Bất Hủ Đế Hoàng

Chương 381: Nhiều Bên Cùng Thắng

Chương 381: Nhiều Bên Cùng Thắng

=== oOo ===


Hoàng đế các nước động tâm, Dương Mộc lại thuận thế đẩy mạnh.

- Trẫm quyết định, chỉ cần là quốc gia có quan hệ bang giao và dưới tình huống không tổn hại đến lợi ích, không uy hiếp tới sự an toàn của Đại Thương ta, trẫm bằng lòng chia xẻ các loại vũ khí. Nói cách khác, chỉ cần là quốc gia nhận được sự tán thành của Thương Quốc ta, sẽ có thể thu được rất nhiều vật tư, bao gồm cả binh khí.

Lời này vừa nói ra, ánh mắt một vài Hoàng đế lập tức sáng sáng lên.

Nếu như các loại vật tư chiến lược của Thương Quốc như vũ khí và xi măng cũng có thể buôn bán như hàng hóa bình thường, như vậy bất luận là một quốc gia nào cũng có cơ hội lấy được.

Nói cách khác, điều này cho một vài quốc gia có quân sự suy yếu một cơ hội.

Chỉ cần bỏ đủ tiền mua vũ khí và vật tư chiến lược từ Thương Quốc, vậy còn lo không mạnh sao?

Nhưng nhìn từ một góc độ khác, đây cũng là một chuyện đâm lao phải theo lao.

Nếu nước đối địch mua vũ khí, mình có thể không mua sao?

Nếu nước đối địch qua lại thân thiết với Thương Quốc, mình có thể trở mặt được sao?

Rõ ràng đáp án là không!

Do đó sẽ giống như so tài vậy, các bên cạnh tranh truy đuổi rồi rơi vào một vòng tuần hoàn. Một khi quân đội dựa vào vũ khí của Thương Quốc, vì duy trì năng lực chiến đấu, cũng chỉ có thể không ngừng mua binh khí của Thương Quốc.

Ở trong những quốc gia này, thua thiệt nhất chắc chắn là Nguyễn Quốc.

Mọi người đều biết, trước đó quan hệ giữa Nguyễn Quốc và Thương Quốc luôn luôn rất mật thiết, bao gồm vũ khí tân tiến nhất trong Thương Quốc, ví dụ như loan đao mà kỵ binh sử dụng hay phác đao mà bộ binh sử dụng vân vân, Thương Quốc đều sẽ hào phóng bán cho Nguyễn Quốc.

Ngoại trừ Nguyễn Quốc ra, cũng chỉ có Sở Quốc và Ngụy Quốc do nhu cầu chiến lược nên mấy năm trước mới mua được một nhóm.

Mà các vật tư còn lại, ví dụ như giấy trắng và bánh bích quy nén, hoặc là các thứ như sách và ô dù, đội buôn dân gian lui tới mật thiết, hai nước đều thu được lợi ích thực tế trong đó.

Từ một ý nghĩa nào đó, Nguyễn Quốc đang nhân cơ hội mượn kỹ thuật tiên tiến Thương Quốc làm lớn mạnh lực lượng của nước mình.

Dương Mộc rất hiểu rõ điểm này.

Bởi vì, ở trên trái đất thế kỷ XIX, Nhật Bản tìm kiếm mở rộng đối ngoại cũng làm như thế. Ở trên sản nghiệp quân công, thật ra các điểm mũi nhọn cũng rất yếu, nhưng nhờ thông qua không ngừng mua trang bị từ các quốc gia còn lại, ví dụ như quân hạm, pháo, máy bay,... Từ đó đã nhanh chóng làm lớn mạnh nước mình, sau đó nhảy vọt lên trở thành cường quốc quân sự đứng đầu Châu Á.

Cách làm của Nguyễn Quốc cũng là như vậy, trong quốc gia mình có thể không có, nhưng ai bảo người ta có tiền, so với một quốc gia lớn như vậy, thật ra hàng năm mua một ít trang bị cũng không phải chuyện quá sức, siết chặt lưng quần, cắn môi mua một số binh khí vẫn có thể sống được.

