ngay vòng thứ nhất.
Hắn thở dài, nâng bút viết một bài thơ, sửa một bài thơ của Lục Du mà thành.
‘Quan Sơn Nguyệt’
Hòa nhung chiếu hạ dĩ bách niên, tương quân bất chiến không lâm biên.
Chu môn trầm trầm án ca vũ, cứu mã phì tử cung đoạn huyền.
Thú lâu điêu đấu thôi lạc nguyệt, tam thập tòng quân kim bạch phát.
Địch lý thùy tri tráng sĩ tâm, sa đầu không chiếu chinh nhân cốt.
U yến cán qua cổ diệc văn, khởi hữu nghịch hồ truyện tử tôn.
Di dân nhẫn tử vọng khôi phục, kỷ xử kim tiêu thùy lệ ngân!

Bạn cần đăng nhập để bình luận