Trở Lại Thập Niên 70: Mang Theo Thành Thị Làm Giàu

Chương 400. Vô cùng gian xảo

Chương 400. Vô cùng gian xảo
Chương 400: Vô cùng gian xảo
Từ Hồng Vĩ khẽ híp mắt, ông cảm thấy tên nhóc Giang Phong này mặt mũi trông thì là người tốt đấy, dường như rất thật thà hiền lành.
Nhưng mà, vô cùng gian xảo.
Ông “hừ” một tiếng rồi nói: “Vậy là con đồng ý rồi à?”
Từ Toa không thể tin nhìn ba mình, cảm thấy người đàn ông trung niên này đúng là khác người, cô dùng lời lẽ chính đáng nói:
“Rõ ràng là ba đề ra chuyện muốn để bọn con đính hôn, bây giờ chúng con thật sự đã quyết định đính hôn thì ba lại nói kiểu này, sao thế? Ba đến thời kỳ mãn kinh rồi hả?”
Từ Hồng Vĩ: “Thời kỳ mãn kinh?”
Ông cảm thấy từ này vô cùng lạ lẫm.
Nhưng nhìn Từ Toa là biết con bé này sẽ không nói câu gì hay ho, ông nói: “Con nói xấu ba?”
Từ Toa: “Con đâu nói xấu.”
Cô cực kỳ vô tội nói: “Thời kỳ mãn kinh thì tính gì là nói xấu.”
Cô bĩu môi, cúi đầu ăn sủi cảo.
Bà Từ trông thấy Từ Hồng Vĩ lại muốn “bíp bíp” cái gì đó, bà vội vàng nói: “Đón năm mới, ai muốn chửi thề làm tôi khó chịu thì tôi sẽ không khách sáo đâu đấy.”
Từ Hồng Vĩ: “… À.”
Lúc nhỏ đón năm mới có một câu thường nghe nhiều nhất chính là: Đón năm mới không thể tức giận, không thể nói chuyện khó nghe, không thể đánh người.
Mấy đứa nhỏ trong thôn chỉ có lúc này mới dám nghịch ngợm một tí, kiếm chuyện gây rối một tí, bởi vì đón năm mới nên sẽ không bị đánh. Đương nhiên, đón năm mới xong vậy thì không dễ nói chuyện rồi. Khó tránh khỏi việc muốn gom chuyện lại đánh cho no đòn một trận.
Giang Phong: “Chú Từ, khi nào chú về đơn vị?”
Từ Hồng Vĩ: “Chú ở nhà đến 15 tháng giêng, 16 tháng giêng đi.”
Tổng cộng kỳ nghỉ của ông là khoảng một tháng, trước Tết này cũng đã mất nửa tháng rồi, Từ Hồng Vĩ nói:
“Cháu thống nhất đi, xem thử đãi tiệc ở đâu.”
Từ Hồng Vĩ còn nửa tháng nữa mới đi, vì sao hôm nay lại nhắc đến chuyện để Giang Phong với Từ Toa đính hôn.
Điều này là vì để cho ông rút thời gian ra. Nói cho cùng thì việc đính hôn cũng không phải là chuyện đơn giản. Tập tục ở vùng của họ chính là có phần đính hôn này, tiệc đính hôn càng phải có, chỉ có điều tiệc đính hôn hầu như không mời người ngoài, cho dù đó là hàng xóm có mối quan hệ rất thân thiết cũng rất ít khi mời. Trên cơ bản đều là duy trì bạn bè thân thích của nhà.
Bởi vì có một điểm là tiệc đính hôn không có tặng quà, hầu như toàn là nhà trai chịu khoản phí này, vì vậy dĩ nhiên là mời rất ít người dự tiệc.
Người ta bảo rằng theo phong tục người ngoài không tham dự, chính là bởi vì có thể tiết kiệm được một ít lương thực, bây giờ nghèo như thế, đều phải cố gắng tiết kiệm hết sức. Nhưng cứ cho là tiết kiệm đi chăng nữa, bên nhà họ Từ ít nhất cũng không dưới hai bàn, bởi vì điều này nên Từ Hồng Vĩ mới sớm nhắc đến chuyện đó.
Cũng cho Giang Phong thời gian để tìm người giúp đỡ và mua sắm nguyên liệu thực phẩm.
Nếu là người bình thường trái lại chẳng băn khoăn gì về chuyện đặt tiệc ở đâu, làm ở nhà mình là được rồi. Nhưng Giang Phong không giống thế, anh đã cho anh em Tiểu Lâm Châu mượn nhà còn bản thân anh thì ở tại trạm y tế, chuyện này có hơi khó giải quyết.
Vậy thì anh đãi tiệc, chung quy cũng không thể đãi ở trạm y tế được nhỉ?
Chuyện này có hợp lý không?
Mà ngày đông cũng không thể đãi tiệc ở bên ngoài được.
Còn mà nói đãi tiệc ở nhà họ Từ, chuyện này càng không thể.
Nếu như anh đãi tiệc ở nhà gái, vậy thì giống như ở rể rồi. Ở rể hay không, đối với Giang Phong và Từ Toa mà nói thật ra cũng chẳng vấn đề gì nhưng Từ Hồng Vĩ vẫn không đồng ý chuyện này, bọn họ đều sống ở trong thôn. Ông không muốn chuyện lớn này làm mất mặt Giang Phong quá.
Ông không sợ người khác, chỉ sợ mấy bà tám kia bàn tán thị phi từ ngày này qua tháng nọ thôi, một hai ngày có lẽ Giang Phong không để ý nhưng lâu dài thì sao đây. Ông không chắc Giang Phong liệu có bị ảnh hưởng không, nếu như bởi vì mấy chuyện này mà trong lòng sinh ra ác cảm, ngược lại đối với Từ Toa không tốt.
Từ Hồng Vĩ cảm thấy lợi bất cập hại vô cùng.
Ông có thể dạy bảo Giang Phong nhưng ở mặt thể diện thì ông sẽ không để Giang Phong mất mặt.
Từ Hồng Vĩ: “Cháu phải quyết định một vài lương thực với món ăn, ngoài ra, chúng ta cũng phải chốt một danh sách khách mời.”
Từ Toa: “Chúng ta có thể đi quán cơm quốc doanh ăn!”
Từ Hồng Vĩ: “…”
Từ Sơn và Cổ Đại Mai: “…”
Nữu Tể ngược lại không có phản ứng gì nhiều, bởi vì chuyện này không nằm trong kho từ vựng của cô bé, cô bé không biết, cái gì là quán cơm quốc doanh. Dĩ nhiên không đến mức kinh ngạc, kích động và phấn khích.
Từ Hồng Vĩ: “Đi quán cơm quốc doanh?”
Bạn cần đăng nhập để bình luận