Bất Hủ Đế Hoàng

Chương 343: Thảo Luận Sách Lược Chia Cắt

Chương 343: Thảo Luận Sách Lược Chia Cắt

=== oOo ===


Dương Mộc bởi vì hiểu rõ vấn đề này, nên mới đề nghị tất cả nhà dân và công sở trong thành đều xây dựng như vậy.

Ở thời kỳ hòa bình, nếu xảy ra hoả hoạn thì cũng chỉ đơn giản là một trận đại hỏa mà thôi. Nhưng một khi gặp phải chiến tranh, vậy thì có thể thiêu hủy cả tòa thành, khiến cho quân địch công phá thành trì dễ như ăn cháo.

Ví dụ như ở kiếp trước, những căn nhà được xây bằng gạch đỏ kia, đều gặp hỏa hoạn do các thiết bị điện cháy nổ gây nên, rất ít khi nghe nói có vụ hỏa hoạn nào do diêm, mà có thể đốt cháy cả tòa nhà cả.

- Xin hỏi bệ hạ, kiến trúc Hoàng cung... Cũng dùng gạch đỏ xây dựng sao?

Khổng Thượng Hiền nói ra một ý.

- Việc này... Khanh cảm thấy thế nào?

- …!?

Khổng Thượng Hiền bỗng lúng túng, trong nháy mắt cảm giác mình thật ngu ngốc.

Chuyện này còn phải nói sao?

Đương nhiên phải dùng gạch đỏ!

Nhưng có điều, không thể là gạch đỏ bình thường, hình thức bề ngoài khẳng định phải đẹp mắt hơn so với bên trong.

Ví dụ như chạm trổ, gỗ lim, gỗ tử đàn,... Nhất định là những thứ cần phải có. Cho dù Dương Mộc không nhắc đến, cũng phải làm cho ổn thỏa nhất.

- Việc này để bàn bạc sau! Trong quãng thời gian tới sẽ có rất nhiều việc cần làm, các khanh hãy nghỉ ngơi lấy một hai ngày đi. Qua mấy ngày nữa đại biểu các quốc gia sẽ liên tục đến đây, lần hội minh này không giống với lần trước, đây là một cơ hội rất tốt để biểu diễn thực lực Đại Thương ta. Đồng thời cũng là cơ hội để thúc đẩy Bộ Công thương, gia tăng hợp tác thương mại với các nước khác, hỗ trợ nhiều hơn cho sự phát triển trong tương lai của quốc gia.

Hai vị Thừa Tướng cũng rất tán thành, lại cùng thảo luận một hồi về các công tác tiếp đón Hoàng Đế các quốc gia.

Một lúc sau, Khổng Thượng Hiền hỏi:

- Bệ hạ! Trong lần hội minh sắp tới, Đại Thương ta là công thần lớn nhất trong cuộc chiến phạt Tấn lần này, đối với chuyện chia cắt Tấn Quốc, không biết có sách lược gì không?

- Khó nói! Lần này Tấn Quốc chỉ là nguyên khí đại thương mà thôi, còn xa mới đến mức độ diệt vong, các nước càng không thể bức quá vội, liên quân chúng ta cũng chỉ có thể thương lượng về những nơi đã chiếm đoạt... Vị trí quan trọng nhất, đó chính là Vương kỳ.

Dương Mộc vừa vặn cũng đau đầu với chuyện này. Bất kể như thế nào, trước khi Hội minh bắt đầu, nội bộ Thương Quốc nhất định phải thảo luận và đề ra một bộ sách lược hợp lý. Tuy rằng đối với chuyện này Hoàng Đế có thể độc đoán quyết định, thế nhưng dù sao cũng vì mong muốn giành được lợi ích tốt nhất cho Thương Quốc, Dương Mộc cũng lo kế hoạch trong lòng mình không đủ chu đáo.

Làm thế nào để nuốt được chiến quả, đó là một chuyện rất cần đến trí tuệ chính trị.

Kể từ khi Vương triều Đại Lễ sụp đổ tới nay, vẫn có một truyền thống.

