Trở Lại Thập Niên 70: Mang Theo Thành Thị Làm Giàu

Chương 77. Nhất trí

Chương 77. Nhất trí
Chương 77: Nhất trí
Nhưng một đứa học sinh không thích học tạm biệt trường học đến đây, cái loại vui vẻ này người nào hiểu được sẽ hiểu.
Mặc dù Từ Toa không thích học nhưng vẫn rất thích rèn luyện, suy cho cùng đã quen tập rồi, cô thích cảm giác mồ hôi túa ra như mưa. Nhà họ Từ không ở trong trung tâm thôn, nên lúc đầu mọi người cũng không biết Từ Toa mỗi buổi sáng đều chạy bộ, chỉ là ngày tháng lâu dài thì chẳng có gì là giấu nổi. Mỗi ngày cô đều chạy vòng quanh nhà, nói cho cùng sẽ bị người khác nhìn thấy.
Lúc mới bắt đầu mọi người giống như xem kính chiếu ảnh vậy, có điều là chẳng có gì bất ngờ cả nên chẳng mấy chốc đã quen. Cách nghĩ của mọi người chính là Từ Toa cùng ba mẹ ở trong bộ đội nhiều năm như vậy, sẽ giống bộ đội chạy bộ buổi sáng, cũng không tính là chuyện hiếm lạ gì.
(Kính chiếu ảnh: trò chơi dân gian, đặt ảnh phong cảnh dưới thấu kính, cho xem ảnh qua kính.)
Trong thôn của họ cũng có người là bộ đội giải ngũ, đã kể cho bọn họ nghe, ở trong bộ đội buổi sáng phải chạy bộ theo tiếng còi. Chẳng qua ngoài Từ Toa ra thì những người khác không có thói quen này.
Nói cho cùng thì người giải ngũ trở về cũng là người bình thường, mỗi ngày xuống đồng làm việc đã mệt lắm rồi, sẽ không lãng phí thể lực vào chuyện thế này. Cũng có một vài bà bác lắm điều xì xầm sau lưng, cô có sức lực đó sao không đi làm việc thêm đi, đi đào rau dại hay nhặt cỏ trong nhà cũng được mà. Mắc gì mà lãng phí vào việc như thế.
Chẳng qua là chỉ có nói sau lưng chứ trước mặt không nói gì.
Tuy trong thôn có nhiều người lòng dạ hẹp hòi, nhưng lòng dạ có hẹp hòi hơn nữa thì cũng tự đóng cửa nhà mà sống.
Chuyện của người khác không liên quan đến họ.
Buổi sáng gặp Từ Toa vẫn cười tươi chào hỏi.
Bây giờ thời tiết ngày càng nóng, vận động một chút là mồ hôi như mưa, mỗi ngày Từ Toa đều hoạt động nhưng lại còn tăng thêm tí thịt, cả người xem ra càng thêm có sức sống. Trời quá nóng đã cho thấy được lợi ích của mái tóc ngắn.
Mái tóc ngắn của Từ Toa quả thật sạch sẽ, mát mẻ lại tiện nữa.
Không phải thế sao, Từ Toa chạy về mồ hôi nhễ nhại bước vào cửa lập tức nghe Từ Sơn gọi:
“Hổ Nữu, cậu đun nước rồi, cháu đợi một lúc rồi vào tắm đi nhé.”
Từ Toa ‘vâng’ một tiếng rồi nói: “Hôm nay cháu đi họp ở công xã, mọi người có gì cần cháu mua gì không?”
Hôm nay công xã tổ chức một cuộc họp chủ nhiệm hội phụ nữ của các đại đội, Từ Toa dậy cũng sớm hơn trước đây một chút.
Bà cụ Từ sợ cô đi mua đồ, vội vàng dặn dò: “Trong nhà không thiếu gì cả, cháu đừng tiêu tiền nữa.”
Cổ Đại Mai ở bên lập tức gật đầu, vô cùng tán thành, tuy rằng mỗi lần Hổ Nữu tiêu tiền bọn họ đều được hời nhưng Cổ Đại Mai vẫn rất đau lòng. Đây không phải là chuyện tiền của ai cứ tiêu tiền thì đau lòng thôi!
Từ Toa ở đây được một tháng, cô đã quen với tính cách của người trong nhà, bèn đáp: “Vâng.”
Cô dặn dò: “Buổi trưa cháu không về ăn cơm, mọi người không cần đợi cháu đâu.”
Bà cụ Từ hiểu ngay: “Cháu định đi thăm phó trấn Du à?”
Từ Toa gật đầu cười đáp: “Nên đi thăm rồi ạ, hôm nay sẵn tiện đi luôn.”
Tuy đại đội của họ cũng không tính là quá xa công xã, đường đi khoảng một tiếng hơn. Nhưng nếu không có chuyện gì thì quả là không có cơ hội đi công xã. Mọi người cũng sẽ không đi công xã, giống như mấy nàng dâu ở trong thôn, phải ba bốn tháng mới có thể đi một lần thế mà vẫn thuộc dạng là đi nhiều rồi đấy.
Vì lẽ đó Từ Toa trừ vài lần lúc đầu mượn cớ đi công xã thay thuốc thì một thời gian dài không có đi nữa.
Bà cụ Từ: “Mấy viên kẹo mà cháu mang về lần trước đều còn đấy, đợi một lúc bà lấy cho cháu mang đi làm quà. Chúng ta không thể đến tay không được.”
Từ Toa lắc đầu từ chối, cô nói: “Không cần đâu bà, kẹo đó bà giữ lại bày Tết đi. Cháu đi thẳng đến hợp tác xã mua bán xem thử, khó có dịp đến công xã cháu phải đi hợp tác xã mua bán xem một chút. À, đúng rồi, cháu phải đi bưu điện nữa, chắc là ba cháu gửi tiền đến rồi.”
Cũng không trách cô dặn để đến năm mới, cô nhìn ra được bà của cô chắc chắn không nỡ lấy ra làm đồ ăn vặt.
Cũng may cô không thích ăn kẹo.
“Không được, thứ này không để được lâu, cháu mang đi một ít. Tết lại mua là được rồi.” Bà cụ Từ rất kiên trì.
Cổ Đại Mai ở bên cũng khuyên: “Bà nói đúng đó, cháu mang đi đi, trong nhà đã có thì tiêu tiền làm gì chứ?”
Từ Toa nhìn hai người họ, chỉ đành gật đầu: “Thế bà lấy cho cháu đi.”
Bà cụ Từ mỉm cười: “Vậy mới được chứ.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận