Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 112: Nhòm ngó Giải Nguyên. (2)

Chương 112: Nhòm ngó Giải Nguyên. (2)Chương 112: Nhòm ngó Giải Nguyên. (2)
- Hôm nay Triệu Ngọc Thư làm nhục tổ phụ ta, ta vô cùng phẫn nộ, nhưng từ đầu tới cuối chẳng có dũng khí giơ nắm đấm ra, hiền đệ lại cực kỳ quết đoán, thay ta xả nỗi bực, trong lòng ta thực sự rất cảm kích…
Chưa đợi Chu Xuân nói hết, Lý Diên Khánh đã khoát khoát tay nói:
- Chu huynh khách khí quá rồi, thật ra đệ rất ít khi ra tay, trừ phi người đó dám làm nhục sư phụ hoặc người thân của ta, hôm nay coi như đệ đã kiềm chế rồi, tha cho Triệu Ngọc Thư một cách dễ dàng, nếu không phải sợ ảnh hưởng tới khoa cử, e rằng hôm nay phải có người khiêng gã về.
Chu Xuân cười cười, đưa hai quyển bút ký đang cầm cho tay cho Lý Diên Khánh:
- Đây là những án về hình luật mà tổ phụ ta giúp ta chỉnh sửa lại, bốn trăm vụ án triều đình công bố, tổ phụ ta đều đã phân tích kỹ càng, cần áp dụng luật gì phép gì, còn bình luận vắn tắt nữa, và cả các luật lệ phép tắc Đường – Tống, cực kỳ có tác dụng với kỳ thi hình luật năm nay. Có tất cả bốn quyển bút ký, hiền đệ đọc hai quyển, ta đọc hai quyển, mấy hôm sau chúng ta đổi lại là được.
Lý Diên Khanh lập tức mừng rỡ, đây chính là thứ hắn cần nhất hiện giờ, các vụ án hắn có chỉ gồm nội dung và kết quả, không hề có căn cứ phán quyết.
Đọc xong mỗi vụ án, hắn còn phải đi so sánh, tìm hiểu trong các điều khoản hình luật, tương đương với việc phải cẩn thận nghiên cứu từng vụ án một, đây cũng chính là nguyên nhân cho dù có một tháng hắn cũng chưa đọc tất cả các vụ án. Nếu có sẵn cuốn sách chứa các vụ án đã qua chỉnh lý, cùng lắm hắn chỉ mất năm đến sáu ngày là có thể đọc hết rồi, tiết kiệm được bao nhiêu là thời gian quý giá.
Lý Diên Khánh cũng biết, tài liệu quý giá như bí tịch này, bình thường sĩ tử sẽ không chia sẻ cho người khác, huống chi hắn và Chu Xuân còn có quan hệ cạnh tranh trực tiếp, Chu Xuân đưa mấy cuốn sách này cho hắn ngâm cứu, e là vì chuyện đã xảy ra hôm nay.
Cái này gọi là thấy ánh sáng trong đêm tối mịt mờ.
Chu Xuân lại dặn dò Lý Diên Khánh vài câu nữa rồi cáo từ, Lý Diên Khánh vội vàng đọc bút ký Chu Xuân vừa để lại, quả nhiên nội dung vô cùng tỉ mỉ chính xác, không hổ là bút tích của đệ nhất đại Nho chốn Hà Bắc, chỉ dẫn cụ thể, thậm chí còn chỉ ra những phán quyết sai lầm khiến Lý Diên Khánh mừng rỡ không thôi. Hắn vội vàng lấy giấy bút ra, bắt đầu vừa đọc vừa chép, chăm chú tới mức quên cả thời gian.
….
Vì cả hai bên đương sự đều giữ kín như bưng về chuyện ẩu đả xảy ra ở tửu lâu nên không gây ra chuyện gì lớn. Mặc dù được truyền bá trong đám sĩ tử với phạm vi nhỏ, nhưng không khiến quan phủ chú ý tới.
Rất nhanh, từ khi bắt đầu báo danh thi cử ở Châu Học, càng ngày càng nhiều sĩ tử đêm ngày dùi mài kinh sử đến với huyện An Dương, khiến huyện An Dương càng thêm náo nhiệt, chủ đề nói chuyện cũng không chỉ xoay quanh khoa cử nữa, chuyện thi cử nhập học Châu Học cũng dần dần trở thành tiêu điểm chú ý của huyện An Dương.
Ở thành Đông huyện An Dương có một tòa đại trạch rộng bốn mươi mẫu, chủ nhân đại trạch tên là Trịnh Thăng, là một trong những đại địa chủ nổi danh An Dương, lão còn một thân phận tương đối đặc thù khác: nhạc phụ của Triệu Hoàn - Thái tử Đại Tống. Tất nhiên, lão không phải là phụ thân của Thái tử phi, mà là phụ thân Thứ phi Trịnh thị của Thái tử. Mặc dù địa vị của con gái không cao, nhưng ít nhiều lão cũng là một trong số ít những hoàng thân quốc thích ở Tương Châu.
