Bất Hủ Đế Hoàng

Chương 147: Sách Sử Đại Lễ

Chương 147: Sách Sử Đại Lễ

=== oOo ===


- Thần tuân chỉ… Có điều hôm nay sứ thần Thân Quốc tới Trịnh thành, vì cầu kiến Bệ Hạ không được đã phái người đưa cho vi thần một xe lễ vật.

- Khanh có nhận không?

- Vi thần không dám.

- Vậy là tốt rồi, khanh đi dò la xem có ai thu lễ vật thì cho trả về.

Trả về?

Khổng Thượng Hiền lập tức hiểu ra, lần này hẳn là sứ thần Thân Quốc phải tay trắng trở về rồi. Chắc chắn quân thần Thân Quốc phải gánh chịu hậu quả vì hành vi của mình.

Bán minh hữu, đổi giáo sau lưng, sát hại tướng sĩ… Bất kỳ nguyên nhân nào cũng đủ để nhóm lên lửa giận của Hoàng Đế. Với thực lực hiện tại của Thân Quốc, tùy tiện phái ra một trong bốn đại quân đoàn là có thể diệt quốc.

Quân thần mật nghị xong xuôi, Dương Mộc thuận tay lật vài cuốn sách đặt sát vách trong thư phòng.

Rất nhiều cuốn đều là ghi chép một vài bí sự cung đình.

So với lịch sử Thương Quốc mới chỉ có một triều Quân Vương, bí văn cung đình Trịnh Quốc rõ ràng nhiều hơn nhiều. Có rất nhiều đạo quân thần, tình huống quý tộc đều được ghi lại trong đó.

Có lẽ Trịnh Dư Phạm đã đọc hết, cũng có thể là không có hứng thú với những thứ này. Những cuốn sách này đều bị bỏ quên trên giá, dù trước đó đã có người quét dọn nhưng vẫn không tránh được vài cuốn bị côn trùng cắn.

Thẩm An và Cơ Linh Nhi cẩn thận hầu hạ bên cạnh, thấy Dương Mộc có hứng thú với mấy cuốn sách này liền lật từng quyển ra, đặt trước mặt hắn.

Dương Mộc chẳng có hứng thú gì mấy với bí sự cung đình, chỉ là chuyện riêng của nhà Hoàng Đế, khi buồn chán tiêu khiển một chút thì được nhưng giờ xem thì chẳng có gì hấp dẫn.

So ra hắn vẫn thích xem vài bức họa nam nam nữ nữ ôm ấp đánh nhau hơn.

Mặc dù kiếp trước đã xem không ít, nhưng cũng chẳng thể bằng thực tiễn. Đời này, không dám nói là kinh nghiệm phong phú, nhưng cũng đã từng nếm trải qua, giờ xem những bức hình này vừa vặn nghiệm chứng một phen.

Lúc đầu, sức khỏe Tiên Đế Thương Quốc trước khi băng hà không tốt lắm, bằng không sẽ chẳng chịu dừng ở ba đứa con trai đâu. Trong cung có không ít sách tranh, đương nhiên ông ta không có cơ hội xem.

Làm một Hoàng Đế, Dương Mộc muốn lấy những thứ này chẳng có gì khó, nhưng trước kia hắn cũng không ngờ thời đại này đã thăm dò quan hệ lưỡng tính tới nước này, quả thực có thể học hỏi một ít.

Điều này khiến cho hắn nhớ tới thứ mà lần trước Diệu Hi đưa cho mình. Bởi vì nội dung quá mức thâm ảo, quá bận không có thời gian nghiên cứu nên vẫn chưa hiểu được, khi xuất chinh lại quá vội vàng không kịp đem theo người. Về nhà rồi nhất định hắn phải tìm Hoàng Hậu và Nặc Phi nghiên cứu nội dung sâu sắc một phen.

Dương Mộc nhìn sang bên cạnh, bất giác thấy sách sử Trịnh Quốc.

Sách sử Trịnh Quốc không giống với Thương Quốc, vì Đại Thương hiện tại là được lập trên cơ sở tiền triều diệt vong, cho nên lịch sử bản triều ít tới thê thảm, chỉ có một chút đánh giá với tiền triều. Ngược lại, sách sử Trịnh Quốc lại rõ ràng mạch lạc, chải hết Vương triều Đại Lễ.

Đương nhiên, Thương Quốc chỉ lớn hơn cái rắm một chút, cùng với tính tình nhỏ mọn của các quý tộc, sẽ chẳng có mấy hứng thú với các nước chư hầu lớn. Trịnh Quốc lại giao lưu với tương đối nhiều quốc gia bên ngoài, có rất nhiều ghi chép hắn chưa từng đọc, từ đó có được cái nhìn hệ thống về cả Vương triều Đại Lễ.

Xét theo một mặt nào đó, về mặt pháp lý thì Vương triều Đại Lễ vẫn là Tông chủ của các nước, chiếm danh phận đại nghĩa, chỉ có Hoàng Đế Vương triều Đại Lễ mới có tư cách tự xưng là Thiên Tử. Mặc dù các nước chư hầu vẫn chinh phạt sáp nhập, thôn tính lẫn nhau, nhưng với các lãnh địa trực thuộc Thiên Tử thì không quốc gia nào dám ngấp nghé.

Tra cứu nguyên nhân, cũng chỉ vì ở niên đại này các nước chư hầu lớn muốn chinh chiến thảo phạt đều cần một lý do. Giữa các chư hầu có một luật bất thành văn, nếu có nước nào xuất sư bất nghĩa, các quốc gia còn lại đều có thể phát binh thảo phạt.

Cho nên, mặc dù đại quyền Thiên Tử Vương triều Đại Lễ đã suy sụp nhưng vẫn được coi là một biểu tượng lãnh tụ.

Giống như Liên Hiệp Quốc ở trái đất vậy. Mỗi quốc gia đều có quyền lên tiếng, cho dù là đi xâm lược cũng phải tìm lấy một cái cớ, thuận tiện lôi kéo một vài quốc gia khác, chiếm thế chủ động về dư luận.

Mỗi nước chư hầu cũng tương tự như vậy, đặc biệt là vài chục năm trước có xảy ra một chuyện khiến cho các quốc gia càng phải cẩn thận từng li từng tí.

Khi ấy, bên cạnh lãnh địa trực thuộc của Vương triều Đại Lễ có một Lang Gia quốc, nhiều năm qua vẫn bất kính với Vương thất, thậm chí còn dám phát binh chinh phạt lãnh địa trực thuộc Thiên Tử, còn đánh bại cả quân đội của Thiên Tử. Nhưng cuối cùng, dưới áp lực của các nước khác, Lang Gia Quốc đành phải trả lại thổ địa.

Sau đó còn phiền phức hơn. Ngay khi ấy, Vương triều Đại Lễ phát ra một đạo chiếu cáo, mạnh mẽ lên án hành vi bất nghĩa của Lang Gia Quốc, hiệu lệnh các nước hưng binh thảo phạt. Các nước chư hầu có danh phận đại nghĩa, nghe mùi tanh cùng nhau xông tới. Cuối cùng giằng co vài chục năm đã kéo đổ một Lang Gia Quốc đang hùng mạnh, tiến hành chia cắt chiếm đoạt.

Từ đó về sau, các nước chư hầu không dám khinh thường Thiên Tử Vương triều Đại Lễ nữa. Dù lão hổ đã dần dần già đi, không còn răng nữa, nhưng vẫn cứ là lão hổ, chỉ cần ho khẽ một cái thì bách thú đều có thể nghe được âm thanh.

- Hình như quan hệ giữa Trịnh Quốc và Thịnh Quốc ở phía bắc khá phức tạp?

Dương Mộc sờ sờ cằm trầm tư.

Sử sách Trịnh Quốc đã nhiều lần nhắc tới Thịnh Quốc. Theo đó thì hơn một trăm năm trước ba nước Trịnh, Thương, Thân đều là nơi rừng thiêng nước độc, ví dụ như hai nước Thương và Thân ở phía nam đều là nơi gập ghềnh cằn cỗi, Đại Thịnh Quốc chẳng có hứng thú gì.

Sau đó nhân khẩu tăng dần, lại có rất rất nhiều gia tộc ào ào di chuyển xuống phía nam.

Tổ tiên Trịnh thị cũng là một trong những người nam tiến, cũng coi như một mạch hoàng thất Thịnh Quốc. Chỉ có điều quá lâu đời rồi, quyền vị và huyết mạch hoàng thất đã thay đổi, dần dần trở thành một loại quan hệ nửa địch nửa bạn.

Minh chứng rõ ràng nhất là sự tồn tại của hai nước Thương, Thân.

Địa bàn và nhân khẩu của Trịnh Quốc còn lớn hơn hai quốc gia còn lại, chẳng lẽ trăm năm qua Trịnh Quốc thực sự không muốn phát triển sao? Có ai mà không muốn địa bàn?

Chỉ có điều mối quan hệ trước đó của Trịnh Quốc và Thịnh Quốc rất tệ, Trịnh Quốc không dám chia binh quy mô lớn, cũng chứng minh Thịnh Quốc rất nguyện ý nhìn thấy cục diện chia cắt thế này. Như vậy Đại Thịnh Quốc sẽ không có uy hiếp lớn, Trịnh Quốc cũng có thể an ổn qua ngày.

Mà Đại Thịnh Quốc cũng thích thế, quý tộc trong nước quanh năm nhận hối lộ của Trịnh Quốc, cũng không vì một chút đất đai này của Trịnh Quốc mà dụng binh, vừa vặn để cho ba quốc gia hình thành một cục diện chính trị dị dạng.

Mấy năm nay, Đại Thịnh Quốc tham dự vào chư hầu tranh bá, tạm thời không bận tâm đến Trịnh Quốc, cho nên Nhị Hoàng tử Trịnh Hàn mới nổi dã tâm muốn chiếm đoạt hai nước nhỏ.

Trùng hợp, Thương Quốc lại xuất hiện một vị Hoàng Đế gần như yêu nghiệt, tuyên cáo Trịnh Quốc bại vong.


Bạn cần đăng nhập để bình luận