Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 844: Chính thức dời đô

Chương 844: Chính thức dời đôChương 844: Chính thức dời đô
Bến thuyền hoàng gia khác với bến tàu dân mà Tào Uẩn các nàng tới lần trước. Bến thuyền dân là bến thuyền sông hộ thành phía đông, mà bến thuyền hoàng gia là bến thuyền Phượng Hoàng Sơn phía nam Tây Hồ, sau khi xuống thuyền ở bến có thể tiến vào hoàng cung Phượng Hoàng Sơn.
Lúc này binh sĩ đứng đầy trên bến thuyền, hộ vệ cực kỳ sâm nghiêm. Lý Diên Khánh mang theo đám quan chức sớm chờ ở bến thuyền.
- Thái Úy, đội thuyền tới rồi!
Thiếu Doãn Phủ Lâm An Vi Tấn vừa mới chuyển thành chính thức chỉ về phía xa hô lớn.
Chỉ thấy một đội thuyền xuất hiện trong sương mù cách vài dặm, đội thuyền họ chờ đã lâu rốt cuộc tới rồi.
Mặc dù triều đình điều không ít thuyền biển lớn mấy ngàn thạch hơn vạn thạch từ duyên hải Đông Nam, nhưng trên thực tế, thuyền lớn nhất mà họ sử dụng chỉ là thuyền hàng ba ngàn thạch. Lần dời đô này đã bắt đầu chuẩn bị từ năm trước, chẳng qua khi đó không phải vì dời đô, mà là vì tránh né Kim binh, vố số tài phú vật phẩm đều ở trong rương, hơn vạn chiếc rương lớn vẫn luôn chất đống trong cung.
Lần này dời đô Phủ Lâm An, chỉ riêng thuyền đã điều tới đầy đủ hơn một tháng trước, hơn hai ngàn chiếc thuyền hàng ngàn thạch chứa đầy vật phẩm hoàng cung. Còn hơn sáu trăm chiếc thuyền chở khách ngàn thạch, chở đầy văn võ bá quan và gia quyến của họ. Còn hơn ba ngàn cung nhân hoàng tộc và Điện Tiền Cấm Quân. Trong đó thuyền của Triệu Cấu là một chiếc thuyền chở khách mới ba ngàn thạch, trang trí hoa lệ một phen, thêm đầu rồng phía trước, cũng coi như thuyền rồng, điều này quả thực không thể so sánh với sự hùng vĩ hoa lệ của Tùy Dương Đệ tới Giang Nam.
Chẳng qua hai ngàn sáu trăm chiếc thuyền lớn lần này còn phải đi thêm một chuyến nữa, vận chuyển văn thư hồ sơ chồng chất như núi của triều đình, đây chính là góp nhặt hơn trăm năm của vương triều Đại Tống.
Đám người Lý Diên Khánh nhìn thấy đầu tiên cũng không phải là thuyền rồng, mà là gần trăm chiếc thuyền thị vệ. Khi thuyền cập bờ, từng đội thị vệ chạy lên bờ, tổng cộng bốn ngàn Điện Tiền Ban Trị Cấm Quân. Ban Trị Cấm Quân tương đương với thị vệ Hoàng đế, địa vị cao nhất trong Cấm Quân, trực tiếp hộ vệ Thiên tử.
Phía dưới Ban Trị Cấm Quân là Thiết Kỵ, Phủng Nhật, Thần Vệ, Long Vệ bốn quân, lại được xưng là Thượng Tứ Quân, là Cấm Quân hộ vệ bên ngoài hoàng cung. Đông Kinh Ban Trị Cấm Quân và Thượng Tứ Quân đều bị Thái thượng hoàng Triệu Cát mang đi, sau đó bị hủy diệt toàn bộ dưới gọt sắt Kim binh.
Sau khi Triệu Hoàn đăng cơ, lại thành lập Ban Trị Cấm Quân và Thượng Tứ Quân. Trong cuộc chiến bảo vệ Đông Kinh, hai vạn Cấm Quân mà Vương Đạo Tề dẫn đầu chính là Thượng Tứ Quân.
