Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 115: Kỳ thi Giải Thí (3).

Chương 115: Kỳ thi Giải Thí (3).Chương 115: Kỳ thi Giải Thí (3).
Trước kia từng có một chuyện cười xảy ra ở kỳ thi Giải Thí, một thí sinh bị tiêu chảy, lúc cấp bách đành túm một tờ giấy nháp chạy vội tới nhà xí, lúc nộp bài thi mới phát hiện mình thiếu một trang giấy, thí sinh đó liên tục cầu khẩn thanh minh, bằng lòng tới nhà xí lấy giấy ra; kết quả chọc giận tới quan giám thị, bị hạ lệnh lôi xuống phạt đánh, trực tiếp trượt kỳ thi đó luôn! Có lẽ thí sinh ấy không ngại thối, nhưng giám thị thì sao chứ?
Lúc này, hai binh sĩ cầm đề thi cùng lúc phát từ hai bên trái phải vào trong, xếp theo thứ tự các phòng. Chỉ tới lúc này Tần Lượng mới cảm thấy được an ủi chút ít, y là thí sinh đầu tiên nhìn thấy đề thi, thời gian còn lại, y đều sẽ lặng lẽ vượt qua mọi thứ trong sự thối kinh khủng này.
Đề thi gộp bao gồm tất cả mười đề thi, mỗi lần sẽ cho xem ba câu, sẽ phát hết đề thi trong vòng nửa canh giờ. Nếu có người không nhìn rõ đề bài, có thể lắc chuông mời giám thị đưa lại đề thi. Có điều tốt nhất đừng để chuyện này xảy ra bởi nó sẽ khiến giám thị có ấn tượng xấu về mình, giám thị cho rằng ngươi không chăm chú nhìn đề, về sau rất có thể chỉ cần chút nghi ngờ, ngươi sẽ bị tống ra khỏi trường thi luôn.
Khi chiếc bảng giơ lên trước mặt Lý Diên Khánh, hắn vội vàng chép lại đề thi. Lúc này, hắn đốt nến lên, chỉ thấy nội dung đề thứ nhất là: “Khổng Tử nói, đối với những người và chuyện trong thiên hạ, quân tử chẳng hề dựa vào quan hệ thân sơ, chỉ dựa theo nghĩa mà làm thôi”
Trong đề bài sẽ không nói cho ngươi biết ngươi phải trả lời gì về đề thi này, là chép lại nội dung kinh hay là trình bày cách hiểu về nó? Nếu ngay cả quy tắc này ngươi cũng không hiểu thì khỏi cần thi Giải Thí làm gì nữa.
Thật ra kỳ thi Giải Thí giống hệt thi Tỉnh, có điều đề thi dễ hơn chút, yêu cầu của quan chấm thi thoải mái hơn chút mà thôi, có điều tiêu chuẩn đáp đề thì chẳng khác gì nhau.
Yêu cầu đề này chẳng hề đơn giản như chỉ cần giải nghĩa là xong, trên thực tế, nó là một câu dùng thuật luận đề nho nhỏ, để ngươi dùng mấy trăm chữ tới giải đề, trình bày ngươi hiểu ra sao về câu nói của vị thánh nhân này.
Lý Diên Khánh lại đọc tiếp đề thứ hai, đề thứ hai vẫn là luận ngữ: “Khổng Tử nói: Người không phải kẻ đó thì đừng suy nghĩ tới việc của kẻ đó, đừng xen vào chuyện không phải của mình”
Đúng lúc này, Lý Diên Khánh bỗng nghe thấy tiếng “soạt soạt” truyền tới từ sát vách, sau đó tên Trịnh mập lẩm bẩm:
- Bà nó chứ, rõ ràng ông đây đã thấy đề này rồi mà, để đâu nhỉ?
Lý Diên Khánh hơi ngẩn ra, giờ hắn mới hiểu ý thực sự khi Trịnh mập mời mình ăn thịt kho tàu: “Nếu ngươi phát hiện ta gian lận, xin hãy giữ im lặng”.
Trắng trợn quá mức rồi đó! Lý Diên Khánh lại nhớ tới lúc trước khi bị kiểm tra, cái bọc của Trịnh mập to vậy mà chỉ khám xét cho có, điều này đã nói lên rằng trừ quan chủ khảo ra, e rằng các quan giám thị, giám khảo khác đều đã bị nhà gã mua chuộc cả rồi, rốt cuộc tên họ Trịnh này có lai lịch như thế nào?
Lát nữa hắn phải hỏi gã mới được.
Lúc này, binh sĩ lại mang đề lượt thứ hai tới, đây là câu hỏi thứ tư tới thứ sáu, bình thường thì đây không phải lúc để giải đề, mà phải chép hết mười câu hỏi xong mới bắt đầu làm bài đi.
Không bao lâu sau, binh sĩ đã đưa cả mười câu hỏi cho tất cả thí sinh xem. Một lát sau, trên Lầu Khuyến Học phía xa xa truyền tới tiếng vân bản trong trẻo mà ngân vang, thời gian làm bài chính thức bắt đầu.
