Đại Hạ Văn Thánh

Chương 152 Cố Cẩm Niên làm thơ, dị tượng tái hiện, thảm họa lũ lụt, hiến kế sách.

Thư viện Đại Hạ.

Ba, bốn trăm người toàn thân bám bùn đất đứng ở trước bàn đọc sách, bút lông trong tay nhiễm màu mực.

Trên thực tế, đối với lớp học này, Cố Cẩm Niên thuần túy chỉ muốn cho họ thể nghiệm việc làm nông một chút chứ không có ý gì đặc biệt, cũng để bọn họ ăn chút đau khổ miễn cho cả ngày vô công rồi nghề, ngu dốt thiếu hiểu biết.

Trăm triệu lần không ngờ lại dẫn Tô Văn Cảnh và cả Thái tử tới đây.

Có điều chuyện này cũng không quan trọng.

Vừa khéo mượn cơ hội này lập uy.

Trong lúc đó.

Cố Cẩm Niên cô đọng tài khí của mình, sau đó chậm rãi viết xuống: “Xuân chủng nhất lạp túc. Thu thâu vạn khoả tử.

Tứ hải vô nhàn điền. Nông phu do ngạ tử.

Sừ hoà nhật đương ngọ. Hãn trích hoà hạ thổ.

Thuỳ niệm bàn trung xan. Lạp lạp giai tân khổ” *

*Dịch nghĩa là: "Mùa xuân gieo một hạt thóc

Đến mùa thu thu hoạch cả vạn hạt

Khắp nơi không có ruộng bỏ hoang

Thế mà nông dân vẫn còn bị chết đói."

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai nghĩ đến trên mâm cơm kia

Từng hạt từng hạt đều cay đắng."

Giọt mực rơi xuống, ngưng tụ vào trong ánh mắt của mọi người, trong nháy mắt tất cả đều kinh ngạc.

Thế nhưng gần như cùng lúc đó, trên cánh đồng lúa mạch có một cơn gió mát thổi qua, ngay lập tức những tia sáng màu vàng bắt đầu từ bài thơ phát ra.

"Lại có dị tượng?"

“Tại sao lại xuất hiện dị tượng rồi?"

“Vì sao hắn làm thơ cũng có dị tượng?"

"Thi từ hiện ra dị tượng, thật sự không thể tin được."

Trong chốc lát, các loại âm thanh vang lên, hơn ba trăm học trò tại thời khắc này trực tiếp lộ ra vẻ chấn động.

So sánh với dị tượng của văn đồng, dị tượng thơ ca càng hiếm hơn, dù sao văn chương có nhiều chữ, có thể cất chứa rất nhiều đạo lý ở trong đó nhưng thi từ lại không giống vậy, một bài chỉ có không đến một trăm chữ, rất khó để đem tinh khí thần dung nhập vào trong câu thơ.

Nhưng Cố Cẩm Niên viết thơ, lại sinh ra dị tượng, đây là điều không thể tưởng tượng nổi.

Nhưng vào đúng lúc này.

Giấy tuyên thành lay động, nháy mắt từng chùm sáng bay ra từ bên trong trang giấy.

Dị tượng bùng phát.

Mạnh hơn trước đó không chỉ gấp mười lần.

Ánh sáng kinh khủng, cuốn sạch toàn bộ tài khí, ánh sáng dày nặng như núi, giống như một Chân Long bay lượn vòng trong thư viện.

Trước bàn đọc sách, y phục của tất cả mọi người đều bị thổi nhăn, gió lớn nổi lên, tóc dài cuồng vũ.

Cố Cẩm Niên lặng lẽ quan sát dị tượng đáng sợ này.

Trong mắt của hắn không có sự kinh ngạc, bởi vì bản thân bài thơ này đã được lưu truyền thiên cổ, thể hiện sự thương xót nông dân cực khổ.

"Thơ Quốc vận*."

*Quốc vận: vận mệnh quốc gia, tương lai đất nước

Một khắc này, bên trong cuồng phong, thần sắc của Tô Văn Cảnh biến đổi, căn cứ vào dị tượng thì trong nháy mắt ông đã biết được đây là bài thơ về cái gì.