Lần này dời đô Phủ Lâm An, do Chủ tướng Cao Kiến Công dẫn hai vạn Thượng Tứ Quân đi trước một bước tiến vào chiếm giữ thành Lâm An, tiếp quản phòng ngự Lâm An.
Lúc này, Điện Tiền Phó Đô Chỉ Huy Sứ, Tả Vệ Thượng Tướng Quân Vương Uyên tiến lên ôm quyền hành lễ nói với Lý Diên Khánh:
- Dựa theo lệ cũ, hiện giờ do ti chức tiếp quản thủ vệ bến tàu và hoàng cung, xin Lý Thái Bảo thứ lỗi!
Lý Diên Khánh cười gật đầu:
- Ta hoàn toàn hiểu được, xin Vương Thượng Tướng Quân tùy ý!
Vương Uyên gật đầu, mệnh lệnh Thống Chế Miêu Phó dẫn hai ngàn quân tiến tới hoàng cung trước một bước, phòng ngự các nơi yếu hại trong hoàng cung. Gã lại lệnh Thống Chế Lưu Chính Ngạn dẫn hai ngàn người tiếp quản phạm vi bến thuyền, hai ngàn quân Kinh Triệu thủ hạ của Lý Diên Khánh đều rời khỏi bến thuyền hoàng gia.
Bận rộn gần một canh giờ, bốn ngàn Điện Tiền Ban Trị Cấm Quân mới rốt cuộc vào chỗ. Lúc này, mười mấy tên binh sĩ bắn thuốc nổ lên bầu trời, thuốc nổ nổ đôm đốp trên không trung. Không bao dội thuyền lại xuất hiện ở phía nam Tây Hồ, chiếc thuyền lớn ba ngàn thạch đầu tiên do thuyền rồng mà Thiên tử Triệu Cấu và Hoàng hậu ngồi.
Thuyền lớn chậm rãi cập bờ, thuyền dừng hẳn, ván dựng vào boong thuyền, một thái giám cẩn thận từng chút đỡ Triệu Cấu lên bờ. Lúc này, Lý Diên Khánh vội vàng tới đón, khom người thi lễ:
- Vi thần Lý Diên Khánh cung nghênh bệ hạ giá lâm Tiền Đường!
Khuôn mặt Triệu Cấu nở nụ cười:
- Một tháng này Thái Bảo chinh phạt Giang Nam, vững chắc tân đô, quả thực vất vả rồi!
Lý Diên Khánh lắc đầu:
- Một đám yêu ma quỷ quái mà thôi, không đáng để lo!
Lúc này, Hoàng hậu Hình thị cũng lên bờ. Lý Diên Khánh vội bước tới hành lễ:
- Vi thần tham kiến Hoàng hậu nương nương!
Hình Hoàng hậu mỉm cười:
- Chờ ta dàn xếp một chút, ta sẽ đích thân chủ trì hôn sự của Đế cơ và Thái Bảo.
- Đa tạ Hoàng hậu nương nương!
Lý Diên Khánh vội vàng sắp xếp long liễn và phượng liễn đưa Triệu Cấu và Hoàng hậu về hoàng cung. Lúc này, Trịnh Thái hậu và Chu Hoàng hậu cũng xuống thuyền, họ cũng ngồi liễn tiến tới hậu cung. Ba ngàn cung nữ và phi tử, hoạn quan cũng lục tục xuống thuyền, dựa theo phẩm giai của mình, hoặc ngồi xe hoặc đi bộ, nối đuôi nhau dọc theo đường núi Phượng Hoàng Sơn uốn lượn bước về phía hoàng cung.

Kiến trúc chủ yếu của hoàng thành đương nhiên không có khả năng xây dựng trên núi, mà ở dưới chân núi. Chỉ là hoàng thành bao gồm của Phượng Hoàng Sơn, cũng xây dựng không ít đình đài lầu các thưởng thức phong cảnh ở trên núi, làm Đại nội cho cuộc sống hàng ngày của Thiên tử, cũng chính là cung thành, thì nằm ở trung bộ hoàng thành, chiếm diện tích khoảng năm mươi khoảnh, chung quanh có thành cung vây quanh.
