Đại Hạ Văn Thánh

1383 Đến Tắc Hạ học cung! Đứng trên đỉnh cao nhất, tầm mắt nhìn trọn những ngọn núi thấp! Tranh tài Kỳ!

Có thể nói.

Sự xuất hiện của Tô Văn Cảnh khiến nhiệt độ Tắc Hạ học cung tăng cao chưa từng có.

Tất cả mọi người đều biết, Tắc Hạ học cung đã trì hoãn nửa năm vì Cố Cẩm Niên, đây chính là chuyện không thể tưởng tượng nổi.

Tắc Hạ học cung chưa từng có hành động như vậy.

Vì thế, mọi người đều đưa mắt nhìn Cố Cẩm Niên thật kỹ và sinh ra hai cách nhìn.

Cách nhìn thứ nhất là Cố Cẩm Niên sẽ đề xướng tân học thuộc về hắn tại Tắc Hạ học cung.

Dù sao, tất cả mọi hành động trước đó của Cố Cẩm Niên đều rung động thế gian này, thi từ như thần, tài văn chương tuyệt thế, cũng không thể không kể đến những chuyện hắn đã làm vì vương triều Đại Hạ.

Cổ kinh Phật Tổ trấn Tây Mạc.

Chân kinh Đạo Tổ định Tiên tông.

Cổ kinh mà vô số cao tăng Phật môn đều không thể viết ra, Cố Cẩm Niên lại viết ra được.

Chân kinh mà Tiên môn vạn năm qua cũng không thể viết ra, lại cũng được Cố Cẩm Niên viết ra.

Nhưng phải biết rằng, Cố Cẩm Niên am hiểu nhất vẫn là Nho đạo, hắn không phải tu Tiên giả, cũng không phải Phật tu giả.

Nhưng ngay cả cổ kinh của Phật môn và Tiên môn đều có thể viết ra, vì thế đã tạo nên một loại ảo tưởng sai lầm, rằng Cố Cẩm Niên có thể lấy ra kinh văn Thánh Nhân Nho đạo, khai sáng học vấn mới.

Cách nhìn này trên cơ bản là của dân chúng trong dân gian và rất nhiều người đọc sách.

Nhưng cách nhìn thứ hai lại là.

Nho đạo vô cùng khó, bởi vì liên quan đến tư tưởng, nên muốn lấy ra một bộ kinh văn thế này, gần như là chuyện không thể nào.

Tuy Cố Cẩm Niên đã lấy ra Dịch Kinh, nhưng một nhóm văn nhân Nho đạo vẫn không công nhận Cố Cẩm Niên.

Đương nhiên, sự không công nhận này không phải chê bai Cố Cẩm Niên, cũng không phải xem thường Cố Cẩm Niên, người đọc sách đương thời có mấy ai dám xem thường Cố Cẩm Niên chứ?

Tài hoa xuất chúng, thi từ chấn động thiên địa, văn chương khiếp sợ quỷ thần, lại còn lấy ra được Dịch Kinh- kinh văn Thánh Nhân Thiên Mệnh, ai dám khinh thường Cố Cẩm Niên?

Chẳng qua Dịch Kinh là một cuốn kỳ thư, chứ không phải cuốn sách về giáo dục tư tưởng.

Học thuật của Thánh Nhân là vạch ra một con đường để người đọc sách đời sau học tập theo, tạo dựng nên thái bình vạn thế, là chuyển biến về mặt tư tưởng tinh thần.

Đạo của Khổng Thánh, lấy lễ làm chủ, nếu không có lễ đạo thì nhân tính sẽ sụp đổ, mạnh được yếu thua, giống như động vật chỉ biết giết chóc, cũng giống như man di thô lỗ.

Kính già yêu trẻ, bốn chữ này tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại ẩn chứa đạo lý vô tận, nếu không có cái lễ này, thử nghĩ xem thiên hạ sẽ như thế nào?

Mà nay, Cố Cẩm Niên muốn khai sáng tân học, nguyên nhân bọn họ không tin, không chỉ vì vấn đề tư tưởng, mà còn vì một điểm, tân học của Thánh Nhân phải phù hợp với lẽ tự nhiên của thiên địa, đồng thời còn phải hướng thiện mà đi, hơn nữa không được lặp lại cái cũ.

Lễ đạo của Khổng Thánh.

Quân lễ của Á Thánh.

Quốc lễ của Phục Thánh.

Nho học của Tông Thánh.*

* Trong thực tế, Nho giáo Trung quốc có 4 vị được người đời tôn là “Thánh nhân” gồm: Khổng thánh Khổng Tử; Á Thánh Mạnh Tử (Á=thứ hai, kém một bậc, Thánh đứng hàng thứ nhì dưới Khổng Tử. Mạnh Tử có ảnh hưởng rất lớn trong công cuộc truyền bá Nho học tại Trung Quốc ngày xưa); Phục Thánh Nhan Tử (Nhan Tử hay Nhan Hồi là người đệ tử được Khổng Tử đặt nhiều kỳ vọng nhất nhưng mệnh yểu mất lúc còn rất trẻ, mới 31 tuổi); Tông Thánh Tăng Tử (Tăng Tử-Tăng Sâm có làm ra sách Tăng Tử gồm 18 thiên và sách Đại Học gồm 10 thiên. Cùng với các môn đệ, Ông thâu góp lời của Đức Khổng phu Tử dạy thành sách Luận Ngữ. Đời sau tôn Tăng Tử (Tăng Sâm) là Tông Thánh Tăng Tử).

Dưới những Thánh ý này, ngươi rất khó khai sáng ra một học vấn mới.

Cho dù khai sáng ra được, cũng phải phù hợp với mọi người, tóm lại không thể khai sáng ra một học thuật mà chỉ khiến người đọc sách hiểu, còn bách tính thì không thể hiểu được.

Đây chính là điều đáng sợ và khó khăn khi khai sáng tân học.

Không công nhận cũng không phải vì ác ý, mà bởi vì sự phi thường của Nho đạo.

Nhưng vấn đề là, với sự xuất hiện của Tô Văn Cảnh, loại tư duy này đã hoàn toàn thay đổi.

Vốn là chuyện có khả năng hoặc không có khả năng.

Hiện tại Tô Văn Cảnh đến, với ba câu nói đã khiến toàn bộ Tắc Hạ học cung sôi trào, nói Cố Cẩm Niên sẽ mang đến tân học vô thượng, điều này sao có thể không kinh thiên hạ động địa đây?

Bản thân Cố Cẩm Niên đã vô cùng ưu tú, lại có một vị Bán Thánh nói ra lời như vậy, tất nhiên sẽ khiến ý kiến thảo luận đều nghiêng về một bên.

Những lời này khiến người đời trước càng thêm kỳ vọng vào Cố Cẩm Niên, thế nhưng lại khiến người đọc sách thế hệ trẻ tuổi, tràn đầy bất mãn.
Bạn cần đăng nhập để bình luận