Bất Hủ Đế Hoàng

Chương 298: Hạng Mục Công Việc

Chương 298: Hạng Mục Công Việc

=== oOo ===


Đốc quân, chính là một vị trí phối hợp.

Bất kể là Nguyễn Quốc hay là một cái quốc gia nào khác, chỉ cần đạt được hiệu quả cần thiết, vậy thì đều không có vấn đề gì, đơn giản chính là khoảng cách từ Nguyễn Quốc đến Tấn Quốc tương đối gần mà thôi.

Lúc này, Hoàng đế Mãng Quốc nở nụ cười, nói:

- Thương Quốc cao thượng, khiến trẫm khâm phục. Chỉ là quý quốc vô tư như vậy, cũng khiến cho chúng ta có chút không biết làm thế nào.

Hoàng Đế các nước cũng nhỏ giọng nghị luận, cũng có người nhân cơ hội bàn bạc với thần tử mưu sĩ bên cạnh.

Dương Mộc nói:

- Mãng Hoàng lo xa rồi. Trong lòng trẫm rất nghi hoặc, Thương Quốc ta chưa bao giờ xâm chiếm bất kỳ một quốc gia nào đang ngồi ở đây, vì sao các vị lại không yên lòng về Thương Quốc ta chứ? Có phải bởi vì quốc sách khác với các nước chăng? Theo trẫm nhìn nhận, nam nhân Thương Quốc ta đều dũng mãnh tiến tới, con dân đối xử với nhau hiền lành tử tế, lần này các nước công Tấn, Thương Quốc nguyện ý làm chút hi sinh, kính xin các vị quân chủ chứng kiến sự đại công vô tư của Thương Quốc ta.

Dương Mộc nói xong, từ từ cúi đầu.

Nói thật, hắn rất không thích những loại lễ nghi phiền phức này, thế nhưng cũng không thể không tuân thủ.

Tuyệt đối không nên coi thường lễ tiết loại cúi đầu này. Đang ngồi ở đây đều là tôn sư của một quốc gia, từ mặt thân phận thì bình đẳng với Dương Mộc. Nếu như trong ngày thường giao lưu với các thần tử mà còn dùng đến loại phương thức này, thì nhất định sẽ để một số người rất khó chịu.

Ngươi cho người khác mặt mũi, người khác sẽ ngả vào vòng tay ngươi.

Đối với những vị Hoàng Đế quen sống trong nhung lụa, thì đạo lý này càng sâu sắc.

Hoàng đế Ngụy Quốc đứng dậy khỏi chỗ ngồi, chắp tay nói:

- Hai nước Thương, Vân vì thiên hạ mà bỏ qua lợi ích cá nhân, khiến cho trẫm rất kính nể. Ngụy Quốc cũng đồng ý đi theo chí hai vị Hoàng đế, xuất binh phạt Tấn, chỉ thu hồi lãnh thổ Ngụy Quốc bị mất trước kia để bù đắp tổn thất.

Dương Mộc gật đầu. Lấy thực lực Ngụy Quốc hiện giờ, việc thu hồi đất đai mất đi đúng là đã tới cực hạn.

Cuộc thoại nói đến một bước này, trên căn bản đã định sẵn rồi, Hoàng đế các quốc gia dồn dập đứng dậy khỏi chỗ ngồi, bái nói:

- Chúng ta nguyện ý đi theo.

Hoàng Đế Sở Quốc nói:

- Sở Quốc ta cũng đồng ý phát binh, đi theo Thương Quốc.

- Tào Quốc cũng đồng ý phát binh.

- Nguyễn Quốc cũng đồng ý phát binh.

- Mãng Quốc cũng đồng ý phát binh.

- Khang Quốc cũng đồng ý phát binh.

- Ngô Quốc cũng đồng ý phát binh.

Hoàng Đế các nước liên tục tỏ thái độ. Cho dù là một số quốc gia còn đang chần chừ như Mãng Quốc, sau khi thấy cảnh này cũng gia nhập vào hàng ngũ phát binh tấn công.

...