Phàm là các nước lớn có thực lực, ở trong sự xung đột giữa các nước chung quy đều phải ra mặt điều tiết và hòa giải, khiến cho kết cục cuối cùng của cuộc chiến tranh nằm trong phạm vi tiếp nhận của các nước lớn.

Ví dụ như việc chia cắt Tấn Quốc lần này, không có sự thỏa thuận thương thảo của các nước lớn, thì không một quốc gia nào có thể chiếm đoạt một mình.

Ngay cả như Triệt Quốc, cũng không có khả năng để một mình Thương Quốc nắm được.

Trong thời gian hội minh này, cần phải cân nhắc thật kĩ càng.

Tấn Quốc gạt các nước sang một bên, bố trí mưu kế một mình nuốt vào Vương kỳ, kết cục lại bị các nước liên minh thảo phạt.

Thương Quốc cũng vì rõ ràng lợi ích của các nước, mới thúc đẩy hợp minh công Tấn.

Cuộc đại chiến phạt Tấn này, ngoại trừ Ngô Quốc rút lui lúc chiến sự vừa nổ ra, các nước tham chiến còn lại đều đã bỏ rất nhiều công sức, đến ngay cả hai nước Tào Quốc và Lan Quốc, đều bị tổn thất đến gần một nửa binh lực. Vào lúc chia cắt thành quả thắng lợi, nếu như tướng ăn của Thương Quốc quá khó coi, nhất định sẽ gây nên sự căm phẫn của các nước.

Lúc Thương Quốc cân nhắc chia cắt thành quả thắng lợi, tất nhiên cũng phải cân nhắc đến Vân Quốc.

Mặc dù có nhiều tin đồn trong dân gian, nói Vân Quốc phát binh phạt Tấn là bởi vì ngu trung với Thiên tử, cũng là vì nâng cao thanh danh bản thân, hoặc là muốn trở thành quan hệ Huyết minh với Thương Quốc. Đối với cách nói này, Dương Mộc vẫn luôn khịt mũi con thường.

Trở thành một vị Hoàng Đế đã được bảy, tám năm, đối với loại câu chuyện sùng bái đại nghĩa như trong phim kịch kia, từ trước đến giờ hắn vẫn khinh rẻ từ tận đáy lòng. Sự lợi hại của ngoại giao giữa các nước há có thể xác định qua mấy lời giải thích hoang đường như vậy?

Vân Quốc giao đại quân cho Thương Quốc chỉ huy, chắc hẳn đã đoán được cuộc chiến phạt Tấn có thể đạt được thành tựu, hơn nữa còn kết luận được kết quả, cuộc chiến lần này không thể nào tiêu diệt được hoàn toàn Tấn Quốc.

Nếu không, chẳng phải Vân Quốc đang trợ giúp Thương Quốc tăng thực lực?

Tóm lại, nếu như Vân Quốc phát triển lớn mạnh, về khoảng cách địa lý thì nó không quá xa xôi với Thương Quốc. Nếu Tấn Quốc bị tiêu diệt, thì tuyệt đối không phải là chuyện tốt đẹp gì đối với một Vân Quốc đang trên đà phát triển.

Vì thế nên, có thể kết luận Vân Quốc xuất binh chính là vì hai điểm.

Một là, các nước rung chuyển, không hẳn có thể chống đỡ được đến cuối cùng.

Thứ hai, Tấn Quốc có thể chống đỡ liên quân các nước ở bên ngoài lãnh thổ, liên quân chưa chắc đã có năng lực liên tục đánh bại quân Tấn.

Chính vì thế, mới dẫn đến loại sách lược như này —— vừa giữ gìn tình hữu nghị với các nước lớn xung quanh, lại có thể để các nước tự lưỡng bại câu thương, mà Vân Quốc chỉ phải trả cái giá nhỏ bé là hai mươi vạn binh lực mà thôi, ngay cả lương thảo đều không cần người khác bận tâm, như vậy có thể tăng cho liên quân thêm sự mạnh mẽ tự tin, lao vào đấu một mất một còn với Tấn Quốc.

Nút thắt trong chuyện này, không phải chỉ dăm ba câu có thể nói rõ ràng. Thế nhưng hàm nghĩa chính, cũng chỉ đến mức như thế.

Lan Quốc và Tào Quốc, cũng tương tự có ý này.