Mấy tổ hợp cung điện to lớn trong Đại nội, ví dụ như Cần Chính Điện tẩm cung Thiên tử cùng với Phúc Ninh Điện, Từ Ninh Điện cùng Từ Minh Điện là cung điện Trịnh Hoàng Thái hâu jvà Chu Hoàng hậu sinh hoạt thường ngày. Lại có Nhân Minh Điện, Từ Nguyên Điện mấy tòa cung điện là Hoàng hậu phi tần ở. Đông Cung tạm thời không cần, cho nên chưa xây dựng.
Đại nội ngoài cung điện ra, đường các trai lâu đài hiên quan đình chi chít khắp nơi. Đây là do địa hình Phượng Hoàng Sơn hạn chế, chỗ ở xa hoa của Đế vương không biểu hiện trên cung điện, mà biểu hiện nhiều ở hoa viên, các loại thủy tạ vườn hoa, các loại cầu nhỏ nước chảy. Trình độ kiến trúc của Đại Tống phát huy vô cùng tinh túy, khiến cho xây dựng trong cung thành giống như tiên cảnh.
Chẳng qua so với hoàng cung Đông Kinh Biện Lương, hoàng cung Lâm An còn tính tương đối đơn giản, Đại nội tương đối nhỏ, ba ngàn cung nữ và một ngàn hoạn quan sinh hoạt trong đó có vẻ hơi chật chội. Chẳng qua Triệu Cấu đã đáp ứng, sau khi dời đô sẽ phóng thích hai ngàn cung nữ và năm trăm hoạn quan về quê, Đại nội sẽ thoải mái dễ chịu hơn nhiều.
Các tỉnh, tự, đài của hoàng thành đều tương đối đơn giản, ở phía đông Đại nội. Các bộ tự đều đầy đủ mọi thứ. Cửa chính của hoàng thành là Lệ Chính Môn. Lệ Chính Môn trang trí hoa lệ, cửa màu đỏ thắm, tô thêm bằng đinh vàng, nóc là ngói đồng, điêu khắc đồ án long phượng thiên mã, nhìn từ xa ánh sáng chói mắt. Thành lâu Lệ Chính Môn là nơi Thiên tử cử hành đại xá, ở giữa là một quảng trường, cung điện đối diện với quảng trường là Chính Điện, lại có tên Sùng Chính Điện, là nơi cử hành đại điển, triều hội.
Nói tới Triệu Cấu vẫn tính là một Hoàng đế khá chuyên cần chính sự, ngày thứ ba chuyển vào hoàng cung, gã liền cử hành triều hội lần thứ nhất, chính thức tuyên bố dời đô Lâm An.
Thời gian triều hội không dài, nửa canh giờ ngắn ngủi liền kết thúc, coi như là một lần mở triều rất khiêm tốn. Quả thực không thể khoa trương nổi, binh không bằng người, bại lui từ Trung Nguyên tới Đông Nam, dân chúng trong thiên hạ cũng không tiện nói gì, nhưng hiểu rõ trong lòng! Giống như lời Thiên tử đã nói trong khi mở triều, muốn chăm lo quản lý, chuẩn bị bắc phạt bất cứ lúc nào, thu phục đất đai đã mất.
Đám đại thần đều có tâm sự nặng nề trở về nơi làm việc. Mặc dù đã là ngày làm việc thứ ba, nhưng trong mỗi nơi làm việc đều hỗn loạn, ngàn vạn chuyện cần xử lý, các loại văn thư hồ sơ còn chồng chất ở Đông Kinh chưa vận chuyển đến. Quan viên dâng tấu ở các Châu còn chưa kịp tới kinh thành, khiến cho triều đình và Châu Phủ địa phương thoát ly quan hệ, quan trọng hơn là tiểu lại làm việc đều chưa tới.
Quan viên đi theo Triệu Cấu tới Lâm An chỉ có vài trăm người, nhưng triều đình không phải dựa vào vài trăm người là có thể vận chuyển. Chỉ riêng quan viên dâng tấu các Châu đóng quân ở kinh thành đã hơn vạn người, họ phụ trách liên hệ giữa triều đình và địa phương. Ngoài ra còn có mấy vạn tiểu lại, gánh chịu các công việc cụ thể.
