Đại Hạ Văn Thánh

1732 Ngộ đạo phạm phải sai lầm, không thể kéo dài Thần Thoại nữa? Cô đơn tịch mịch sao?(3)

Trên thực tế, vẫn còn một bộ phận thiên kiêu không ngừng chờ đợi và do dự, bọn họ vẫn còn do dự, là gì chờ đợi Cố Cẩm Niên tụng niệm tuyệt thế kinh văn.

Nhưng theo tình hình trước mắt, Cố Cẩm Niên không tụng niệm ra tuyệt thế kinh văn, sẽ thật sự lớn chuyện. 

"Đợi một chút!”

"Cố Thánh trước giờ không thất hứa.”

Ngay lúc này, một trọng nói vang lên, dùng toàn bộ tự tin mà ủng hộ Cố Cẩm Niên.

Vừa nghe vậy, cả đám người đều khẽ gật đầu, về điểm này thì bọn họ vẫn tin tưởng Cố Cẩm Niên, bọn họ biết rằng Cố Cẩm Niên tuyệt đối sẽ không ăn nói linh tinh.

Vì thế, đám người lại tiếp tục chờ đợi.

Mà bên trong Kỳ Lân Các.

Cố Cẩm Niên đúng là đang minh ngộ Đạo kinh, hắn đang chìm trong suy tư về hạch tâm cốt lõi của Đạo Đức kinh.

Đạo Đức kinh, đây là báu vật của kinh văn Đạo giáo, dạng kinh văn này ẩn chứa bí mật gì, không một ai biết được, cũng chưa có ai thật sự thấu hiểu toàn bộ được. 

Nghe đồn, Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc thấy thế bèn níu lại thưa "nếu ngài quyết đi ẩn cư thì xin hãy vì tôi mà để lại một bộ sách!". Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ "Đạo Đức Kinh" dặn Doãn Hỷ cứ tu hành theo đó thì sẽ đắc đạo.

Có thể nói đây là một bản kinh văn báu vật tuyệt thế. Ẩn chứa sự lý giải tối cao về Đạo.

Trên thực tế, hiện tại Cố Cẩm Niên đã hiểu rõ một đạo lý.

Vì sao khi hắn lấy ra kinh văn từ thế giới kiếp trước lại có dị tượng khủng bố và khác biệt đến vậy, nguyên nhân mà Cố Cẩm Niên lý giải được thì rất đơn giản, là vì “tư tưởng”. 

Thật đúng là như vậy.

Văn minh Cổ Hoa Hạ cùng lắm cũng chỉ trên dưới năm ngàn năm mà thôi, nhưng lại có báu vật vô giá như Đạo Đức kinh, Hoàng Đình kinh, Kinh dịch, nói chung là các loại kinh văn, lại thể hiện sự vượt trội siêu việt hơn ở thế giới này… 

Nghe có vẻ không đúng lắm.

Bởi vì ở thế giới này, văn minh được truyền thừa xuống các đời sau rất dài rất dài, đâu chỉ dừng lại ở con số năm ngàn năm, đụng một cái là mấy ngàn năm, thậm chí là mấy vạn năm.

. . .

Dưới tình huống như này, vì sao thế giới này lại không có những bộ kinh văn có ảnh hưởng lớn hơn cả Đạo Đức Kinh? 

Về điều này, Cố Cẩm Niên đã suy nghĩ rõ ràng.

Chính là vấn đề về hệ thống tư tưởng.

Không phải cứ văn minh lâu đời sẽ viết ra được kinh văn tuyệt thế, mà là một nhóm người nào đó, tư tưởng của họ vượt thời đại, thăng hoa về trí tuệ và trái tim, những người này không bị thời gian và không gian hạn chế, thời đại không sinh ra họ, mà chính họ sẽ tạo ra một thời đại mới.  

Trước đó, Cố Cẩm Niên đã nghĩ đến một luận điểm.

Đó là “thời thế tạo anh hùng”.

Cố Cẩm Niên cho rằng, có rất nhiều sự tồn tại, mượn nhờ sức mạnh của thời thế mà hình thành và lớn mạnh, nhưng cuối cùng đều thất bại dưới chân Đại thế, cho nên Cố Cẩm Niên cho rằng, là thời thế tạo nên những anh hùng này. Nhưng những anh hùng này lại luôn cho rằng mình chính là thời thế.

Muốn nghịch thiên cải mệnh? 

Từ xưa đến nay, có biết bao đế vương tham vọng tìm kiếm con đường trường sinh bất tử, muốn nghịch thiên cải mệnh đâu?

Kết quả thì sao nào?

Thật ra cũng chỉ là công dã tràng mà thôi.

Đây chính là điều đáng buồn của tư tưởng “thời thế tạo anh hùng”.

Lúc phát hiện “thời thế” không còn thuộc về mình, mới biết được mình có bao nhiêu bi ai, bao nhiêu bé nhỏ. Ví dụ rõ ràng nhất chẳng phải là như Xuân Thu Ngũ Bá đó sao*, kỳ thật nhìn chung trong sông dài lịch sử, tình cảnh này đều tái hiện vài lần, nhưng không ai biết đến, nói đúng hơn là không ai chú ý đến.

*(Theo “Sử ký” ghi chép, “Xuân Thu Ngũ Bá” là: Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tần Mục Công, Sở Trang Vương, Tống Tương Công. 

Tề Hoàn Công biết cách trọng dụng người tài nhưng đến cuối đời lại tin dùng kẻ tiểu nhân, để rồi nhận lấy kết cuộc bi thảm.

Tấn Văn Công quang minh chính đại, quyết đoán chuẩn mực, cả một đời lưu lạc trải qua muôn sóng gió, thành đạt muộn màng, tại vị trong thời gian 9 năm ngắn ngủi.

Tần Mục Công dốc lòng xây dựng đất nước, khiến cho nước Tần từ vị trí một chư hầu xa xôi hẻo lánh ở phía Tây Bắc không được Thiên Tử coi trọng, vươn lên địa vị bá chủ thời Xuân Thu.

Sở Trang Vương một khi lên tiếng ai nấy đều khiếp sợ, là người có “Tín” có “Nghĩa”, lại là một người “Hiền”.

Tống Tương Công là vị quân chủ thành tín mưu đồ bá nghiệp mà chưa thành, lại chết vì vết thương cũ trong chiến tranh.)

Nhưng mà, Cố Cẩm Niên lại hiểu rõ nguyên nhân, chỉ bởi vì hai chữ.

Tự tin!

Bởi vì tự tin một cách mù quáng.

Người, nếu liên tiếp thành công, sẽ có tự tin rất lớn, không biết khiêm nhường, thiếu sự khiêm tốn, tuy nhìn thì có vẻ khiêm tốn, nhưng đều là những khía cạnh họ không nắm rõ mà thôi.
Bạn cần đăng nhập để bình luận