Trở Lại Thập Niên 70: Mang Theo Thành Thị Làm Giàu

Chương 82. Quà tặng và đáp lễ 1

Chương 82. Quà tặng và đáp lễ 1
Chương 82: Quà tặng và đáp lễ 1
Phó trấn Du cẩn thận đánh giá cô, thật ra phó trấn Du quả thật không thân quen với Từ Toa, lúc nhỏ cô sống ở nhà bà ngoại, đợi đến lúc cô quay về bên cạnh ba mẹ, phó trấn Du cũng sẽ không thân quen với một cô nhóc. Sáu tháng cuối năm tiếp theo thì phó trấn Du chuyển ngành.
Lần nữa gặp lại là lúc Từ Toa trở về, lúc đó cô ốm đến nỗi một cơn gió cũng có thể thổi bay, cả người chẳng có sức sống gì, quả thật có hơi mụ mị. Bà ấy vội vàng sắp xếp công việc cho Từ Toa, cũng không tính là có tiếp xúc.
Chuyện đâu vào đấy, lần này mới xem như chính thức chào hỏi.
Nhưng tỉ mỉ mà nói, Từ Toa về quê quả thật so với lần trước gặp thì mạnh mẽ hơn, ngay cả hai má cũng có chút thịt.
Bà ấy nói: “Cháu có thể vượt qua là tốt rồi.”
Bà ấy biết, Từ Toa vốn là một cô bé khá đẫy đà, lúc mẹ cô mất, cô đã phải chịu một cú sốc lớn, ba tháng trời ngắn ngủi nhanh chóng gầy đi. Đây cũng là nguyên nhân làm Từ Hồng Vĩ vô cùng lo lắng.
Đưa về quê dù sao cũng có bà cô.
Hơn nữa, chuyện này cũng tốt với bà cụ.
Bà cụ dù có con trai nhưng con gái mất cũng là cú sốc lớn. Có Từ Toa kéo lại tinh thần của bà cụ, bà cụ chắc chắn cũng sẽ rất nhanh phấn chấn.
Phó trấn Du nghĩ đến việc nói chuyện cùng Từ Hồng Vĩ, trong lòng thầm than thở, bà ấy nói:
“Đi thôi, đến nhà dì Du ăn cơm trưa.”
Từ Toa không từ chối, nhẹ nhàng nói ‘vâng’ rồi cùng phó trấn Du ra ngoài.
Nhà của phó trấn Du cách công xã không tính là xa, từ cửa sau công xã đi ra, vòng qua một con đường là đến rồi. Ở đây cũng xem như là nhà tập thể, phó trấn Du dẫn cô lên lầu hai, vừa đến hành lang đã ngửi thấy mùi khói bếp nghi ngút khi nấu cơm.
Từ Toa vẫn là lần đầu tiên nhìn thấy nấu cơm trong hành lang, hiếu kỳ nên nhìn lâu hơn chút.
Đây cũng là một nét đặc sắc của thời đại này, nhà vệ sinh và phòng bếp đều ở trong hành lang, một đầu là bếp nấu ăn, đầu còn lại là nhà vệ sinh. Nếu như nhà nhà đồng thời nấu ăn, e rằng không thể chen nổi, dẫu sao cũng có sáu hộ gia đình đấy.
Trong đó có một cô con dâu trẻ gọi “mẹ”, rồi lập tức quan sát Từ Toa từ trên xuống dưới. Lúc này cũng có người khác chào hỏi phó trấn Du, phó trấn Du đáp lại từng người một, rồi lập tức nói:
“Từ Toa cháu vào nhà ngồi đi.”
Lại nói thêm: “Vợ thằng hai, con lại đây.”
Nhà của phó trấn Du không phải là lớn, nhưng mà khắp nơi đều ngăn nắp, Từ Toa nghe lời ngồi ở trên ghế sô pha, phó trấn Du kéo con dâu đi không biết nói chuyện gì. Mà cô con dâu nhìn Từ Toa một cái rồi lau tay đi ra ngoài.
Có điều Từ Toa cũng không ngồi không, cô lấy hết quà tặng đã chuẩn bị ra.
Bà của cô đã bổ túc cho cô biết tình hình trong nhà của phó trấn Du. Phó trấn Du có ba người con, hai nam một nữ. Hai nam đều đã kết hôn, gia đình con trai cả bốn người, vợ chồng hai người đều có công việc, đã tách khỏi gia đình chuyển ra ngoài ở.
Con trai thứ hai kết hôn năm ngoái, chưa có con, vợ chồng hai người sống cùng với vợ chồng phó trấn Du.
Còn về con gái út của bọn họ thì đang học trung học ở huyện.
Từ Toa cũng không chuẩn bị cái gì khác, trước kia cô tìm được bảy cái khăn quàng cổ, có ba cái màu sắc khá tươi sáng đã bị Cổ Đại Mai chọn. Còn lại bốn cái màu xanh lá, xanh dương, màu tím và màu hồng. Tuy rằng cũng coi như có tí màu sắc, nhưng so với màu đỏ, màu cam, màu vàng thì vẫn kém hơn chút.
Chung quy thì ở thời đại này, mọi người đều thích loại màu đậm như vậy.
Từ Toa cảm thấy rất trùng hợp, nhà này có bốn người nữ thì cô vừa khéo còn bốn cái khăn quàng cổ, thế là cô mang đi hết. Từ Toa lấy khăn quàng cổ ra đặt ở bên hông, lại lấy hai gói giấy ra.
Khi lần đầu cô vào nhà hai mập đã mở hộp quà lớn của Vượng Tử, bởi vì lúc đó lập tức buồn nôn, cho nên cô không mang ra. Lần này đi tặng quà, cô khui hết tất cả thùng hàng, dùng giấy gói một ít đồ ăn vặt vào.
“Ôi? Con bé này cháu đang làm gì vậy?”
Phó trấn Du vừa quay đầu thì nhìn thấy hành động của Từ Toa, nói: “Cháu đến thì cứ đến còn mang đồ gì nữa thế?”
Từ Toa vội đáp: “Dì Du, lần đầu cháu đến thăm dì, nếu như cháu đi tay không, về sau sao còn mặt mũi mà đến nữa? Lại nói, trong ngày thường dì cũng rất quan tâm đến bà cháu. Gia đình chúng cháu vẫn luôn vô cùng cảm ơn dì.”
Cô kéo mấy cái khăn quàng cổ qua nói: “Đây là khăn cháu mang từ nơi khác đến, cũng không biết ở đây chúng ta có thể mua được loại này không, vừa khéo nhà dì có bốn đồng chí nữ.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận