Bất Hủ Đế Hoàng

Chương 365: Chế Độ Mộ Binh

Chương 365: Chế Độ Mộ Binh

=== oOo ===


Cái gọi là chế độ phủ binh, thật ra ở các nước trong Vương triều Đại Lễ cũng không giống nhau.

Ở một vài nước nhỏ thậm chí không có phủ binh.

Lúc đầu, Thương Quốc cũng không có phủ binh.

Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng lãnh thổ sau đó, hoặc là hợp nhất, hoặc là cần phải bảo vệ địa phương, vì thế mới phát triển phủ binh.

Điển hình nhất chính là khi đang tấn công Trịnh Quốc đã thu phục những nghĩa quân kia, cơ bản đều là một đám nông dân tập trung lại, sau khi cuộc đại chiến qua đi, triều đình không thể quá mức hiếu chiến, cho nên phân ra làm hai phần.

Một phần là nông dân binh, một phần là quân đội địa phương.

Trong đó, nông dân binh vẫn giữ lại, thậm chí phát triển thành huấn luyện hàng năm, chỉ cần bắt đầu trưng binh là có thể tổ chức ra rất nhanh chóng.

Quân đội địa phương lại dần dần phát triển trở thành phủ binh.

Phủ binh này khác với phủ binh tồn tại trong lịch sự của Trung Hoa, nó chỉ chính là binh lực trên danh nghĩa của quan phủ địa phương.

Tuy nó có tính chất của dân binh, nhưng bình thường biên chế và nhiệm vụ lại có sự khác biệt rất lớn.

Phủ binh có hai tầng nhiệm vụ là bảo vệ và chinh phòng.

Nhiệm vụ bảo vệ tương đối cố định và thường xuyên, trong nội địa Thương Quốc ít có chiến tranh, bảo vệ dĩ nhiên là trở thành nhiệm vụ chủ yếu nhất.

Mà ở trên địa bàn mới chiếm được lại có nhiệm vụ bình định và bảo vệ địa phương, ở nơi gần biên giới thì luôn luôn phải chuẩn bị chinh phòng.

Trước mắt, Thương Quốc còn chưa xảy ra nội loạn gì nên tác dụng phòng ngự không nhiều.

Nhiệm vụ chủ yếu của phủ binh là bảo vệ, phủ vệ phân chia thành nhiều phiên túc vệ Hoàng Thành, gọi là thượng phiên, thượng phiên là nhiệm vụ thường xuyên của phủ binh ở kinh thành.

Khi phủ binh nhận nhiệm vụ chinh phòng sẽ kết hợp với binh lính địa phương hoặc binh lính biên phòng, thường được xem là lực lượng trung kiên, nhiệm vụ của phủ binh là chinh phạt và phòng ngự, chinh phạt là điều động tạm thời, phòng ngự lại là thượng phiên cố định.

Ngoài ra, trong lúc chinh phạt, phủ binh thỉnh thoảng sẽ chiến đấu một mình. Ví dụ như lúc trước thảo phạt Thịnh Quốc, thật ra sau khi quyết định sẽ phải liên minh phạt Tấn, nhiệm vụ tấn công trên cơ bản rơi vào trên đầu phủ binh, nhưng bởi vì phủ binh không có công lao và thành tích quá lớn, ở trong nước không gây ra tiếng vang lớn mà thôi.

Dương Mộc tính toán sơ qua, trước mắt phủ binh trong Thương Quốc đại khái vào khoảng gần trăm vạn, Thượng thư Binh Bộ Cát Liệt nói cải cách chế độ phủ binh là cái này sao?

- Bệ hạ, phủ binh của Thương Quốc ta tuy mang danh nghĩa là của triều đình, nhưng bình thường cũng không có chiến sự lớn nào, không khác với lao dịch, ngoại trừ các loại binh khí hạng nặng và ngựa chiến, thì cung tiễn, trang phục và lương thực đều phải tự chuẩn bị, chỉ có bảy chuyện này cũng đã tiêu hao rất lớn. Trong Thương Quốc ta đã sớm yên ổn, thần cho rằng quả thật là một hành động tiêu hao sức dân.

Dương Mộc gật đầu, Cát Liệt nói điểm này chính là điểm quan trọng, cũng làm cho hắn dường như đã hiểu ra.

Cái gọi là bảy chuyện, chính là chỉ phục, bị, tư, vật, cung tiễn, an bí, khí trượng.

Phủ binh bình thường ở nhà, có nhiệm vụ luyện tập võ.

Hàng năm mỗi lần lên phiên còn phải tập trung dạy dỗ, kiểm duyệt, khảo sát thành tích luyện tập thường ngày, cũng là một loại huấn luyện tập trung tạm thời.

Thật ra chế độ phủ binh Thương Quốc, chính là "Binh không nhìn được tướng, tướng không biết binh.

Hộ tịch của phủ binh do Binh Bộ quản lý, quan phủ các nơi phân phối cẩn thận nhưng không có quyền điều động.

Thời kì hòa bình, phủ binh làm ruộng trong đồn điền, cũng được Binh Bộ cắt cử tướng quân lãnh đạo, tiến hành huấn luyện hàng ngày. Lúc phát sinh chiến tranh sẽ do triều đình phái tướng lĩnh khác tập trung phủ binh ở các địa phương ra trận, bình thường phủ binh không thể chiến đấu lâu dài ở bên ngoài, cũng rất ít khi viễn chinh, càng không thể tùy ý thay đổi nơi đóng quân ban đầu.

Sau khi chiến sự kết thúc, phủ binh các nơi sẽ trở về chỗ cũ của mình, một lần nữa bị địa phương quản lý.

Chế độ phủ binh này có lợi cho việc phòng bị ở địa phương, giảm bớt chi phí quân đội của quốc gia, giải quyết một phần vấn đề cung cấp hậu cần, cũng tạo ra nguồn chiêu mộ binh lính, không khác với chế độ vệ sở ở triều Minh.

Nhưng dưới tình hình trước mắt, phủ binh thật sự tương đối lãng phí.

Bởi vì, ở lúc bình thường phủ binh chưa dùng tới, nhưng vừa đến thời điểm chiến tranh, lực chiến đấu cũng không thể theo kịp quân đội của quốc gia còn lại.

Đây là một loại khái niệm thế nào?

Phải biết rằng, trước mắt ở trong tất cả các nước của Vương triều Đại Lễ, năng lực tác chiến của từng binh sĩ trong quân đội Thương Quốc đều đứng hàng đầu, một khi hình thành quy mô đoàn chiến còn có thể nói là vô địch thiên hạ. Ở dưới hoàn cảnh như vậy, một phủ binh có sức chiến đấu không bằng quân đội của các nước, thì có ích lợi gì?

Nếu chỉ là thuận tiện trưng binh, như vậy dân quân dự bị đã có khả năng đủ rồi.

Cho nên...

- Cát khanh có cao kiến gì?

Dương Mộc giơ tay lên hỏi.

- Bệ hạ! Mấy năm qua, Binh Bộ thần đều sứt đầu mẻ trán vì chuyện phủ binh, không bằng giảm bớt quy mô phủ binh, đổi trưng binh thành mộ binh?

Mộ binh sao?

Ánh mắt Dương Mộc sáng ngời. Dương Mộc đã từng nói với Binh Bộ về chế độ mộ binh, lúc đó Cát Liệt đã tỏ ra rất hứng thú.

Không ngờ lần này Cát Liệt đưa ra việc muốn đổi chế độ phủ binh thành chế độ mộ binh.

Chế độ mộ binh là một trong những binh chế của Trung Hoa cổ đại, sau khi chế độ mộ binh thay thế hoàn toàn cho chế độ trưng binh, đã tạo ra một cuộc biến cách lớn cho binh chế của thời kỳ phong kiến.

Bất luận là Cấm binh, Sương binh* của triều Tống, hay là đại quân truân trú của triều đại Nam Tống vân vân, bình thường đều lựa chọn sử dụng biện pháp chiêu mộ. Vào năm gặp tai họa sẽ chiêu mộ lưu dân và dân đói tham gia quân ngũ, là một hạng quốc sách truyền thống của triều Tống.

*Sương binh: quân đội đảm nhiệm các loại công việc tạp dịch

Người thống trị cho rằng sau khi chiêu mộ người khỏe mạnh tham gia quân ngũ, người già yếu sẽ không thể cầm vũ khí phản kháng, đây cũng là để đề phòng nông dân khởi nghĩa trong những năm gặp tai họa. Chiêu mộ con cháu quân ngũ, trở thành nguồn chiêu mộ binh lính quan trọng của triều Tống.

Ngoài ra, tội phạm khỏe mạnh cũng xăm chữ lên mặt rồi cho tham gia quân ngũ, đặc biệt sung vào Sương binh.

Người được chọn ra từ chế độ mộ binh cũng được gọi là võ binh, sau khi trúng tuyển sẽ dựa vào sở trường đặc biệt của mọi người để tiến hành lập đội hình, sắp xếp trách nhiệm và vũ khí riêng.

Ví dụ như Ngô Khởi ở thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, áp dụng cho từng binh sĩ đến nhiều binh sĩ, phương pháp huấn luyện được tiến hành theo tuần tự từ phân đội đến kết hợp lại, từ đó khiến cho võ binh hoàn toàn rời khỏi việc sản xuất, chuyên tâm thao diễn, trở thành phòng binh, rõ ràng không giống với binh lính được triệu tập kiêm chức vô cùng nghiệp dư. Đây là một loại tiên phong chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, khởi nguồn cho chế độ mộ binh sau này.

Đặc điểm lớn nhất chính là những người này trở thành quân nhân chuyên nghiệp, dũng mãnh thiện chiến, so với những binh lính vàng thau lẫn lộn như bây giờ thì rõ ràng lực chiến đấu tăng lên một khoảng nhất định. Kể từ đó, không chỉ có thể tăng cao lực chiến đấu của quân đội, còn có thể giải phóng sức sản xuất, vậy tại sao lại không làm chứ?

Chế độ mộ binh và chế độ trưng binh thật ra tuyệt đối không có ưu khuyết điểm trên phương diện bản chất, chỉ là tình hình quyết định mà thôi.

Thượng thư Binh Bộ Cát Liệt đề xuất ra, đại khái nói tới phủ binh ở địa phương, đổi từ trưng binh thành mộ binh, còn sáu đại quân đoàn thì vẫn lựa chọn sử dụng chế độ trưng binh.

Về phần tạm thời suy nghĩ tới các vấn đề tiền bạc, theo Dương Mộc và một đám triều thần thấy, đây căn bản không phải là chuyện gì lớn.

Tiền có thể kiếm được, lấy kỹ thuật của Thương Quốc vượt lên trước các nước, tiền kiếm được cũng đủ để mở rộng quân đội. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là lương thực, hậu cần và hiệu suất của toàn bộ chế độ.

Phủ binh sử dụng chế độ mộ binh thích hợp nhất với tình hình của Thương Quốc bây giờ.


Bạn cần đăng nhập để bình luận