Bài thơ được quốc vận công nhận.

Giờ khắc này, Tô Văn Cảnh thật sự chấn kinh, hắn không ngờ rằng Cố Cẩm Niên lại thực sự có thể viết ra một bài thơ đưa tới quốc vận.

Nhưng cẩn thận thể ngộ thi từ.

Hợp với hoàn cảnh và lòng người, chỉ có bốn mươi chữ ít ỏi, nêu rõ khó khăn của bách tính, cũng có khuyên giải chân thành, mong người trong thiên hạ quý trọng lương thực. Bài thơ này không thể để bị hủy bỏ được, nếu nó được phổ biến rộng rãi, e rằng sẽ gây được tiếng vang cho tất cả bách tính ở Đại Hạ hưởng ứng đồng tình.

Thơ hay.

Quả nhiên là thơ hay.

Không chỉ có Tô Văn Cảnh.

Thái tử đang đứng bên cạnh cũng không khỏi sững sờ tại chỗ, ông đã đọc qua mấy bài thơ về quốc vận, nhưng không ngờ tới hôm nay có thể chứng kiến sự ra đời của một bài thơ quốc vận, hơn nữa thân là đương kim Thái tử, ông quá rõ ý nghĩa của bài thơ này.

Câu thơ “Khắp nơi không có ruộng bỏ hoang, Thế mà nông dân vẫn còn bị chết đói” không phải là vấn đề mà các triều đại vương triều đều gặp phải sao?

Vả lại, bài thơ này còn vô cùng sắc bén phê phán việc xa hoa lãng phí.

Trong các nhà quyền quý, mỗi bữa ăn được bày thức ăn bảy mươi hai món, rượu ngon mười hai hũ, nhưng kết thúc một bữa ăn, mỗi mâm đồ ăn chỉ vơi đi một hai phần mười.

Đồ ăn thừa ra, toàn bộ đổ vào trong thùng nước vo gạo, thà làm đồ ăn cho heo ăn.

Ai nghĩ đến trên mâm cơm kia. Từng hạt từng hạt đều cay đắng

Thơ hay, thật sự quá hay.

Giờ khắc này, ánh mắt Lý Cao nhìn về Cố Cẩm Niên đã xảy ra biến hóa long trời lở đất.

Trước đó không có bài thơ này, ông cho rằng Cố Cẩm Niên thông minh là do nổi danh viết văn chương thiên cổ, là tài năng lớn, nhưng chung quy vẫn còn mang tâm tính thiếu niên.

Nếu không cũng không có khả năng làm ầm ĩ với nhi tử của ông.

Nhưng bây giờ thì không giống vậy, người có thể viết ra bài thơ này chắc chắn là người đặt bách tính ở trong lòng, nếu không thì làm sao có thể viết ra bài thơ như thế được?

Đại Long màu bay lượn quanh thư viện Đại Hạ.

Sau đó, một tiếng rồng ngâm vang lên, trong nháy mắt kinh thành xôn xao.

"Là rồng."

"Mọi người mau nhìn đi, thư viện Đại Hạ xuất hiện rồng."

"Làm sao lại có rồng?"

Âm thanh của bách tính nhao nhao vang lên, tất cả mọi người đều hướng mắt nhìn về phía thư viện Đại Hạ.

"Là thơ quốc vận, thơ quốc vận."

“Đây là thơ quốc vận sao? Ai viết ra thơ quốc vận vậy?”

"Có phải Văn Cảnh tiên sinh không?"

"Chuyện văn chương Thiên cổ mới trôi qua chưa được bao lâu, tại sao lại xuất hiện thơ quốc vận nhỉ, chẳng lẽ Nho đạo Đại Hạ ta thật sự muốn quật khởi?"

Vô số âm thanh vang lên.

Trong kinh thành Đại Hạ.

Người vẫn đang đau đầu về nạn lũ lụt ở quận Giang Ninh, Vĩnh Thịnh Đại Đế vào lúc này cũng bị kinh động.

Đại đế như có cảm ứng, đem ánh mắt nhìn sang.
Bạn cần đăng nhập để bình luận