Thập Niên 70: Mẹ Kế Nuôi Con

Chương 619: Lo lắng

Có vài xã viên không hiểu, rõ ràng lúa nước phải qua mười ngày nửa tháng mới có thể chín đến một trăm phần
trăm, đến khi đó thu hoạch chắc chắn sẽ thu hoạch thêm được năm đến mười phần trăm so với hiện tại, bây giờ
thu hoạch chẳng phải đáng tiếc hay sao? Tất cả đều nhao nhao chạy đi hỏi Tô Vệ Dân đã xảy ra chuyện gì.
Tô Vệ Dân nói suy nghĩ của mình với mọi người.
Có người cũng lo lắng theo, có người cảm thấy ông ấy quá lo bò trắng răng, thời tiết đang yên lành, năm ngoái bão cũng không tới sớm như vậy, nhưng Tô Vệ Dân là bí thư, Tô Chấn Hoa lại là đại đội trưởng, trong nhà người ta không thiếu khẩu phần ăn này, lúc nào thu hoạch còn không phải đều là người ta quyết định hay sao? Cho dù bọn họ không đồng ý cũng có thể làm thế nào? Cùng lắm cũng chỉ làm việc chậm kéo dài thêm vài ngày, thu
hoạch phần sau ít nhiều cũng có thể nhiều thêm một chút, cũng có thể được chia thêm một chút. qua lần này, Tô Vệ Dân càng chắc chắn với quyết định chia ruộng đến các hộ gia đình hơn. Chỉ cần chia
Trải
ruộng đến các hộ gia đình, thích dày vò thế nào thì dày vò như thế, bớt cho giống như bây giờ mỗi người đều mang theo ý xấu. Những công xã khác nghe thấy công xã Tô Gia muốn thu hoạch lúa nước trước thời hạn cũng tỏ vẻ khó hiểu, ngày đầu tiên thu hoạch lúa nước đã có người báo chuyện này vào huyện.
Thôn Tô Gia mới sáng sớm vẫn oi bức như cũ, không có một chút gió nào, bông lúa nặng trĩu rũ đầu bất động, bộ dáng gục đầu ủ rũ.
Mới sáng sớm Trụ Tử và Cơm Nắm đã đi gọi điện cho Triệu Tiên Phong, nói bọn trẻ đã sớm về thôn Tô Gia, có
thể kêu Cá Nhỏ có thời gian rảnh tới chơi vài ngày.
Kết quả Triệu Tiên Phong nói với bọn trẻ: “Cá Nhỏ tới thủ đô tìm các cháu, mới lên xe lửa ngày hôm qua, không
nói trước với các cháu là dự định tạo bất ngờ cho các cháu!”
Trụ Tử và Cơm Nắm anh nhìn em em nhìn anh, trong nháy mắt không biết nên nói thế nào mới phải.
Cơm Nắm bảo: “Vậy chú Triệu kêu Cá Nhỏ tới tìm ông Trương nhà Trụ Tử chơi vài ngày đi ạ, bọn cháu còn có
nhiệm vụ khác ở thủ đô, cuối tháng bảy nhất định sẽ về. Triệu Tiên Phong cũng không có cách nào khác, tạm thời cũng chỉ có thể như vậy.
Bên Trụ Tử ngay lập tức gọi điện thoại cho ông nội, nói ông cụ chăm Cá Nhỏ vài ngày. Mấy đứa trẻ thường xuyên nhắc tới Cá Nhỏ, ông cụ đối với bạn nhỏ lớn lên cùng đám trẻ này hiển nhiên cũng
không xa lạ, còn trêu đùa nói một đám cháu đi lại có một đứa cháu tới ở cạnh ông cụ nên rất vui vẻ. Gọi điện thoại xong, bốn sức lao động có thể dùng như một nửa người lớn Đại Bảo, Tiểu Bảo, Cơm Nắm và Trụ
Tử đều ra ruộng tham gia vào đại quân gặt lúa.
Hiển nhiên bốn đứa nhỏ cũng đi theo, nhưng bọn trẻ còn nhỏ ra ruộng cũng chỉ vướng tay vướng chân, nên kêu
bọn trẻ ở trên bờ ruộng bắt châu chấu và chuồn chuồn chơi.
Lý Ngọc Phụng và Tô Tiếu Tiếu làm hậu cần, ở nhà chuẩn bị canh đậu xanh và nước ô mai bổ sung cho mọi người
làm việc ở ruộng bất cứ lúc nào.
Vốn dĩ Hàn Thành cũng muốn xuống ruộng cùng bọn họ nhưng bị Tô Vệ Dân ngăn lại, nói đôi tay cứu sống
người đó của anh không thể bị thương, lỡ như bị liềm hoặc là cỏ rơm rạ cắt bị thương thì phiền, nên đuổi anh
đến sân phơi thóc để phơi thóc.
Tô Vệ Dân nói: “Con đừng tưởng việc phơi thóc dễ, chúng ta đứng trong ruộng lúa nước còn có thể mát mẻ, còn phơi nắng ở sân phơi thóc mới là việc nóng nhất và mệt nhất, nếu như con sợ khổ sợ mệt thì xuống đây.
Hàn Thành: “…” Anh cũng không ngốc, khi sân phơi thóc không có việc gì hiển nhiên anh sẽ tìm chỗ hóng mát,cũng sẽ không luôn đứng trên sân phơi nắng, nhưng đối với dụng ý sâu xa này của cha vợ, anh cũng vui vẻ tiếp nhận, dù sao những việc này cũng cần người làm nên cùng vài người khác tới sân phơi thóc.
Trụ Tử và Cơm Nắm lần đầu giẫm vào ruộng đất mát mẻ mềm nhũn còn cảm thấy rất vui, gặt lúa nước cũng không phải việc kỹ thuật gì, Đại Bảo và Tiểu Bảo dạy bọn trẻ vài lần cũng có thể học được, gặt còn vô cùng trôi chảy.
Các xã viên còn đùa Tô Vệ Dân: “Bí thư Tô, mấy đứa cháu trai từ thành phố tới nhà các ông đứa này da trắng thịt mềm hơn đứa kia, ngược lại cũng không sợ bẩn, làm việc cũng nhanh nhẹn, nhưng đừng để phơi đến cháy nắng mới tốt”
Tô Vệ Dân cười ha ha đáp: “Bọn trẻ nhà chúng tôi không yếu như vậy đâu”
Lý Ngọc Phụng cho mỗi đứa trẻ một cái nón trúc đội nhưng trên gương mặt trắng mềm của đám trẻ vẫn phơi nắng đến đỏ hây hây. Tô Vệ Dân nhìn thấy cũng đau lòng, nhưng con gái nói đọc mười vạn quyển sách không bằng đích thân mình trải nghiệm một lần, chỉ có đích thân vào ruộng rèn luyện mới biết hạt lúa tới thế nào, mới có thể hiểu được ý nghĩa chân chính của “mồ hôi rơi lên bông lúa, tí tách chứa đầy nhọc nhằn” thật sự không chịu được hiển nhiên bọn trẻ sẽ về nhà.
998 chữ
Bạn cần đăng nhập để bình luận