Thậm chí bao gồm cả Ngô Quốc, khả năng lúc vừa bắt đầu đã hy vọng nhìn thấy kết cục này, nhưng cuối cùng khi thấy tiện nghi trước cửa nhà có thể chiếm đoạt, đã lập tức dụng binh tấn công Thiệu Quốc, sau đó lại hãm hại đâm Sở Quốc một nhát. Vốn dĩ, dựa theo chiều hướng phát triển như vậy thì đại chiến hầu như đã có thể kết thúc. Trong cuộc chiến phạt Tấn lần này, có thể thu được lợi ích lớn nhất hẳn là Tấn Quốc với việc củng cố được địa vị bá chủ, và Ngô Quốc chiếm đoạt được phần lớn lãnh thổ Thiệu Quốc sau khi hãm hại Sở Quốc.

Chỉ là không ngờ rằng, sức mạnh mới xuất hiện là Thương Quốc, đầu tiên là đánh bại quân Tấn ở vùng biên giới phía Bắc, sau đó tiến quân thần tốc, đánh hạ Tấn Thành...

Nói chung, sự tình phát triển đến một bước này, hiện giờ Vương kỳ nằm trong tay của Thương Quốc và Sở Quốc, một khu vực rộng lớn phía Đông Tấn Quốc bị Thương Quốc, Sở Quốc và Vân Quốc chia nhau chiếm đoạt, thậm chí là Khang Quốc xuất binh ở giai đoạn cuối cũng chiếm đoạt được một số thành trì.

Vào lúc Hội minh thảo luận, khẳng định không thể dựa theo bố cục quân đội để phân chia lợi ích.

Rõ ràng nhất chính là mảnh đất Vương kỳ. Các nước Ngụy Quốc, Nguyễn Quốc, Tào Quốc và Lan Quốc khẳng định cũng muốn chiếm được một chút, cho dù là Tào Quốc và Lan Quốc không cách nào trực tiếp chiếm lấy thổ địa, nhưng khẳng định cũng sẽ lấy phương thức trao đổi thành trì với Nguyễn Quốc, để đoạt được một ít lợi ích.

- Hai vị ái khanh cho rằng, trong cuộc hội minh lần này, Thương Quốc ta nên giữ loại thái độ nào?

Dương Mộc khá nhức đầu, trực tiếp hỏi hai vị Thừa Tướng.

Sau khi suy nghĩ, Phạm Hoành Tể mở lời:

- Đời này lão thần cũng chưa từng ra khỏi Thương Quốc, cho nên không hiểu nhiều đối với việc quân sự, đồng thời cũng không đề nghị bệ hạ tiếp thu ý kiến từ những văn thần của chúng ta. Nên chiếm đoạt khu vực nào, vẫn nên hỏi các vị tướng quân ngoài tiền tuyến mới chuẩn xác.

Khổng Thượng Hiền cũng ở một bên phụ họa, nói:

- Hữu Tướng đại nhân nói đúng lắm! Vương kỳ là vùng đất quan trọng để Đại Thương ta mở rộng lãnh thổ về phía Tây trong tương lai, làm thế nào để bố trí công thủ cho hiệu quả, chính là ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, nếu như tương lai dời đô, khẳng định cũng phải suy tính làm sao để kiểm soát được. Thần khẩn cầu bệ hạ, phái ra một số quan lại bên Công Bộ và Binh Bộ, đi vào khảo sát địa hình, đồng thời hạ lệnh gọi một vài tướng lĩnh từ ngoài tiền tuyến trở về để hỏi ý kiến.

- Đúng vậy, điểm này đúng là trẫm đã lơ là, chuyện các khanh nói tới đúng là cần phải làm gấp. Nếu như nhận lấy một số nơi bị núi sông cách trở, việc quản lý sẽ vô cùng bất lợi, như thế trái lại sẽ phí mất bao công sức.

Dương Mộc rất tán thành quan điểm này, lập tức hạ chiếu, dựa theo ý kiến của hai vị Thừa Tướng, đồng thời cũng mở rộng phương pháp này đến các quân, từng nơi tuần tự làm theo.


Bạn cần đăng nhập để bình luận