Thập Niên 60: Chủ Cửa Hàng Taobao

Chương 254

Cụ ông kinh ngạc: "Có phải cháu đi nhầm chỗ rồi không, chỗ này của ông không phải chợ đồ cũ đâu."
Chợ đồ cũ vẫn có sự khác biệt so với trạm thu hồi đồ phế thải. Đồ của trạm thu hồi đồ phế thải của bọn họ đều được đưa đến xưởng nghiền nát sau đó lại đưa về lò để nung chảy rồi tái sử dụng. Còn bên trong chợ đồ cũ vẫn còn một vài thứ có thể sử dụng được, cả các vật dụng trong nhà cũng có.
Hứa Nam Nam trả lời: "Không nhầm, không nhầm ạ. Cháu vừa đi ngang qua chỗ này, thấy bên trong chỗ của ông có rất nhiều sách cổ, tranh chữ và còn có cả những dụng cụ bằng đồng kia, cháu thấy chất lượng cũng không tệ lắm, muốn mua vài thứ."
Ông cụ vừa nghe vậy thì nhíu mày nói: "Cháu mua những thứ này để làm gì?"
Thời đại bây giờ chỉ toàn chọn sách của Mao Trạch Đông, làm gì có ai xem những quyển sách cũ này, có ai mà không sợ bị người khác truyền ra ngoài, đến lúc đó lại bị phân chia cấp bậc.
"Ông ơi, nhà cháu ba đời đều là bần nông, chỉ có đời cháu là làm công nhân, lý lịch rất trong sạch, ông cứ yên tâm đi ạ." Vừa nói vừa lấy từ trong túi ra hai phiếu lương thực toàn quốc.
"Ông hãy coi như làm phước đi ạ."
Ừ, thấy phiếu lương thực đều là loại hai lượng, có thể ăn được hai bữa cơm rồi.
Ông cụ ho khan một tiếng, chỉ vào đống đồ nói: "Được, cháu tự chọn lấy đi, sau đó sẽ tính theo cân."
Hứa Nam Nam lập tức mừng rõ đi chọn đồ.
Hứa Nam Nam cũng chỉ hiểu biết sơ sơ về sách cổ và văn vật, vì để thu thập đồ cổ, cô còn cố ý mua một quyển sách về sưu tầm đồ cổ trên Taobao, muốn tìm hiểu kiến thức về mảng này.
Vấn đề là mấy món đồ cổ này đều là bảo vật quốc gia, khả năng nhận được là rất nhỏ.
Hứa Nam Nam cũng biết, thật ra người ở đây cũng không ngốc. Bạn cho rằng người ta thật sự sẽ bán loại đồ cổ tốt như thế đi như phế phẩm sao? Người sở hữu mấy món đồ cổ kia đều là người có tiền, được tiếp nhận nền giáo dục tốt, có thể không biết mấy thứ này đáng tiền được sao? Đương nhiên phải cất giữ thật tốt.
Cầm tới những nơi thế này để bán, chẳng qua cũng chỉ là một vài cổ vật có chút niên đại, thế nhưng chắc chắn không phải là thứ rất quý giá.
Thế nhưng bỏ qua giá vốn, nếu đăng lên Taobao bán, ít nhất một món cũng có thể bán được hơn một ngàn tệ, nếu may mắn tìm được mối ngon, có khi còn kiếm được mấy chục ngàn tệ ấy chứ.
Hứa Nam Nam chọn ra mười mấy mẫu tốt, có hai chiếc lư đồng là không nhìn ra được niên đại. Mấy bức tranh chữ cũng không phải của danh tác, nhưng sách lại có một đống, ngay cả tứ thư ngũ kinh cũng có.
Bỏ mấy thứ chọn được lên cân, ông cụ bắt đầu tính toán, một đống đồ lớn như thế cũng chỉ tốn hai tệ, sách không đắt, chỉ có mấy món đồ kim loại là đắt một chút.
Trả tiền xong, Hứa Nam Nam cũng không để ý, nhét từng món từng món vào trong một chiếc bao bố lớn.
Vác lên cũng vô cùng nặng.
Cụ ông giúp đỡ, mượn một chiếc xe đẩy hàng trong hợp tác xã mua bán cho Hứa Nam Nam.
Người ở đây chất phác lại còn thật thà, Hứa Nam Nam ngọt ngào cảm ơn một tiếng, đẩy đồ ra bên ngoài. Chờ khi đi tới một nơi xó xỉnh không người, cô đưa tay vào trong túi, nhanh chóng đăng đồ lên cửa hàng Taobao, cũng không định giá vội, cứ đăng hàng lên đã rồi tính sau.
Chờ tới khi trong túi trống rỗng, cô lại mua một ít kẹo trái cây không được đóng gói trên cửa hàng Taobao, lúc trả xe đưa cho ông cụ để mọi người chia nhau ăn.
Việc này hẳn là có thể làm mấy công nhân trong đấy rất vui vẻ.
Ông cụ vui vẻ hớn hở nói, nếu sau này cần gì thì cứ đến tìm. Dù sao tất cả những thứ này đều sẽ được gửi đến đơn vị thu mua đồ phế thải để tái chế.
Trở lại nhà trọ, Hứa Nam Nam cũng không ăn cơm, bắt đầu kiểm tra cửa hàng Taobao.
Bạn cần đăng nhập để bình luận