Cứ như vậy, Nguyễn Quốc thật sự đã trang bị được cho mấy đội quân quân vương bài. Trong cuộc chiến phạt Tấn lúc trước đã giành được thành tựu vô cùng tốt, cũng là quốc gia ít thương vong nhất trong chiến trường phía tây của Tấn Quốc.

Nói không khoa trương, nếu Nguyễn Quốc vẫn được hưởng loại đãi ngộ này, theo đà phát triển đó sẽ trở thành bá chủ ở phía tây và phía bắc là chuyện chắc chắn. Trong tương lai không xa, cho dù Sở Quốc cũng phải nhìn theo bóng lưng.

Dựa theo ý nghĩ Dương Mộc đưa ra, mở ra giao dịch với các nước, như vậy ưu thế của Nguyễn Quốc sẽ không còn, các nước còn lại cũng có thể mua được trang bị của Thương Quốc.

Đặc biệt mấy quốc gia xung quanh Nguyễn Quốc đã ý thức được áp lực do Nguyễn Quốc cường thế quật khởi gây ra, nhất định cũng sẽ mua binh khí từ Thương Quốc với quy mô lớn, từ đó giảm xuống áp lực do Nguyễn Quốc mang tới.

Cứ như vậy, Thương Quốc lại tương đương với một chuyên gia buôn bán đạn dược.

Giữa các nước vẫn luôn chiến tranh loạn lạc không ngừng, Thương Quốc có thể vừa ngồi ở phía sau chiến tranh thu tiền tài, lại có thể thông qua cách thức này làm cho các nước tiêu hao thực lực lẫn nhau, để mình làm ngư ông đắc lợi.

Cứ như vậy, bọn họ lại phải đối mặt với một vấn đề nghiêm túc.

Vấn đề gì?

Vẫn là vấn đề đã nói trước đó, lạm phát và hiệu lực của tiền tệ.

Dương Mộc cũng không muốn dùng kỹ thuật và binh khí của nước mình, cuối cùng chỉ đổi lấy từng đống kim loại bạc trắng.

Đối với bách tính bình dân, có thể sẽ si mê giá trị thuộc tính to lớn của nó, nhưng đối với người thống trị một quốc gia thì đó chỉ là từng đống kim loại lạnh lẽo, chẳng qua là một công cụ để duy trì xã hội ổn định mà thôi.

Không chỉ có vậy, binh khí và các loại hàng hóa hiếm lạ có lực ảnh hưởng quá lớn đối với các nước, hắn cũng muốn tranh thủ được lợi ích lớn nhất cho Thương Quốc, đó là xây dựng ra một bộ hệ thống tiền tệ, hình thành một tập đoàn tiền tệ.

Nói cách khác, Thương Quốc phải phát hành tiền của mình.

Sau này, một khi các nước liên hợp hoặc có một quốc gia nào đó hung hăng đánh tới Thương Quốc, như vậy Thương Quốc sẽ có thể thông qua phương diện tài chính để phá hủy hệ thống tài chính của nước đó, làm cho nó sụp đổ từ phía hậu phương.

Khi còn ở kiếp trước, Dương Mộc đã nghe nói qua rất nhiều về điều này, bất luận là thế chiến thứ hai hay thời kỳ hòa bình sau đó, cách mà các quốc gia có ưu thế từ địa vị tài chính cướp đoạt và ức hiếp những quốc gia nhỏ có tài chính yếu kém.

- Thương Hoàng Bệ hạ làm như thế là đặt Nguyễn Quốc ta ở chỗ nào?

Giọng nói lạnh như băng của Nữ đế Nguyễn Quốc truyền đến, gương mặt đỏ bừng, có thể nhìn ra được nội tâm của nàng đang ẩn chứa một cơn giận chưa được phát ra.

Dương Mộc lại làm như không nhìn thấy, cười nhạt nói:

- Nguyễn Quốc là minh hữu thân thiết nhất của Đại Thương ta, về điểm này thì ai cũng không thay đổi được. Ở trên phương diện quốc gia, sau này Thương Quốc ta vẫn sẽ triển khai hợp tác với Nguyễn Quốc như bình thường, các điều khoản và khế ước trước đó ký kết cũng sẽ thực hiện như thường. Nhưng mà ngày nay tình hình thiên hạ đã bước đầu ổn định, sao có thể vì một nước mà không để ý tới các nước khác được?