Công tác hội minh kéo dài trong ba ngày.

Dù sao liên quan tới một trận đại chiến, cũng là đặt nền tảng vững chắc cho cục diện trong tương lai, Hoàng Đế các nước đều tham gia toàn bộ quá trình.

Ngày thứ nhất hội minh tế điển, cũng chỉ xác định một số vấn đề chung.

Hai ngày sau đó, mới là thời điểm thảo luận cụ thể những chi tiết nhỏ.

Binh lực, lương thảo, binh khí, hành quân, phân phối sau chiến tranh... Những hạng mục này đều cần phải thảo luận rõ ràng từng mục một.

Đương nhiên, cũng không phải tất cả quốc gia đều sẽ xuất binh với quy mô lớn.

Đặc biệt là một số quốc gia nhỏ, ví dụ như Viêm Quốc, Trúc Quốc, Đán Quốc và Lôi Quốc, những quốc này không giáp giới với Tấn Quốc, cho nên cũng chỉ đồng ý cống hiến một phần tiền lương, hoặc là phái mấy ngàn hơn vạn binh, xem như có thành ý đóng góp một phần. Sau khi đạt được thắng lợi, cũng có thể góp phần tác dụng vận chuyển chiến lợi phẩm về nước.

Vai trò của những quốc gia này phần nhiều là đảm bảo hậu cần và kiềm chế các nước đồng minh của Tấn Quốc.

Ví dụ như mấy nước Hồng Quốc, Vũ Quốc, Tống Quốc, Sơn Quốc và Lâm Quốc. Tuy rằng không tỏ rõ ràng thái độ muốn giúp Tấn Quốc, thế nhưng làm tiểu đệ cho Tấn Quốc tới bây giờ, lần này cũng không đến đây hội minh, có thể suy ra đã đứng một bên với Tấn Quốc.

Theo ước tính hiện tại, bên phía Tấn Quốc sẽ có khoảng mười nước minh hữu.

Đối phó với đồng minh Tấn Quốc, cũng là một phần của chuyện phạt Tấn.

Về mặt binh lực, lần này Thương Quốc điều động tứ đại quân đoàn Thanh Long, Bạch Hổ, Kỳ Lân và Quy Nghĩa, tổng cộng chín mươi vạn người.

Trong số các quốc gia còn lại, ngoại trừ mấy quốc gia xuất binh mang tính tượng trưng ra, mỗi quốc gia chí ít sẽ xuất mười vạn binh mã trở lên.

Trong đó, Nguyễn Quốc xuất một trăm vạn quân, Sở Quốc xuất một trăm vạn quân, Ngô quốc xuất bảy mươi vạn quân, cộng thêm Thương Quốc, có thể được xưng là tam đại cự đầu.

Ngoài ra, Lan Quốc xuất mười vạn quân, Tào Quốc xuất mười vạn quân, Ngụy Quốc xuất ba mươi vạn quân, Khang quốc xuất ba mươi vạn quân, Mãng Quốc xuất ba mươi vạn quân, Vân Quốc xuất hai mươi vạn quân.

Tính toán sơ qua một chút, mười quốc gia tập hợp binh lực lại đã đạt đến bốn trăm chín mươi vạn quân!

Bốn trăm chín mươi vạn quân đội đồng thời tiến công Tấn Quốc, đây là một luồng sức mạnh lớn ra sao?

Không quan tâm chất lượng của quân đội các nước này ra sao, Dương Mộc tự nghĩ, nếu như bốn trăm chín mươi vạn đại quân này từ bốn phương tám hướng tấn công Thương Quốc, như vậy Thương Quốc tuyệt đối sẽ không chống đỡ được.

Không giống với Động Quốc và Thịnh Quốc hợp lực tấn công Thương Quốc lần trước, lúc đó tuy rằng tổng binh lực cũng có hơn một trăm vạn, thế nhưng ngay lúc đó ngũ đại quân đoàn vẫn có thể ứng đối, quốc lực cũng đầy đủ để chống đỡ.

