Thiên Tai Càn Quét

Chương 258: Vô Đề

Chương 258: Vô Đề

Thiệu Thịnh An vui vì sự nghiệp của vợ thuận buồm xuôi gió nhưng lại lo lắng chưa tìm được hướng đi trong công việc. Anh tự nghĩ, trong thôn có lẽ không cần sửa chữa mạch điện hay bảo trì điện nhưng ở Diệp Sơn thì có thể có cơ hội. Trên núi Diệp Sơn có một máy phát điện năng lượng mặt trời, ban đêm tất cả đèn trên núi Diệp Sơn luôn bật. Vì trên núi có điện nên thiết bị điện sẽ được sử dụng mà đã sử dụng là sẽ phải cần tới bảo trì. Anh nghe Thanh Thanh nói rằng có một kho vũ khí ở Diệp Sơn. Tuy anh không biết ở đâu có mỏ than nhưng anh đoán rằng trong kho vũ khí có thể có mỏ sắt, nói chung là trên Diệp Sơn sẽ có cơ hội cho anh.

Vì vậy nhân lúc quân đội trên Diệp Sơn xuống cung cấp vật tư, Thiệu Thịnh An đã chủ động đến hỏi: "Các anh có tuyển thợ điện không?"

Người quân nhân nhìn anh: “Anh là kỹ sư điện à?”

“Tôi không phải kỹ sư nhưng có thể bảo trì một số mạch điện thông thường, đấu dây điện, cũng có thể học thêm kỹ thuật cao.”

“Trước kia trên núi cũng có tuyển một số kỹ sư chuyên nghiệp, tạm thời cũng không thiếu, anh có thể đăng ký trước nếu có việc cần chúng tôi sẽ thông báo đến phỏng vấn.”

Thiệu Thịnh An rất vui vẻ: “Được.” Anh liền viết tên, quê quán, học vấn và địa chỉ của mình vào cuốn sổ.

Năm giếng nước sâu trong làng nhanh chóng được đào. Nước bây giờ là tài nguyên quý giá nhất của sự sống vì vậy bên Diệp Sơn đã để lại năm lính canh. Tiểu đội trưởng, đội trưởng Ngô, cùng với Diệp trưởng thôn bàn bạc, yêu cầu sắp xếp việc đi lấy nước đề phòng ai đó hoặc một nhóm nào đó muốn chiếm giữ vùng nước tốt, làm cho những người dân khác không có nước dùng.

"Chuyện này tôi có thể sắp xếp ổn thỏa, hiện tại có nước, mọi người vui vẻ còn không kịp, người dân sẽ không quấy nhiễu." Nhưng Diệp trưởng thôn cũng có chút bất đắc dĩ: "Tôi có thể quản người dân thôn mình nhưng tôi không thể động vào những người không phải dân thôn Thu Diệp. Việc này đành phải nhờ mọi người trông coi."

Trưởng thôn Ngô gật đầu: “Tôi đã đếm qua số dân, số người di dân đông gấp đôi người dân thôn. Tôi tính chia thôn Thu Diệp ba giếng nước sâu còn người tị nạn hai giếng, anh thấy có hợp lí không?"

Diệp trưởng thôn sẵn sàng đồng ý. Thời thế giờ này không tốt, mặc dù những người tị nạn từ bên ngoài đang chiếm tài nguyên sinh tồn của dân làng, nhưng chỉ cần những người lãnh đạo Diệp Sơn có thể bảo vệ lợi ích của dân làng thì hai bên vẫn có thể chung sống hòa bình.

Về phía những người tị nạn, Đội trưởng Ngô đã lắp đặt một đồng hồ nước, giếng nước sâu sẽ đóng lại khi mặt trời mọc, thời gian lấy nước là sau khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc, mỗi hộ gia đình chỉ được lấy nước một lần. Người lớn, trẻ em và người già được lấy nước hai lít một ngày. Về thứ tự lấy nước, đội trưởng Ngô cũng đã sắp xếp, bốc thăm để tính thời gian lấy nước.

Diệp trưởng thôn bên này cũng lắp một đồng hồ nước, quy mô lấy nước do đội trưởng Ngô chỉ định, ông chỉ có thể sắp xếp thời gian để dân làng lấy nước. Sau khi bốc thăm, gia đình Kiều Thanh Thanh được phân công đi lấy nước từ 3 giờ sáng đến 4 giờ sáng.

“Chúng ta chia làm hai đợt đi.” Thiệu Thịnh An nói: “Anh dẫn mẹ đi lấy nước trước, Thanh Thanh, em dẫn ba cùng anh trai đi.”

Kiều Thanh Thanh không phản đối trước sự sắp xếp này, khi đến giờ lấy nước, Thiệu Thịnh An và những người khác mang theo xô đi trước và quay trở về lúc 3:30 với nửa xô nước.

"Ở đó có một bình đựng nước được làm bằng những chai nước giải khát hai lít. Nước giếng đầu tiên được bơm lên thùng, sau đó dùng các chai nước giải khát để đong nước. Mỗi người đong một chai. Ba người chúng ta được ba bình, không thể nhiều hơn được nữa."
Bạn cần đăng nhập để bình luận