- Rất đúng, vẫn mong Nữ đế lấy đại cục làm trọng.

Hoàng đế Tào Quốc thừa cơ đi ra, lên tiếng ủng hộ Dương Mộc.

- Lan Quốc ta cũng ủng hộ, nếu như Thương Quốc thật sự có thể làm cho các nước đều thắng, vậy thì không thể tốt hơn.

- Mấy năm nay, các quốc gia phân tranh không ngừng, thế cục trước mắt còn chưa rõ ràng, các nước đều cần làm cho nước mình mạnh mẽ hơn. Tục ngữ nói lấy võ ngừng chiến, Thương Hoàng Bệ hạ là hi vọng các nước yên ổn, lúc này mới bán ra vũ khí cho các nước để chấn áp lẫn nhau, vẫn mong Nữ đế thông cảm.

Hoàng đế Ngụy Quốc cũng đứng ra ủng hộ. Bởi vì từ một ý nghĩa nào đó, cuộc chiến phạt Tấn lần này Ngụy Quốc đã thu hồi được một chú quốc thổ, coi như đã khôi phục lại một chút thực lực, sau đó lúc liên quan đến việc phân phối lãnh thổ nhất định sẽ có mâu thuẫn với Nguyễn Quốc, dù sao đều sẽ không thoải mái, còn không bằng đứng ra ủng hộ Thương Quốc, mau chóng mua một ít binh khí của Thương Quốc thì hơn. Dù sao Ngụy Quốc hắn cũng tiếp giáp với Nguyễn Quốc, cũng giống như các nước Tào, Lan, bọn họ đều đối mặt với sự uy hiếp của Nguyễn Quốc.

Thấy Dương Mộc vừa đề nghị đã dẫn tới mấy quốc gia đối phó với mình, vẻ mặt Nữ đế Nguyễn Quốc thật sự không dễ nhìn, trong lòng cảm thấy lạnh lẽo, đồng thời cũng có phần bất lực.

Nàng biết, nàng đã không ngăn cản được nữa.

Vì vậy, Nữ đế Nguyễn Quốc chỉ hừ lạnh một tiếng nhưng không nói thêm gì nữa, lẳng lặng chờ đợi Dương Mộc nói tiếp.

- Các vị, nếu muốn thực hiện thông thương bình đẳng tiện lợi giữa các nước, sẽ cần phải cùng nhau thương lượng ra một cách giao dịch làm cho các nước đều công nhận. Nói cách khác, mọi người cùng nhau ký kết một bảng điều ước, sau này các nước cứ dựa theo nội dung trên điều ước, chấp hành nghiêm ngặt đồng thời tiếp nhận sự giám sát và quản lý.

- Giám sát và quản lý thế nào?

Lần này, là Hoàng đế Tấn Quốc lên tiếng ngắt lời. Vũ khí gì đó tạm thời không nói tới, chỉ nói đến chuyện thông thương này có liên quan đến mạch máu của Tấn Quốc hắn.

- Cái này thì dễ bàn thôi, trẫm đề nghị lập ra một tổ chức giống như Bộ Công thương của Đại Thương ta, chịu trách nhiệm giám sát và quản lý điều ước. Nếu như giữa các nước hoặc giữa các đội buôn xảy ra tranh cãi gì sẽ do tổ chức này đứng ra hòa giải phán xét, đồng thời cũng có thể đưa ra xử phạt, các quốc gia phải tuân theo đồng thời thực hiện nghiêm ngặt, bằng không sẽ bị đuổi ra. Khi đó các quốc gia sẽ cùng nhau trừng phạt, cắt đứt giao dịch, không cho hưởng ưu đãi trong điều ước nữa.

Trừng phạt...

Lại là một từ mới mẻ!

Nhưng tên cũng như nghĩa lại kết hợp với ngữ cảnh trước sau, mọi người đều có thể hiểu được nó có ý gì.


Bạn cần đăng nhập để bình luận