Thế nhưng, bốn trăm chín mươi vạn quân địch, vậy vấn đề không phải đơn thuần là một hai cuộc chiến tranh nữa. Vẻn vẹn chỉ cần tập kết quân ở biên giới Thương Quốc nửa năm, Thương Quốc cũng sẽ bị kéo đổ.

Lượng biến dẫn đến chất biến, điều này không phải dựa vào khoa học kỹ thuật là có thể hoàn toàn bù đắp được.

...

Vấn đề binh lực đã được thỏa thuận, tiếp theo chính là vấn đề về lương thảo.

Công tác hậu cần chính là binh mã chưa động lương thảo đi đầu, các quốc gia điều động quân đội với quy mô lớn, vấn đề lương thảo càng thêm nghiêm túc.

Lấy ví dụ như Nguyễn Quốc và Sở Quốc, mỗi quốc gia điều động một trăm vạn đại quân, một khi chiến tuyến kéo dài, lương thảo chính là một vấn đề rất lớn.

Làm một phép so sánh, một người dân Sở Quốc vận chuyển lương thực từ bổn quốc đến chiến trường Tấn Quốc, trên đường ít nhất phải mất thời gian mười mấy ngày.

Trong thời gian này, chính bản thân người đó cũng cần ăn cơm chứ?

Một khi chiến tuyến kéo dài, đi đến nơi cũng cần mất ít nhất hai, ba tháng, tự bản thân tiêu hao rất nhiều.

Thậm chí có khả năng, sự tiêu hao của bản thân người dân phu này còn lớn hơn quân lương cung cấp cho tiền tuyến vài lần.

Các quốc gia cũng không có mạng lưới giao thông nhanh và tiện như Thương Quốc, cũng không thể dựa vào xe ngựa là có thể kéo động hàng hóa theo quỹ đạo, mà chỉ có thể dựa vào nhân lực và sức kéo của gia súc, một bước một vết chân, vận chuyển vật tư ra tiền tuyến.

Vì thế, hiện nay các quốc gia sử dụng một phương pháp phổ biến, chính là phân đoạn vận chuyển lương thực. Ví dụ như đoạn đường thứ nhất có một trăm vạn dân phu vận chuyển lương thực, như vậy thì đến đoạn đường thứ hai, lương thực còn lại sẽ giao cho năm mươi vạn người, đoạn đường thứ ba lại giao cho hai mươi vạn người là được rồi.

Bằng cách như vậy, mới có thể bảo đảm lúc lương thực vận ra tiền tuyến vẫn còn lại được.

Vì thế, ba nước Lan Quốc, Tào Quốc và Vân Quốc không giáp giới với Tấn Quốc, nên chuyện vận tải lương thảo chính là một vấn đề lớn.

Cuối cùng, trải qua quá trình các nước thương nghị, tất cả lương thảo bước vào việc phân phối, Lan Quốc và Tào Quốc tổng cộng xuất ra lương thảo cho hai mươi vạn đại quân, toàn bộ vận chuyển đến Nguyễn Quốc gần nhất để tiếp tục phân phối, dùng bạc giao dịch.

Vân Quốc đưa ra lương thảo cho hai mươi vạn đại quân, do Sở Quốc phân phối, tương tự cũng dùng bạc thanh toán.

Mười mấy quốc gia còn lại đều phụ trách lương thảo và tiền lương, dựa theo tỉ lệ để thu được vàng bạc và hàng hóa tương ứng sau chiến tranh.

...

Điểm cuối cùng chính là binh khí.

Những năm gần đây, bởi thời thế rung chuyển, quân đội các quốc gia có sự tăng trưởng to lớn về mặt thực lực, vũ khí trang bị được tàng trữ vô cùng sung túc.

Theo đạo lý thì các quốc gia không cần thảo luận điểm này, chính mình tự mang binh khí của mình là được rồi.

Thế nhưng, đều không ngoại lệ, các quốc gia đưa ánh mắt nhìn về phía Thương Quốc, muốn mua một ít trang bị từ chỗ Thương Quốc.


Bạn cần đăng nhập để bình luận