Thập Niên 90 Ta Ở Hương Giang Xem Quẻ

Chương 30: Trút Hết Buồn Khổ Trong Lòng Mình

Chương 30: Trút Hết Buồn Khổ Trong Lòng MìnhChương 30: Trút Hết Buồn Khổ Trong Lòng Mình
Bọn họ vừa đánh vừa ngẩng đầu nhìn khẩu quyết bên trên, trông có vẻ còn xen lẫn cả cảm giác hân hoan bên trong.
Có một vị khách đánh mệt rồi, không đi đường nổi nữa, còn nhờ Tô Niệm Tinh giúp đi mua nước uống, đương nhiên cũng sẽ trả phí chạy vặt cho cô rồi.
Mới đầu Tô Niệm Tinh còn cho rằng khách hàng đều là những người dân thuộc tầng lớp thấp nhất không có văn hóa gì, vì cuộc sống không được như ý cho nên mới tới đây để trút giận. Nhưng cô cũng nhanh chóng phát hiện ra mình đã lầm, vì cũng có không ít nhân viên công sở mặc tây trang đi giày da tới đây đánh tiểu nhân.
Trên gương mặt bọn họ không có một ai là không buồn bực chán chường. Nhưng sau khi đánh tiểu nhân xong, cả người lại nhẹ nhàng khoan khoái cứ như thể vừa mới đi đầu thai, làm lại cuộc đời vậy.
Thay vì nói bọn họ mê tín dị đoan còn không bằng nói bọn họ tới đây để trút hết buồn khổ trong lòng mình.
Lúc Tô Niệm Tinh nhàn rỗi cũng sẽ đi xem các quầy hàng khác, khu vực không lớn nên chỉ có khoảng mười mấy quầy, khẩu quyết ở mỗi một quây cũng khác nhau. Có một quầy thậm chí còn có cả khẩu quyết tiếng Anh, khỏi phải nói, tiếng Anh mà bọn họ dịch ra cũng rất gieo vần.
Đánh tiểu nhân nhiều nhất chính là "đánh bà hai." Từ năm 1971. Hương Giang đã loại bỏ chế độ đa thê, chỉ cho một vợ một chồng. Nhưng đàn ông chỉ cần có tiền thì mấy chế độ này cũng chỉ là thùng rỗng kêu to. Pháp luật cũng không thừa nhận cuộc hôn nhân không chính thức. Bà cả đánh "bà hai",'bà hai" đánh "bà ba”. Trong "ba kiểu bị đánh", hai người khác chính là "cấp trên" và "đồng nghiệp." Chốn làm việc ở Hương Giang áp lực lớn, nhịp sống nhanh, trong công việc sinh ra xung đột với ông chủ và đồng nghiệp, trong lòng sinh oán hận cũng là chuyện thường như cơm bữa.
Đánh tiểu nhân xong, bà A Hương sẽ lấy ra một tờ giấy có in hình con hổ màu vàng để bọc tiểu nhân giấu màu trắng đã bị đánh xong lại, đặt chạm vào thịt heo sống được bày ở bên cạnh, tiến hành một vài nghi thức dùng tay ra dấu.
Sau nghi thức lại đốt cho cháy từ từ, tiếp đó là đốt hai ngọn nến, lấy bách giải linh phù mà vừa rồi đã viết tên của khách hàng lên. Sau khi quấn một vòng quanh ngọn nến lại nhảy múa xung quanh người và đầu của khách hàng. Trong quá trình này, Tô Niệm Tinh lại lẩm bẩm gia tăng chú ngữ, sau đó thì đốt cháy bách giải linh phù.
Lời cô nói không phải chú ngữ nên cũng không cần nhớ từ, chỉ là để khách hàng biết cô đang nói chuyện nhưng lại không nghe rõ cô đang nói gì cả.
Cô cần phải làm lại tâng ngoài quý nhân giấy của bách giải linh phù, trong quá trình này cần khách hàng duõi lòng bàn tay ra, cô sẽ đập quý nhân giấy vào lòng bàn tay của đối phương, sau khi hoàn thành các loại nghi thức mới đốt cháy.
Sau khi hoàn thành toàn bộ nghi thức, Tô Niệm Tinh phụ trách mời khách hàng ném chén thánh, chính là loại chén thánh ở trong miếu kia, xuất hiện một lên một xuống mới biểu thị toàn bộ nghi thức đã hoàn toàn hoàn thành. Nếu rất lâu mà mãi vẫn chưa ném ra thì bà A Hương sẽ giải thích, nói xung quanh quá nhiều tiểu nhân, nghi thức "đánh tiểu nhân" thông thường đã không có cách nào đuổi đi được nữa, cần phải tiến hành một nghi thức khác để hóa giải, hiển nhiên giá cũng sẽ cao hơn. Cả một ngày này, bà A Hương tiếp hơn trăm người ủy thác, thậm chí còn có hơn một trăm cuộc hẹn trước, theo như bà ta nói thì từ ba ngày trước kinh trập chuyện làm ăn đã tấp nập rồi.
Chẳng trách bà ta lại nói từ đầu năm đến cuối năm chỉ trông mong vào mỗi vụ kinh trập này, đánh tiểu nhân một lần là năm mươi đồng, một trăm người là năm nghìn đồng.
Đương nhiên cũng có người nhận ra bà A Hương, muốn mời bà ta xem quẻ nhưng đều bị từ chối khéo, kêu bọn họ tuần sau hãy tới đường Paterson tìm bà ta.
Hôm nay thẳng đến rất muộn mới về, bà A Hương sợ quầy hàng bị cướp mất chỗ nên phải ở lại đây canh, còn đặc biệt mang theo một cái chăn giữ nhiệt. Tô Niệm Tinh thì lại tiễn chú Phúc và thím Phúc về nhà.
Hôm nay chuyện làm ăn của bọn họ cũng không tồi. Chỗ gầm cầu này cũng có không ít quây hàng lớn nhưng cá viên của chú Phúc và thím Phúc nổi tiếng là ngon, giá cả lại rẻ, cả một ngày này bán được năm nghìn viên cá lận.
Bạn cần đăng nhập để bình luận