Hiện giờ là sáu giờ sáng, sáu giờ chiều thời gian làm bài sẽ kết thúc, có nghĩa là môn thi này diễn ra trong vòng sáu canh giờ, trung bình nửa canh giờ làm một câu hỏi, còn một canh giờ để kiểm tra lại bài làm, đây là thời gian do người ra đề sắp xếp.
Nhưng sư phụ Diêu Đỉnh đã từng nói với hắn, muốn thi đậu cử nhân, trên bài thi chính thức không được phép sửa chữa gạch xóa, trước tiên hãy làm toàn bộ bài thi ra nháp, sau đó mới chép lên giấy làm bài thi.
Nếu trong bài thi có bất cứ dấu hiệu gạch xóa sửa chữa nào đều sẽ bị coi là ký hiệu riêng, mưu đồ gian lận, đồng thời cũng sẽ mất điểm về cách viết, khả năng không qua được vòng sơ tuyển thứ nhất cực lớn.
Cho nên tuyệt đối không thể làm bài dựa vào thời gian người ra đề đã sắp xếp, nhất định phải làm xong mười câu hỏi trong vòng bốn canh giờ, sau đó dùng nửa canh giờ chép lại lên bài thi chính thức, sau đó dùng nửa canh giờ còn lại để kiểm tra và dán tên các thứ.
Nếu như một câu hỏi phải viết năm trăm chữ, vậy tất cả phải viết năm ngàn chữ, phải có luận điểm chính xác, cách hành văn lưu loát, trật tự rõ ràng, còn phải nêu bật lên ý chính, giọng văn sắc bén; thật ra yêu cầu với thí sinh cực kỳ cao, căn bản không có thời gian suy nghĩ phải làm bài thi cẩn thận ra sao.
Lý Diên Khánh lại trở về câu hỏi đầu tiên: “Khổng Tử nói, đối với những người và chuyện trong thiên hạ, quân tử chẳng hề dựa vào quan hệ thân sơ, chỉ dựa theo nghĩa mà làm thôi”
Hắn cực kỳ quen thuộc với câu hỏi này, trước kia còn từng biện luận với sư phụ, cuối cùng sư phụ Diêu Đỉnh còn phải thừa nhận cách nghĩ của hắn rất mới lạ, cực kỳ có sức thuyết phục.
Giải nghĩa một cách đơn giản những lời này là: “Đối với bất cứ ai trên thế gian này, cho dù là người thân mật hay là người không quen biết, quân tử đều phải có chung một tiêu chuẩn đối đãi, tiêu chuẩn này chính là nhân nghĩa”
Nhưng vấn đề tới rồi, tiêu chuẩn nhân nghĩa là gì? Giới hạn của nhân nghĩa là gì? Nếu như nhân nghĩa và pháp luật trái ngược nhau thì phải tuân theo luật pháp hay vẫn giữ nghĩa? Nếu với ai cũng hết lòng quan tâm giúp đỡ thì có phải cái giá phải trả quá lớn hay không? Quốc gia và xã hội liệu có chấp nhận?
Cho nên Lý Diên Khánh cho rằng muốn trả lời câu hỏi này, phải dùng cách suy nghĩ biện chứng, chia rõ thành hai vế để trả lời; đầu tiên thừa nhận tiêu chuẩn nhân nghĩa khi đối xử với người khác xét về mặt nguyên tắc thì không có vấn đề gì, nhưng phải đặt ra một cái “giới hạn” cho nhân nghĩa, giữ vững nhân nghĩa nhưng không được phép vi phạm pháp luật của quốc gia, mức độ nhân nghĩa không được ảnh hưởng xấu tới lợi ích quốc gia.
Dạng câu hỏi này cũng có yêu cầu khi làm bài, đầu tiên phải nói rõ và giải thích ý nghĩa của câu này, sau đó mới có thể viết cách hiểu của mình.
Lý Diên Khánh nâng bút, viết lên giấy nháp: “Quân tử khắp thiên hạ, chẳng thân chẳng xa, chỉ duy có nghĩa tồn tại, cùng với đó là người thân mà thôi” – đây chính là giải nghĩa.
Sau đó bắt đầu trình bày cách hiểu của mình, Lý Diên Khánh xuống dòng, viết: Quân tử coi trọng nghĩa, tiểu nhân coi trọng lợi ích… Thứ dân trục lời, nhưng lại tạo ra lợi, cảm nhận được nhân nghĩa, tựa như có công cảm hóa vậy!
Mạnh Tử nói: Làm chuyện gì cũng phải có một quy tắc nhất định, nếu không có quy tắc, ắt chuyện không thành… Việc nhân nghĩa cũng vậy, muốn thành việc ắt phải dựa vào quy tắc, hệt như ngũ âm không thể tách khỏi lục luật.
….
Câu thứ nhất, Lý Diên Khánh viết hơn bốn trăm chữ, trình bày quan điểm của mình một cách rõ ràng, sau đó làm tiếp đề thứ hai.

Bạn cần đăng nhập để bình luận