Quan viên triều đình chỉ là nói chuyện cầm bút, nhưng làm việc thì phần lớn là tòng sự không có quan phẩm. Giống như Lưu Phương đã thăng chức làm Thông Phán Ngạc Châu, lúc trước cũng là một tiểu lại của Ngự Sử Đài.
Chức vị của Lý Diên Khánh là người đứng đầu Xu Mật Viện, Tri Xu Mật Viện Sự, chẳng qua đây chỉ là một chính quan trên danh nghĩa. Tri Xu Mật Sự thực ra là một trong các Tướng quốc, cùng được tham gia chính sự. Nhưng mặc dù Lý Diên Khánh có quyền tham dự Tri Chính Đường nghị sự, nhưng hắn không có quyền quyết định và quyền biểu quyết của Tướng quốc, chức vụ này kỳ thực cũng khá xấu hổ, không quản chuyện.
Lý Diên Khánh đang chuẩn bị tới Xu Mật Viện, một hoạn quan vội vàng chạy tới, cười nịnh nọt nói:
- Lý Thái Bảo, quan gia mời ngài đi qua một chuyến.
- Hiện giờ quan gia đang ở Ngự thư phòng sao?
- Đúng vậy! Mấy vị Tướng quốc cũng ở đây.
Lý Diên Khánh gật đầu, quay người đi về phía Ngự thư phòng. Ngự thư phòng của Triệu Cấu ở Thùy Củng Điện, Thùy Củng Điện là nơi Thiên tử triệu kiến đại thần, điện không lớn, nhưng hành lang lại rất dài, nối thẳng tới Đại Khánh Điện.
Lý Diên Khánh đi vào Ngự thư phòng, bên ngoài Ngự thư phòng là một gian phòng nghị sự nhỏ, bố trí rất đơn giản, chỉ có một chiếc bàn gỗ đàn thật dài, chung quanh trưng bày mười mấy chiếc ghế. Chỉ thấy năm tên Tướng quốc ngồi đối diện hai bên bàn, nhưng không thấy Thái Kinh. Mọi người trầm mặc không nói chuyện. Phạm Trí Hư thấy Lý Diên Khánh tiến tới, liền nháy mắt với hắn, để hắn ngồi xuống.
Lý Diên Khánh ngồi xuống bên người Phạm Trí Hư, dường như cũng không có thứ tự gì, đều tùy tiện mà ngồi. Phạm Trí Hư là Tả Tướng, cũng không thấy y ngồi vị trí đầu tiên bên trái. Trái lại Từ Xử Nhân ngồi vị trí đầu tiên bên trái, y hơi có chút tâm tư nhìn thoáng qua Lý Diên Khánh, lại vội vàng cúi đầu xuống, không biết y đang suy nghĩ gì?
Lý Diên Khánh không để ý tới y, mà nhỏ giọng hỏi Phạm Trí Hư:
- Tả Tướng, đã xảy ra chuyện gì?
Phạm Trí Hư thở dài:
- Chỉ sợ Thái Tướng công không được rồi.
Lý Diên Khánh giật mình, hôm trước lúc xuống thuyền còn rất khỏe, còn đùa cợt với mình liên quan tới Đế cơ, sao mới hai ba ngày lại không được, khó trách triều hội hôm nay không thấy lão.
Cao Thâm bên cạnh lắc đầu nói:
- Dù sao người tám mươi tuổi rồi, hơi không cẩn thận sẽ… Lần này hắn ngồi thuyền xuôi nam hơi mệt nhọc, giữa trưa hôm qua trúng gió ở Tây Hồ, kết quả ban đêm không khỏe, thay đổi mấy Thái y đều lắc đầu, nói nhiều nhất ba bốn ngày.
Lý Diên Khánh tin tưởng họ ngồi ở đây tuyệt đối không phải đang thảo luận bệnh tình của Thái Kinh, mà là vị trí của Thái Kinh, muốn thay đổi Tướng. Thái Kinh cũng bi kịch, Tướng quốc tân triều làm chưa tới hai tháng đã chấm dứt rồi.

Bạn cần đăng nhập để bình luận