Trở Lại Thập Niên 70: Mang Theo Thành Thị Làm Giàu

Chương 677. Triển lãm thương mại 6

Chương 677. Triển lãm thương mại 6
Chương 677: Triển lãm thương mại 6
“Kinh tế nước tôi không bằng nước ngoài nhưng mọi người vẫn trả được tiền cho một món đồ tốt. Ông cũng hiểu quần áo không chỉ mặc một năm là vứt đi, nếu mặc một món đồ tốt mà biết giữ thì mặc 4, 5 năm hay hơn thế nữa cũng không lạ gì. Có thể món đồ này tương đương 2 hay thậm chí là 3 tháng lương của họ, nhưng nếu tôi mặc nó 5 năm hoặc hơn, tôi mặc 7, 8 năm thì món món đồ này bình quân một năm tốn bao nhiêu tiền? Chia cho một tháng thì bao nhiêu? Còn chia theo ngày thì sao? Vì vậy tôi tin dù chỉ bán bình thường, chúng tôi cũng sẽ bán rất được. Đất nước chúng tôi có nhiều người nhất nên hoàn toàn không tồn tại khả năng ứ đọng hàng hóa, dù một năm nào đó có dư đi nữa, công ty chúng tôi cũng có thể chịu được những rủi ro như vậy. Công ty chúng tôi không chỉ sản xuất áo len mà còn có những loại đồ khác nữa, ngoài ra, hàng cao cấp hay bình dân đều có đặc điểm riêng, đừng nói chúng tôi rất xem trọng việc bán áo len, dù thực sự không bán được, hàng hóa một năm bị ứ đọng cũng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chúng tôi.”
Sau khi Từ Toa lên tiếng, Giang Phong tiếp lời cô ngay lập tức. Từ Toa nghe ù ù cạc cạc, rất muốn giơ ngón tay cái với chồng mình, đồng thời cô cũng cảm thấy sau khi kết thúc lần triển lãm này, cô phải học thật rồi, nếu không bàn chuyện làm ăn với người ta lại không nói rõ ràng được. Cảm giác bứt rứt này thật sự rất khó chịu.
Giang Phong nói chuyện không công kích như Từ Toa nhưng lại rất êm tai. Có lẽ vì thời gian học chưa lâu nên khi anh vừa nghĩ vừa nói, ngữ điệu rất chậm nhưng đi cùng với thái độ của anh lại tạo ra cảm giác rất thân sĩ.
“Anh nói khá có lý.”
Giang Phong cười mỉm: “Tất nhiên, bàn chuyện làm ăn là một quá trình giằng co khiến đôi bên thỏa mãn mà. Tôi cũng mong chúng ta sẽ vì thế mà đạt được lợi ích.”
“Tôi muốn đặt trước 10 nghìn chiếc.”
“Hey, anh trai, tôi đến trước mà.”
Người đàn ông trung niên tóc vàng cười: “Nhưng tôi mở miệng nói trước, với lại không phải vẫn còn ư? Chúng ta cũng đâu phải là đối thủ cạnh tranh.” Nói xong thì nhìn Giang Phong: “Chàng trai, anh đã thuyết phục tôi, anh cừ lắm.”
Giang Phong cũng bật cười: “Cảm ơn lời khen của ông.”
“Đây là vợ của anh hả?” Ông ta nhìn Từ Toa.
Giang Phong nhướng mày, vươn tay ôm vai Từ Toa, cười mỉm: “Đúng vậy, có phải chúng tôi là một đôi trai tài gái sắc đặc biệt không?”
Câu nói này khiến vài người nước ngoài bật cười, gật đầu: “Rất xứng đôi, anh rất đẹp trai, vợ của anh cũng rất đẹp gái.”
Từ Toa tất nhiên rất hiểu câu này, được người ta khen xinh đẹp, cô cười tươi như hoa: “Tuy ông không đẹp trai như chồng tôi nhưng nhìn ông cũng rất có khí chất.”
“Phụt!”
“Xin cảm ơn quý cô xinh đẹp.”
Bên đây khai trương thuận lợi, còn những gian hàng khác lại không được như vậy. Dù sao không phải ai cũng biết rõ ưu thế của mình nằm ở đâu. Ưu thế của vợ chồng Từ Toa rõ ràng là vì họ không có cảm giác xa lạ với nước ngoài, họ biết rõ ưu điểm của mình nằm ở đâu, đồng thời cũng giao tiếp rất thời. Gian hàng của họ có phiên dịch, nhưng Giang Phong có thể giao tiếp không trở ngại gì, Từ Toa cũng có thể nói đại khái.
Có điều đa phần các gian hàng lại không nghĩ đến vấn đề này, tuy triển lãm đã bố trí phiên dịch nhưng phiên dịch lại không thể hiểu rõ ưu điểm của từng gian hàng. Cứ thế giới thiệu sẽ khá thiệt thòi.
Một số gian hàng thấy chỗ mình không có ai, người ta bên kia lại náo nhiệt thì khó hiểu hỏi: “Bên đó xì xào bô bô cái gì vậy? Như đang chửi nhau với thỏ ấy.”
“Bọn họ đang thương thảo hợp đồng, người đàn ông kia chắc là sếp Giang, anh ta nói chiếc áo len cashmere giá sỉ 180 tệ của công ty anh ta dù không xuất đi nước ngoài thì cũng không lo không bán được trong nước.”
“Phụt!” Người nghe nói thẳng: “Anh ta biết chém gió quá.”
Vài người xung quanh nghe thấy cũng im lặng gật đầu. 180 tệ, lại còn là giá sỉ, vậy thì bán ra sẽ có giá bao nhiêu? Ít nhất cũng hơn 200 nhỉ? Không lo không bán được? Dám hỏi anh chém gió là loại “gió”cực phẩm gì vậy?
“Anh ta nói một cái mặc được 8 năm, một năm mấy chục, một tháng mấy tệ, một ngày mấy đồng...”
“... Anh ta biết nói ghê, tính thế này mà cũng tính được sao?”
“Được...được chứ?”
Người ta không phải tính như thế này khá có ích ư?
“Vậy vợ anh ta nói cái gì?”
“Vợ anh ta lại khoe mẽ...”
Nghe vậy, những ông già không hiểu lắm những thứ này ấn thái dương, nói: “Tôi già thật rồi, sao mà không hiểu gì hết. Chém gió giỏi quá.”
Câu này là thật, thực sự con người già rồi nên mới không hiểu.
Bạn cần đăng nhập để bình luận