Phía trong thư phòng, Thịnh Thăng bụng phệ chắp tay đi qua đi lại không dừng, lão vô cùng mập mạp, những thớ thịt trên mặt xếp chồng lên nhau chèn cả xuống cằm, khiến lão có cái cằm bốn ngấn, thân mình phì nhiêu, nom hệt như một con hà mã mặc quần áo vậy.
Mấy ngày nay Trịnh Thăng có hơi lo lắng, năm nay con trai thứ của lão là Trịnh Vinh Thái cũng trở về từ Thái Học, chuẩn bị tham gia khoa cử sắp tới. Ở Thái Học, Trinh Vinh Thái cũng chỉ học ở ngoại xá, thuộc tầng lớp khá thấp, còn lâu mới có thể so sánh với học trò thượng xá như Triệu Ngọc Thư.
Làm sao mới có thể để con trai đậu cử nhân, thậm chí trở thành Giải Nguyên (Người đứng đầu trong kỳ thi Hương) vẫn luôn là vấn đề khiến Trịnh Thăng trăn trở mấy tháng nay. Xét về mặt học thức, con trai lão chắc chắn không đậu nổi cử nhân, bảo tìm người thi hộ? Lão tìm mãi mà chẳng tìm thấy ai có dáng dấp tương tự con trai lão cả, thế thì chỉ còn cách dựa vào quan hệ để giúp con trai đỗ đạt thôi.
Trịnh Thăng cũng từng suy nghĩ tới việc nhờ con rể mình, cũng chính là Thái tử điện hạ ra mặt giúp chuyện này, nhưng ý nghĩ này bị con trai cả của lão phản đối kịch liệt. Năm ngoái Thái tử vừa được sắc phong, năm nay đã gian lận khoa cử, nếu chuyện này lộ ra ngoài, không những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thanh danh của Thái tử, mà ngay cả con gái lão ở Đông Cung cũng sẽ gặp nguy hiểm. Trịnh Thăng không thể không từ bỏ chuyện này, tự mình nghĩ cách.
Đúng vào lúc Trịnh Thăng lo lắng sốt sắng, nha hoàn bỗng cất tiếng bẩm báo:
- Nha Nội trở về rồi ạ!
Trịnh Thăng lập tức quay đầu lại, con trai cả của lão đang vội vàng bước vào nhà, Trịnh Thăng lập tức khoát tay, ý bảo tất cả nha hoàn lui ra ngoài. Ngay sau đó, lão tiến lên đón con trai:
- Giả Thông phán nói sao?
Con trai cả của Trịnh Thăng tên Trịnh Vinh Bình, năm nay khoảng hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi, mặt mũi cũng có chút phúc hậu, có điều gầy hơn phụ thân gã một chút, hơn nữa gã là một kẻ vô cùng khôn khéo. Gã vừa đi tìm Giả Thuyên - Thông Phán Tương Châu, Thông Phán là chức quan lớn thứ hai ở Châu Phủ, tương đương với Quận Thừa triều Đường.
Giả Thông phán có quan hệ cực kỳ tốt với Trịnh gia, gã ta mong rằng mình có thể nương nhờ Thái tử, một bước lên mây nên vô cùng quan tâm tới Trịnh gia. Lần này nhà họ Trịnh muốn gã ta dùng chức quyền của mình, giúp con trai thứ nhà họ đạt được vị trí Giải Nguyên.
Trịnh Vinh Bình cười đáp:
- Phụ thân đã đưa ra yêu cầu, làm gì có chuyện Giả Thông phán không đồng ý cơ chứ? Ngài ấy đã hứa hẹn sẽ giúp tam đệ trúng cử, đồng thời tỏ thái độ sẽ dốc hết sức giúp tam đệ làm Giải Nguyên.
- Chỉ là dốc hết sức thôi à?
Trịnh Thăng hơi hơt thất vọng, ý nghĩa của hai cụm từ gắng hết sức và đảm bảo không hề giống nhau. Trịnh Thăng nói với vẻ cụt hứng:
- Sao Giả Thông phán không hứa sẽ để Vinh Thái làm Giải Nguyên?
- Giả Thông phán nói, quan trọng là chỗ quan chủ khảo không dễ đối phó, hiện giờ ngài ấy căn bản không gặp được quan chủ khảo, cũng không thể gửi thư cho quan chủ khảo; Giả Thông phán còn nói, Âu Dương Tuần ngay thẳng có tiếng, không thể bàn bạc chuyện giúp đỡ trúng cử gì gì với Âu Dương Tuần đó được. Nếu không Âu Dương Tuần sẽ trực tiếp thông báo với quan gia nơi đó. Quan gia sẽ cho rằng Thái tử sai khiến Giả Thông phán, chuyện này cực kỳ bất lợi với Thái tử,
- Vậy Giả Thông phán nói phải làm sao?
- Giả Thông phán nói, chỉ có thể ra tay từ phía phó quan chủ khảo là Quách Bách Tụng thôi. Giả Thông phán đưa ra hai cách, cách thứ nhất là bài văn của tam đệ phải hay, Giả Thông phán hi vọng phụ thân có thể tìm được người làm văn hộ trước khi kỳ thi diễn ra.

Bạn cần đăng nhập để bình luận