Đại Hạ Văn Thánh

1253 Tri Thánh, mới biết Thánh đạo khó! Đại Hạ trưng thu thuế, quận Giang Trung nộp thuế lương thực!(3)

Hắn nhịn không được mà thở dài, nhìn lướt qua không gian trong đại điện.

"Chỉ có Tri thánh, mới biết Thánh đạo gập ghềnh, Thánh đạo khó, khó như lên trời."

Cố Cẩm Niên thở dài thật sâu.

Cũng không cần nói cái gì Thánh Nhân hay không Thánh Nhân.

Mình bây giờ ngay cả hai chữ Thánh Nhân cũng không hiểu rõ, huống chi là thành Thánh.

Con đường này quá khó khăn.

Cho dù là mình, cũng có một loại áp lực mà trước đó chưa từng có.

"Ta không thể tiếp tục suy nghĩ theo hướng này, ta bước vào Nho đạo mới một năm rưỡi, những cảnh giới ở trước, là bởi vì tài hoa thi từ khiến cho ta tăng lên, cảnh giới Đại Nho này lại là bởi vì thiên địa chúc phúc, công đức vô lượng, giúp ta đi đến một bước này."

"Thất cảnh của Nho đạo, Ngưng Khí, Dưỡng Khí, Lập Ngôn, Lập Đức, Đại Nho, Bán Thánh, Thánh Nhân."

"Trong bảy đại cảnh giới này, Ngưng Khí và Dưỡng Khí, có thể thông qua thi từ văn chương và hạo nhiên chính khí để tăng lên, lúc đó ta dùng thước Văn định Nho nghĩa, người không đức, không thể Ngưng Khí, nhưng mà các cảnh giới phía sau cũng không được định nghĩa."

"Dù sao ta cũng không phải là Thánh Nhân, tùy ý định nghĩa không phải chuyện tốt. Cảnh giới Ngưng Khí là cửa thứ nhất, lấy đức Ngưng Khí, không tính là lỗi nặng, chẳng qua tăng thêm một điều hạn chế thôi."

"Mà Lập Ngôn Lập Đức, là lập Nho đạo chi ngôn của mình, tự bản thân có khát vọng cỡ nào, tư tưởng cỡ nào, thông qua đọc kinh văn Thánh Nhân, lại thêm cảm ngộ của riêng mình, từ đó lập xuống ngôn hành (lời nói và việc làm)."

"Về phần Lập Đức này, đức chính là đức của người đọc sách, gặp người yếu thế bị bắt nạt thì có can đảm nói thẳng, đối mặt với chuyện bất công cũng dám ra tay, đây là đức."

"Còn cảnh giới Đại Nho thì sau khi hoàn thành bốn cảnh giới phía trước, lấy được thiên địa tán thành, chia ra làm hai tình huống. Thứ nhất là viết sách truyền bá tư tưởng. Thứ hai là minh ngộ đạo của tự nhiên, thuận theo nó mà đi."

"Điều trước dựa vào tích lũy trong cuộc sống, biết khó khăn trong dân gian, điều sau phải dựa vào thiên phú."

Cố Cẩm Niên thầm nói trong lòng.

Đối với cảnh giới Đại Nho, hiện tại Cố Cẩm Niên có rất nhiều suy nghĩ.

Thiên hạ này có không ít Đại Nho, nhưng cũng không phải mỗi một người đều đức cao vọng trọng, có không ít người trẻ tuổi cũng đã trở thành Đại Nho, hiện tượng này rất kỳ lạ.

Ở trong mắt người bình thường, Đại Nho hình như đều là người tuổi tác hơi già, trong lòng có lương tri, những việc họ làm đều là vì nước vì dân, không tiếc bất cứ giá nào cũng phải đối kháng lại thế lực hắc ám.

Nhưng trên thực tế theo hiểu biết của mình, Cố Cẩm Niên phát hiện.

Ngưng Khí Dưỡng Khí, giống như võ giả, thông qua tài hoa có thể đạt tới cảnh giới này.

Lập Ngôn Lập Đức, hoàn toàn có thể cá nhân hơn một chút, ví dụ nói lấy đọc sách thay đổi vận mệnh của một thôn, đây cũng xem là Lập Ngôn, đương nhiên ngươi cũng có thể lập chí hướng lớn hơn một chút, điều đó tùy thuộc vào từng người.

Còn Lập Đức, không phải sau khi Lập Đức là sẽ trở thành một người có đức hạnh, mà là đạt tới tam quan bình thường của người đọc sách.

Người bình thường, trông thấy điều bất công, ngươi có thể không quản, bởi vì Mình tự quét xong tuyết trước cửa*.

*"Mình tự quét xong sương trước cửa: ở trên có ý chỉ tình trạng cầu an và tiêu cực. Chỉ nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình. Bo bo giữ mình.

Mà người đọc sách Lập Đức, thì phải đứng ra, nhưng sự đứng ra này lại có điều chú ý, cho phép thuận theo bản tâm.

Nói các khác, một tri huyện, người này đã Lập Đức, sau đó người này nhìn thấy Tể tướng hà hiếp người khác, ở thời điểm này có thể chọn đứng ra, nhưng kết cục khi đứng ra là bị xem là mục tiêu mà nhắm vào, ảnh hưởng đến chính mình.

Cho nên người này không chọn mình tự quét tuyết trước cửa, như vậy hắn có đức hạnh hay không?

Vẫn như cũ là có, bởi vì khi hắn nhìn thấy một dân chúng bình thường hoặc là một tri huyện khác bắt nạt người bình thường, hắn sẽ lên trước ngăn lại, dũng cảm đứng ra.

Đây chính là đệ tứ cảnh Nho đạo, Lập Đức.

Nếu không, muốn đạt tới đệ tứ cảnh là cứ phải hoàn thành Lập Đức của Thánh Nhân, vậy thiên hạ này còn có người xấu sao?

Còn nữa, vẫn còn một câu.

Cái gì gọi là người xấu?

Ngươi thấy một con hổ dữ đuổi theo một người, ngươi ra tay cứu giúp, đánh chết con hổ, ngươi chính là người tốt sao?

Lão hổ ăn thịt người, đây là sai lầm sao?

Trong cách nhìn của con hổ, mạnh được yếu thua.

Ở biên cảnh, ngươi thấy hai tướng sĩ chém giết, tướng sĩ quốc gia mình muốn giết đối phương, ngươi có thể ngăn lại sao?

Nếu như ngươi ngăn lại, tướng sĩ địch quốc sẽ san bằng quốc gia của ngươi.

Cho nên thứ gọi là đạo đức, chỉ có thể giới hạn ở mấy loại lớn, mà không thể phân chia tỉ mỉ, nếu không mà nói, căn bản không thể phân chia rõ ràng.

Lập Đức, là có được đức hạnh hơn người bình thường, mà không phải đạt tới đức hạnh của Thánh Nhân.
Bạn cần đăng nhập để bình luận