Đại Hạ Văn Thánh

Chương 320 Mở Văn phủ, luyện chiến xa. Lại hiển lộ Thiên cổ, Cố Cẩm Niên là Thánh tử Nho đạo!

Trong điện Văn Tâm.

Ánh mắt của tất cả mọi người giờ khắc này đều rơi trên người Cố Cẩm Niên.

Một câu một phần là đủ kia đã kinh động tất cả mọi người.

Đám người đứng dậy, tràng diện cực kỳ náo nhiệt.

Triệu Nho, Tô Văn Cảnh càng trực tiếp đứng dậy, đi đến bên cạnh Cố Cẩm Niên, muốn nhìn xem Cố Cẩm Niên làm ra thi từ gì.

Nhưng khi Cố Cẩm Niên một mạch mà thành, không chút nào dây dưa dài dòng.

Cả đại điện xôn xao.

Mặc kệ là bài thơ này của Cố Cẩm Niên thế nào, chỉ riêng khí thế cùng tự tin như vậy cũng đã khiến cho người ta không khỏi nhìn nhiều thêm.

Chẳng qua khi thi từ xuất hiện.

Nhất thời phản ứng của mọi người cũng từ từ biến hóa.

Người biến hóa đầu tiên là Tô Văn Cảnh, sau đó là Triệu Nho.

“Xuân Giang triều thủy liên hải bình, Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh”

Triệu Nho chậm rãi đem thi từ của Cố Cẩm Niên đọc lên.

“Diễm diễm tùy ba thiên vạn lý, Hà xứ xuấn giang vô nguyệt minh.”

Tô Văn Cảnh cũng không nhịn được mà đọc một câu.

Ánh mắt hai người đều chăm chú rơi vào trên giấy lớn, càng xem thần sắc càng rung động.

“Hay, hay cho câu Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt, Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân?”

“Quả nhiên là vô cùng hay, vô cùng hay.”

Giọng nói của Triệu Nho đi đầu vang lên, khi hắn đọc được một nửa, cả người đã không ngừng kích động lên, gương mặt già nữa cũng đỏ bừng.

Hắn dã xem qua vô số thi từ nhưng nhiền đến bài thơ này cũng không nhịn được mà tán thưởng.

“Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ, Giang nguyệt niên niên chỉ tương tự.”

“Thật vô cùng hay, vô cùng hay. Tô mỗ mặc cảm.”

Giọng nói của Tô Văn Cảnh cũng vang lên. Tuy hắn là chuẩn Bán Thánh Nho đạo nhưng bản thi từ này của Cố Cẩm Niên cũng khiến hắn rung động không thôi.

Nói thật.

Đừng nói cái gì mà bảy bước làm thơ. Ngay cả bảy trăm bước, bảy vạn bước hắn đều không thể viết ra được dạng này thi từ.

Toàn thiên hoa lệ nhưng lại không trống rỗng, có ý cảnh cũng có mỹ cảm.

Cần tinh tế phẩm vị, càng xem càng đặc sắc, càng xem càng làm cho người ta rung động.

Giờ khắc này.

Tất cả mọi người trong đại điện đưa mắt nhìn lại, từng người thi nhau chen lấn.

Khổng Bình cũng đứng dậy.

Ánh mắt hắn sáng như đuốc, sau khi xem hết thi từ thì cả người ngây ra như phỗng. Bởi vì hắn biết, bản thi từ này sẽ có lúc lưu danh Thiên cổ.

Cho dù không phải Thiên cổ thì trấn quốc cũng tuyệt đối không có vấn đề.

Cháu của mình thua, mà là hoàn toàn thua.

Bảy bước làm thơ.

Thơ thành Thiên cổ.

Hôm nay thi hội Đại Hạ vì Cố Cẩm Niên mà đặc sắc, Vương triều Đại Hạ cũng vì Cố Cẩm Niên mà rung động.

Đây rốt cuộc là yêu nghiệt gì.

Văn đàn Đại Hạ vì sao còn có thể sinh ra một tên yêu nghiệt như thế?

Trên đại điện, Vĩnh Thịnh Đại Đế nhìn qua bài thơ này cũng thật lâu không thể hoàn hồn.

Nước sông, xuân, nguyệt, hoa, dạ, Hồng nhạn, người, tình. Đây là tám chữ làm đề.

