Trở Lại Thập Niên 70: Mang Theo Thành Thị Làm Giàu

Chương 480. Ăn vạ 1

Chương 480. Ăn vạ 1
Chương 480: Ăn vạ 1
Ông vừa muốn nói sẽ tìm cách thì chợt nghe Giang Phong nói: “Không sao đâu, cháu có mang thịt khô theo, có thể dùng được.”
Lúc này Từ Sơn đã không nhịn được phải nói: “Rốt cuộc là cháu mang theo bao nhiêu thứ vậy…”
Đoạn đường này, cái bao của nó giống như không có đáy vậy.
Giang Phong mỉm cười: “Ăn cũng không chặn được miệng của cậu à?”
Từ Sơn lập tức làm ra tư thế câm miệng, câm miệng, tuyệt đối câm miệng.

Từ Toa ngủ một giấc, có điều giấc ngủ này không an yên một chút nào.
Cô như chìm vào mờ ảo, hoang mang choáng váng. Chỉ trong phút chốc, xuất hiện một vụ nổ kinh hoàng, trong chốc lát lại biến thành một hạt đậu đỏ, có lúc lại như con chim cánh cụt loạng choạng bước nặng bước nhẹ học cách đi đường.
Lúc lại vỗ tay cười đùa, lúc lại gào khóc thảm thiết.
Từ Toa muốn đấu tranh để thoát khỏi, nhưng dù có làm thế nào cũng không thoát được, cô nhìn dáng vẻ học đi của “bản thân”, cũng thấy được cảnh tượng trời còn chưa sáng, mẹ đã dẫn theo cô đến cửa hàng tạp hóa xếp hàng mua gạo. Cô còn mơ bà ngoại cô, tay cầm cây gậy nhóm bếp, đi tìm cô là đứa trẻ nghịch ngợm đi ném đá.
Những khung cảnh lộn xà lộn xộn này cứ như những mảnh vỡ, không ngừng hướng về phía cô.
Những đắng cay ngọt bùi thuở thiếu thời, vốn phần lớn là những tâm tư thuở nhỏ, rồi đến khi trưởng thành… cả khi mẹ cô không còn nữa. Từ Toa nhìn thấy bản thân mình lật tung bàn nhà người ta, điên loạn, mang một dáng vẻ suy sụp hoàn toàn. Rồi cứ thế cô khóc rưng rức.
“Toa Toa, Hổ Nữu, cháu tỉnh đi!”
Bà Từ nghe thấy tiếng khóc rưng rức giống như của một con thú nhỏ bên cạnh mình, từ từ tỉnh dậy. Vừa nhìn qua, quả nhiên Từ Toa đã khóc rất nhiều. Bà cụ vỗ nhè nhẹ Từ Toa, dỗ dành: “Đừng khóc nữa! Con gái lớn từng tuổi đầu rồi, khóc lóc như này là cớ làm sao?”
Từ Toa bị lay dậy, vẫn hơi mộng mị, trong phút chốc, cô lẩm bẩm: “Không cần biết là lớn cỡ nào, lúc ở bên cạnh bà, cháu luôn là một đứa trẻ mà.”
Từ Toa khẽ sà vào lòng bà, không để bà nhìn thấy đôi mắt đỏ au của mình. Bà vốn đã đau lòng lắm rồi, cô không thể khiến bà thêm đau lòng nữa. Từ Toa khẽ hỏi: “Cháu ngủ bao lâu rồi?”
Bà Từ đáp: “Bà cũng không biết nữa.”
Dù không biết giờ giấc nhưng cả hai bà cháu đều nghe được tiếng rần rần phía bên ngoài. Từ Toa khịt khịt mũi, chắc mẩm: “Giang Phong đã nấu xong rồi.”
Những món ăn hiện nay, không thể so sánh với hậu thế, càng không thể so sánh với những món ăn dưới tay nghề của Giang Phong.
Ai bảo thiếu nguyên liệu cơ chứ.
Thêm nữa, vật tư eo hẹp, mọi người đều tiết kiệm, nhiều lúc không dám vung tay quá trán, cho thêm gia vị. Duy chỉ có Giang Phong, anh vốn nấu theo công thức của sách hướng dẫn nấu ăn, vậy nên có vẻ là nhất nhất làm theo sách hướng dẫn mà cho thêm gia vị.
Có lẽ sẽ có người cảm thấy rằng nếu dựa vào những hướng dẫn trong sách thì không hẳn là một tài năng nấu nướng. Nhưng ở cái thời đại này, như vậy đủ dùng rồi.
Thêm nữa, tay nghề của người bình thường vốn đã không sánh bằng rồi.
Trừ những món ăn nổi tiếng của những chuyên gia nấu nướng có tiếng thì những món bình dân của người bình thường vốn không thể là đối thủ của Giang Phong.
Vậy nên Từ Toa mới chắc nịch, hương vị này không thể là tay nghề của người khác được.
Cô dụi mắt nói: “Bà cháu mình đi ăn cơm thôi.”
Bà Từ mỉm cười nói: “Được, đi ăn thôi.”
Trong lòng bà cụ cũng cảm thấy khổ sở. Nhưng dù sao cũng là người đã trải qua quá nhiều những sinh li từ biệt, tuổi tác cũng đã cao, vậy nên cái gì có thể coi nhẹ đi thì cũng nên coi nhẹ. Bà Từ và Từ Toa bước ra ngoài, vì khóc nên cả hai người mắt đều sưng húp. Mặt Từ Toa cũng sưng sưng.
Từ Hồng Vĩ nhắc: “Đi rửa mặt mũi chân tay trước đi đã.”
Từ Toa vâng lời nghe theo.
Mặc dù thoạt nhìn có vẻ sơ sài , nhưng Giang Phong đã bày biện ra một bàn ăn kiểu mẫu bốn món ăn và một bát canh.
Từ Toa nhìn một lượt và xuýt xoa, còn có cả món thịt lợn nấu hai lần (một món truyền thống kiểu Tứ Xuyên, luộc thịt lên rồi mới xào với rau củ thành món.)
Từ Toa ngay lập tức nói: “Chẳng phải nói là không có thịt hay sao?”
Từ Hồng Vĩ đáp: “Ba đến nhà ăn đổi đồ với người ta.”
Bàn ăn kiểu bốn món và một bát canh gồm món thịt lớn nấu chín hai lần, đậu phụ sốt cà chua, cải thảo xào chua, tôm hấp rưới sốt tỏi. Cuối cùng là món canh rong biển trứng.
Từ Toa hỏi: “Món tôm này cũng là do ba đổi luôn à?”
Từ Hồng Vĩ cười: “Ừ, bên đó không có nhiều, dù sao cũng không đủ để cho mọi người ăn. Ba nhớ con thích món này nên đổi về cho con. Tay nghề của Giang Phong rất giỏi.” Cũng không phải Từ Hồng Vĩ muốn khen ngợi Giang Phong, mà là do mùi thơm này thực sự quá bá đạo, ai mà ngờ được một người từ ngàn dặm xa xôi tới đây như Giang Phong còn mang theo một đống đồ gia vị.
Bạn cần đăng nhập để bình luận