Lấy Trường Giang làm đề, trong thơ phải có hai chữ Trường Giang.

Lấy thừa nguyệt làm đề, trong thơ cũng có hai chữ thừa nguyệt.

Mà lại đối trận tinh tế, vần chân hoàn mỹ. Thơ có ý đẹp cũng hợp tình hình ứng đề.

“Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân, Đãn kiến trường giang tống lưu thuỷ.”

“Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân quy, Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ.”

“Ứng đề, ứng đề.”

“Chư vị, bài thưo này ứng mười đề. Không sai một đề, không sai một đề nào.”

Có người hoảng hốt chỉ vào bài thơ này la lên.

Cố Cẩm Niên bảy bước làm thơ điều này không kinh khủng.

Kinh khủng là mười người mười đề, toàn bộ ứng đề.

Trước đó, Cố Cẩm Niên nói một đề một bài. Nói thật cái này không tính là khó, dù sao tháo gỡ ra cũng chỉ là khảo nghiệm tài hoa.

Nhưng bây giờ mười đề một thơ, khảo nghiệm không phải chỉ là tài hoa mà chủ yếu chính là một loại ý cảnh.

Thi từ của Cố Cẩm Niên giống như thần, đẹp không tưởng nổi, đẹp đến mức làm cho người ta ngạt thở. Đã ứng đề lại còn hợp với tình hình, hơn nữa còn bảy bước thành thơ. Chỉ là hành động này, dù là không phải Thiên cổ thi từ cũng nhất định danh dương thiên hạ.

Vương Phú Quý cùng Giang Diệp Chu nắm chặt nắm đấm vì Cố Cẩm Niên mà thấy sung sướng.

Các học sinh còn lại cũng lần lượt lộ ra nét vui mừng. Trong lòng có được sự thoải mái khó nói.

Nhưng đúng lúc này.

Trên giấy lớn.

Từng sợi quang mang kim sắc bỗng nhiên tràn ngập.

“Nhìn kìa.”

“Lại là dị tượng.”

Có người kinh ngạc chỉ vào giấy Tuyên hô lên.

Nhưng thực tế tất cả mọi người đã sớm nhìn chăm chú vào bản thi từ này.

Sau khi dị tượng xuất hiện, tất cả mọi người đều nhìn sang.

Rất nhanh, quang mang kim sắc sáng chói trực tiếp nở rộ.

Từng bức họa xuất hiện.

Giang hà trăng sáng, xuân thủy hoa rơi hiệ lên trong mắt mọi người.

Hào quang sáng chói này lại một lần nữa chiếu rọi trên bầu trời Kinh đô Đại Hạ.

Khiến bách tính kinh ngạc.

Chỉ thấy phía trên thiên khung, xuất hiện Giang triều hạo đãng cùng hải dương nối thành một mảnh. Một vầng trăng sáng chậm rãi nhô lên từ trên biển, có một loại ảo giác như cùng thủy triều tuôn ra.

Ánh trăng chiếu rọi sông xuân, gợn sóng lấp lánh ngàn vạn dặn. Tất cả địa phương xuân Giang Đô có ánh trăng sáng tỏ, quanh co khúc khuỷu chảy xuôi ở bụi cỏ hoa sinh vùng quê. Ánh trăng chiếu xuống bên dưới, rừng cây hoa tươi giống như lóe lên một lớp tuyết châu tinh mịn.

Ánh trăng như sương cho nên sương bay không thể nào phát giác. Bên trên cát trắng cùng ánh trăng hòa làm một thể không cách nào phân biệt.

Nước sông cùng bầu trời thành một màu, không có một chút nhiễm bụi, cô nguyệt treo trên không trung.

Đẹp.

Quá đẹp.

Cảnh sắc như vậy lại phối hợp với thịnh thế như thế làm cho người say mê thật sâu.

Chủ yếu hơn chính là phía trên bờ sông, xuất hiện một vị Nho sinh trẻ tuổi ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng trong nhát mắt, quá khứ trăm ngàn năm lại là người mới nhất đại, thấy lại là mặt trăng sáng.

Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt, Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân?

Vĩnh viễn có người đang nhìn mặt trăng nhưng dưới ánh trăng ai mới là người đầu tiên được chiếu rọi.

Một câu kia làm cho cả bài thơ thăng hoa vô cùng.
Bạn cần đăng nhập để bình luận